“Những cái giật mình” sau thư phản đối áp lực điểm 10 của cậu bé lớp 4

Theo dõi VGT trên

Sau “lá thư” phản đối áp lực điểm 10 của cậu bé lớp 4, không chỉ bố mẹ em, nhiều người lớn cũng giật mình nhìn lại cách dạy con của mình.

Trong “thư”, cậu bé nhắc đến áp lực từ bố mẹ khi lúc nào cũng đòi hỏi con phải được 9, 10 điểm và không hài lòng, thậm chí đánh đòn khi chỉ được 7, 8 điểm.

Cậu bé cũng nói đến việc bị cấm xem tivi, điện thoại nhưng chính bố mẹ lại không làm được. “Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con”, thư viết.

Kết “thư”, cậu bé cảm ơn bố mẹ đã sinh mình ra đời nhưng bày tỏ mong muốn có được sự thông cảm và thấu hiểu hơn.

Những cái giật mình sau thư phản đối áp lực điểm 10 của cậu bé lớp 4 - Hình 1

Xem xong bức thư, không ít phụ huynh cũng gây áp lực cho con bằng việc theo đuổi kỳ vọng của chính bản thân mình.

Trên một diễn đàn của phụ huynh, chị Nguyễn Vân Anh chia sẻ: “Ngày xưa, cứ mong điểm 8 vì nghĩ đó là điểm giỏi. Giờ điểm 8 là điểm bị ghẻ lạnh. Phụ huynh, học sinh ai cũng chỉ mong 9, 10. Thiết nghĩ phải chăng thế hệ mai sau chúng ta sẽ có toàn thần đồng?”

Chị Trần Trà (Nghệ An), có con đang học tiểu học chia sẻ: “Những dòng chia sẻ của cậu bé thực sự khiến mình phải nhìn lại trong cả tư duy lẫn cách học và chơi cùng con. Con mình không nói ra nhưng chắc cũng chịu những sức ép tương tự. Nghĩ lại, cảm thấy thương con nhiều hơn”.

Còn chị Cẩm Nhung thì xác định được ngay tâm thế chủ động khi con có kết quả dưới 10.

“Con nhà mình lớp 1 tổng kết Toán 7 và Tiếng Việt 8, thuộc top 5 xếp từ dưới lên về kết quả. Con đã biết đọc, biết viết và làm Toán. Tôi thấy chả sao cả, học được thì học, không học được thì làm lao động, quan trọng con trở thành người tốt. Không tạo ra những áp lực nên cả nhà vui vẻ, con được đá bóng, đạp xe chạy nhảy suốt ngày”.

Chị Vũ Thị Thanh Hiền thì “bắt mạch” nguyên nhân là những tiêu chí tuyển sinh “toàn 10″ của các trường học khiến phụ huynh không thể không xao động.

Chị nhớ cách đây hơn chục năm, trường chuyên ngữ mà chị đăng ký dự thi yêu cầu hồ sơ học bạ có điểm 8 phẩy trở lên là đủ. Bây giờ cứ điểm hầu như toàn 10 mới đạt điều kiện sơ tuyển, vô hình trung đẩy các gia đình và các con vào một cuộc chạy đua để đạt được điểm tuyệt đối.

“Có lẽ phải chạy học bạ thì may ra mới được điểm tuyệt đối chứ thực tế rất khó đạt được trong tất cả các năm. Phải chăng đó cũng là mầm mống manh nha cho những vụ việc gian lận ở các cấp cao hơn trong tương lai như kỳ thi THPT quốc gia vừa qua”.

Video đang HOT

Anh Nguyễn Hiệp, một phụ huynh ở quận Hà Đông, Hà Nội nói: “Một điều khá oái ăm là giờ đây các con càng giỏi thì càng phải chịu áp lực nhiều hơn. Tại sao lại như vây? Câu trả lời chắc chỉ các bố mẹ của các con mới có thể trả lời và giải quyết. Có lẽ các bố mẹ và chính bản thân tôi cần xem lại điều gì sẽ là tốt nhất cho con mình”.

Hãy hiểu và tin trẻ em

Rất khó khăn mới có thể thuyết phục phụ huynh của cậu học sinh đồng ý chia sẻ bức thư.

“Rõ ràng là câu chuyện dạy con của chúng tôi có vấn đề, ngay cả bức thư của con với những lỗi chính tả, diễn đạt cũng dễ bị soi…Nhưng đồng ý chia sẻ bài tập đặc biệt này, chúng tôi không mong gì hơn là có nhiều phụ huynh hãy tự lắng và nhìn lại chính mình”, người bố của câu học sinh cho hay.

Tuy nhiên, khi bức thư được đăng tải, có nhiều người hồ nghi “văn phong không hợp với tuổi học sinh lớp 4″, hoặc chỉ là “ý văn của một phụ huynh”.

Nhưng anh Minh Quân, một phụ huynh ở Hà Nội đã phản bác: “Con tôi nói về áp lực học tập còn văn vở hơn bạn này. Nhiều bạn bảo bài văn này không phải của học sinh lớp 4 tức là chưa thực hiểu trẻ em đâu. Chính vì vậy nên chỉ đòi hỏi ở con mình phải giỏi, trong khi đó không ngó lại xem mình và mọi người trong gia đình đã giỏi chưa?”

Còn anh Trần Duy Hải bày tỏ “Tôi đọc xong mà thấy như chết lặng người. Nhưng tôi còn thấy thảm cảnh hơn nữa sau khi xem các bình luận. Tại sao có những người có thể nghĩ rằng đây là ý văn của người lớn chứ không phải của chính em học sinh? Điều đó cũng cho thấy luôn họ cũng đang trong tình trạng của phụ huynh em học sinh kia, chỉ có khác là cách dạy con không giống vậy, chứ cũng chưa hiểu gì về trẻ cả”.

“Con muốn nói gì với bố không?”

Anh Đào Huy Hùng, phụ huynh hiện có con gái đang học lớp 6, Trường Tiểu học Thành Công B (Hà Nội) kể lại câu chuyện khi cô con gái lớn còn học cấp I.

“Lần đó con cầm bài kiểm tra về nhà để xin chữ ký phụ huynh. Điểm số của con chỉ xếp thứ 8 từ cuối lên. Đó là lần đầu tiên con bị “tụt hạng” như thế. Vẻ mặt con tỏ rõ sự lo lắng vì sợ bị bố la.

Nhưng tôi đã ôm con vào lòng và hỏi: “Con có điều gì muốn nói với bố không?”

Con bé nói rằng, những bài đó các bạn đều được học trước ở nhà cô giáo, còn con thì không. Đó đều là những bài khó.

Tôi nói với con: “Thế là cũng rất giỏi vì con chưa được học trước. Chắc chắn lần sau con sẽ tiến bộ hơn”.

Và rồi những lần sau con đều đặt mục tiêu cao hơn hơn lần trước. Cứ như vậy, con đã tiến bộ hơn rất nhiều”.

Anh Hùng cho rằng, những thành tích hay điểm số không phải yếu tố quyết định đến một đời thành công.

“Điều tôi vui nhất hiện tại là sức khỏe của con rất tốt. Con có tuổi thơ vui vẻ, mọi thứ diễn ra nhẹ nhàng. Con hiểu biết và ham tìm tòi những kiến thức khoa học. Con biết tìm cách liên lạc với bố mẹ trong những tình huống khẩn cấp. Những điều này, với tôi quý giá hơn rất nhiều so với điểm số 9, 10″.

Thanh Hùng – Thuý Nga

Theo vietnamnet

Tiêu chuẩn giáo dục trong lòng mẹ

Người ta mới phanh phui, mẹ cha của một đứa trẻ có thể bỏ cả tỷ đồng để nâng điểm thi cho con. Người ta vẫn chưa chịu bảo nhau: Giáo dục con phải bắt đầu từ cha mẹ.

Hàng loạt bê bối nâng điểm thi, chạy trường chuyên lớp chọn, chạy điểm đại học cho con bị phanh phui gần đây đã dấy lên hồi chuông báo động về tình trạng coi trọng thành tích, điểm số trong giáo dục. Áp lực điểm cao hóa ra không chỉ mình học sinh chịu đựng, mà đó cũng là những gánh nặng vô hình đè nặng lên vai cha mẹ.

Trước vấn đề này, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Nhà sáng lập toán tư duy POMath thông qua việc kể câu chuyện của chính mình, của những người bạn thân thiết xung quanh và từ kinh nghiệm tiếp xúc với nhiều phụ huynh mong muốn phụ huynh quay trở lại điều cốt lõi ban đầu của giáo dục.

Tiêu chuẩn giáo dục trong lòng mẹ mới là điều quan trọng hơn cả, và tiêu chuẩn này sẽ giúp chúng ta đồng hành cùng con, đứng ngoài cuộc chạy đua thành tích, điểm số và cũng giúp chúng ta nhận ra được những tài năng, ưu điểm khác của con mà thang điểm thông thường không bao giờ đánh giá được.

Tiêu chuẩn giáo dục trong lòng mẹ - Hình 1

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Nhà sáng lập toán tư duy POMath.

Tiêu chuẩn giáo dục trong lòng mẹ

Tôi có câu chuyện của mình. Rằng dù người ta khen tôi thế nào, tôi được bao nhiêu giải thưởng thì mẹ tôi vẫn có điểm riêng cho tôi. Với môn Toán, mẹ cho tôi 8 điểm. Mẹ bảo tôi thường thừa ý, dài dòng. Với việc nhà, mẹ cho tôi 7 điểm. Mẹ bảo tôi chỉ là biết làm thôi, chứ làm chưa thạo, chưa đẹp. Trong cư xử, nói năng mẹ cho tôi 5 điểm. Mẹ bảo tôi nói khó nghe lắm, Không biết để ý đến người khác. Có nhiều thứ mẹ cho tôi dưới điểm trung bình. Mẹ còn bảo tôi hư (khi có nhà báo về phỏng vấn). Mẹ bảo, người khác sai, con có thể tranh luận, chứ không phải cãi xơi xơi như thế, hỗn lắm, sai lắm.

Tôi có câu chuyện của chị bạn. Chị ấy kể rằng, con gái chị đã từng được 1, 2 điểm môn Tiếng Việt. Chị khi ấy đã là giáo viên dạy văn có tiếng (tôi kiểm chứng được, vì có hôm hai chị em ngồi cafe, có anh bạn tôi đến chào chị, trân trọng, nhắc rằng nhờ chị mà anh ấy đã đỗ đạt, đã yêu việc học văn chương thế nào, và tất nhiên, vì chúng tôi là đồng nghiệp, chúng tôi biết cái tài của nhau đến đâu) thế nhưng chị ấy đã không xấu hổ, cũng không xin điểm cho con (chắc rằng chị ấy xin thì cô giáo chắc chắn cho và cũng không gây khó khăn gì). Chị ấy đã kiên trì trong niềm tin vào năng lực và biết khó khăn của con để hai mẹ con cùng nhau khắc phục. Cô bé con gái chị giờ đã lớn khôn. Cháu đã từng được giải nhất quốc gia môn Văn. Ngay cả khi ấy, chị vẫn bảo, đó là của con, đâu phải của mình mà khoe.

Lúc tôi kể với các bạn về câu chuyện của Totochan, về người mẹ đã tin tưởng con mình để tìm kiếm cho con ngôi trường mới, để con được gặp những người đánh giá đúng về con, tôi như tìm thấy rất nhiều người mẹ quanh tôi, họ đã là người thầy đầu tiên của những đứa trẻ tội nghiệp. Nếu ai cũng chỉ nhìn thấy những điểm yếu, bất thường của chúng bằng cái thang đo rất lạnh lùng thì sẽ ra sao. Thế nên những người mẹ ấy mới là nhà nghiên cứu thực tiễn tốt nhất, đã làm được việc "thắp lên hy vọng" cho cuộc đời rất dài của con người chứ không phải là học hôm nay biết điểm ngày mai.

Tiêu chuẩn giáo dục trong lòng mẹ - Hình 2

Có những người mẹ đã làm được việc "thắp lên hy vọng" cho cuộc đời rất dài của con người chứ không phải là học hôm nay biết điểm ngày mai. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Tôi vẫn hay nhắc đến chuyện của mẹ Mạnh Tử. Bà chuyển nhà cho con bao nhiêu lần. Bà nghĩ nếu ở cạnh ông đồ tể thêm nữa, Mạnh Tử đã là anh bán thịt lợn cũng nên. Bà biết rằng con mình không thể chỉ có học ở nhà, học ở Thầy mà còn là ở môi trường xung quanh nữa. Câu chuyện ấy nhắc tôi lúc nào cũng nghĩ đến những ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến bọn trẻ. Vì thế sau này tôi tiếp cận Lí thuyết dạy học, tôi đặc biệt bị ảnh hưởng bởi Piaget là vì thế. Và tôi cũng cố gắng là bà mẹ biết tìm hoặc tạo ra môi trường tốt cho con mình.

Tôi biết những bằng chứng khoa học, rằng có những dân tộc, người mẹ đã làm nên thương hiệu giáo dục cho quốc gia. Chúng ta hẳn không xa lạ với "Dạy con kiểu mẹ Nhật", "Dạy con theo mẹ Do Thái",.... Dân tộc ấy có nhiều bà mẹ đã theo đuổi hoặc cùng nhau tạo ra một công thức rồi triết lí giáo dục con trẻ. Chúng vẫn đến trường. Chúng cũng có những kì thi. Nhưng vì sao chúng ta lại học những kiểu dạy con của những người mẹ đó.

Tôi cũng biết câu chuyện của nhiều người bạn mình. Họ thắc mắc với tôi rằng: "con mình không giỏi lắm sao toàn 10 nhỉ. Lớp nó 48 đứa thì 47 đứa học Xuất sắc và Giỏi, đứa còn lại cũng Hoàn thành tốt". Tôi bảo bạn nếu thấy con kém mà vẫn được điểm cao, không hài lòng thì đến trao đổi với cô đi. Bắt chước ông tổng thống nào đó, hãy viết tâm thư rằng con tôi cần học gì ở cô đi. Nhưng người bạn tôi đã không làm thế. Bạn bảo, "dại gì mà đi ngược với thiên hạ".

Tôi cũng nhớ câu chuyện của 1 gia đình suýt tan vỡ. Tôi tư vấn hôn nhân cho họ. Người chồng không chịu nổi thói "thành tích" của vợ. Anh ấy nói, anh trở thành thằng lái xe vô điều kiện và đứa con trở thành cái nhà kho đựng chữ. Rồi thói khoe khoang. Rồi ảo tưởng vì lúc nào cũng lo nếu con trượt thì cả nhà mất hết tương lai. Anh ấy yêu cầu vợ đi chữa trị tâm lí. Và lo rằng con sẽ bị tâm thần.

Tôi thì đối mặt hàng ngày với phụ huynh của mình. Họ tìm đến Toán PoMath là để mong học được cách học tốt, giúp con phát triển tư duy. Nhưng khảo sát độc lập của bộ phận Nghiên cứu của tôi thì tiêu chuẩn đầu tiên của con cần có được đó là điểm cao. Tất nhiên rằng Pomath chúng tôi đáp ứng được, vì phương pháp tốt thì dĩ nhiên kết quả sẽ cao hơn. Nhưng tôi lại luôn mong họ hãy để ý đến hứng thú, tự chủ và cách học của con chứ không phải là điểm số. Con của chúng ta còn có những ưu điểm, tài năng khác mà cái điểm kia không thể đo được.

Nay tôi biết thêm rằng rất nhiều bà mẹ đã xin điểm cho con. Họ lo lắng rằng người ta dùng học bạ để xét điểm. Thế nên một cuộc thi HSG, có mẹ tạo hơn 100 "nick" cho con, mua đề cho con. Rồi xin cho con kiểm tra lại đến khi nào điểm cao thì thôi. Nếu trường nào đó cho điểm nghiêm túc thì là hà khắc, là làm cho học sinh thiệt thòi. Thiệt thòi là gì? Có phải là tất cả những đứa trẻ đều bị coi là giống nhau. Cả nghìn đứa đồng loạt tài năng với 5 năm toàn 10 điểm. Là hơn 300 đứa về nhất. Và chẳng có nét gì để nhận ra chúng trong hồ sơ học tập hay sao?

Tiêu chuẩn giáo dục có là gì trước những người mẹ. Họ còn tạo ra tiêu chuẩn giáo dục cho quốc gia như người Nhật, người Do Thái. Họ cũng có thể làm vô dụng cái tiêu chuẩn bằng cách tạo ra thang điểm cho con mình. Từ lúc nào chúng ta đổ lỗi cho cái thước đo dựng lên mà chúng ta quên rằng mình đã xê dịch nó. Từ lúc nào ta lơ ngơ đến sợ hãi làm lạc mất con mình. Con chúng ta đã ở đây, trong lòng ta và lớn lên trong mái nhà, trong tổ ấm ta xây nên. Tiêu chuẩn giáo dục là do chúng ta thiết kế nên mà.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ

Theo thoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?
11:53:40 24/01/2025
Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàngÁi nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng
15:01:24 24/01/2025
Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?
13:27:15 24/01/2025
Shark Bình khoe thành quả quà Tết do đích thân vợ làm, nhưng phản ứng của Phương Oanh mới gây chú ýShark Bình khoe thành quả quà Tết do đích thân vợ làm, nhưng phản ứng của Phương Oanh mới gây chú ý
12:50:09 24/01/2025
Chấn động MXH: Đặng Luân thoát phong sát?Chấn động MXH: Đặng Luân thoát phong sát?
12:56:44 24/01/2025
Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồngNgười phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng
15:01:43 24/01/2025
Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đấtBắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất
13:51:16 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1: Bạch Dương, Bọ Cạp phát tài trông thấy

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1: Bạch Dương, Bọ Cạp phát tài trông thấy

Trắc nghiệm

16:29:22 24/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Nhặt đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi giữa trời lạnh giá về nuôi, nhiều năm sau người đàn ông nghèo rớt mồng tơi nhận về một thứ

Nhặt đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi giữa trời lạnh giá về nuôi, nhiều năm sau người đàn ông nghèo rớt mồng tơi nhận về một thứ

Netizen

16:19:51 24/01/2025
Đang lúc vội vàng, Đặng Hòa Biền mơ hồ nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Khi tiến về phía trước, tiếng khóc càng trở nên rõ ràng hơn. Cuối cùng, người đàn ông này phát hiện ra một đứa bé đang nằm co ro trong một túp lều cỏ tồi tàn.
Nồi chiên không dầu bị rỉ sét: Chỉ cần làm cách này là vết rỉ sét được làm sạch dễ dàng

Nồi chiên không dầu bị rỉ sét: Chỉ cần làm cách này là vết rỉ sét được làm sạch dễ dàng

Sáng tạo

16:09:55 24/01/2025
Hãy áp dụng ngay mẹo làm sạch dưới đây, chắc chắn sẽ làm sạch vết rỉ sét ở trong nồi chiên không dầu một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cho phép giải mật các vụ ám sát gây chấn động

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cho phép giải mật các vụ ám sát gây chấn động

Thế giới

16:03:30 24/01/2025
Cũng trong năm này, luật sư đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho những người Mỹ da đen Martin Luther King Jr bị ám sát tại một khách sạn ở thành phố Memphis, bang Tennessee.
"Anh trai say Hi" bị "ném đá" chính thức lên tiếng về sai lầm của bản thân

"Anh trai say Hi" bị "ném đá" chính thức lên tiếng về sai lầm của bản thân

Sao việt

14:58:08 24/01/2025
Bước ra khỏi Anh trai say Hi, Hùng Huỳnh trở thành một trong những ca sĩ thăng hạng tên tuổi và được đông đảo khán giả quan tâm, yêu mến.
Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Sao châu á

14:53:09 24/01/2025
Sau khi Triệu Lộ Tư đăng tải hình ảnh mới lên trang cá nhân và có kế hoạch trở lại làng giải trí vào ngày 25/1, làn sóng tranh cãi bùng nổ trên mạng xã hội Trung Quốc.
Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Sao âu mỹ

14:49:07 24/01/2025
Shiloh Jolie, con gái của nữ diễn viên Angelina Jolie và tài tử Brad Pitt, thu hút sự chú ý của giới săn tin. Cô con gái 18 tuổi của cặp sao nổi tiếng mặc theo phong cách phi giới tính.
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Lạ vui

14:19:33 24/01/2025
Tardigrades (gấu nước) là loài động vật gần như cực nhỏ có thể sống sót trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ đóng băng, áp suất nghiền nát và thậm chí cả chân không của không gian.
Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Ẩm thực

13:42:36 24/01/2025
Tai heo ngâm mắm cùng rau củ rất dễ làm, có thể bảo quản lâu, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa giúp bữa cơm ngày Tết thêm phong phú và tròn vị.
Cà Mau: Lãnh án tù vì bắt cá bằng xung điện

Cà Mau: Lãnh án tù vì bắt cá bằng xung điện

Pháp luật

13:17:45 24/01/2025
Theo cáo trạng, khoảng 20 giờ ngày 8.11.2024, Niệm rủ Lâm Bá Đ. (16 tuổi) sử dụng bộ kích điện tự chế đi bắt cá trên tuyến Kênh 20, thuộc xã Khánh Thuận.
Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Tin nổi bật

13:13:06 24/01/2025
Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.