Những cách tự nhiên để hạ lượng đường trong máu
Ăn carbohydrate cuối cùng, bổ sung thêm chất xơ hòa tan vào bữa ăn của bạn, thử nhịn ăn gián đoạn…là những cách tự nhiên để hạ l ượng đường trong máu.
Duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng và mức năng lượng tổng thể của bạn. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao mãn tính có thể dẫn đến tăng nguy cơ sức khỏe như bệnh tim, mất thị lực và bệnh thận.
Ăn carbohydrate cuối cùng, bổ sung thêm chất xơ hòa tan vào bữa ăn của bạn, thử nhịn ăn gián đoạn…là những cách tự nhiên để hạ lượng đường trong máu. Ảnh: JASONDOIY/GETTY IMAGES.
Ăn carbohydrate cuối cùng
Nghiên cứu cho thấy ăn carbohydrate sau khi ăn rau sẽ giúp giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Các nhà nghiên cứu khuyên nên tiêu thụ thực phẩm theo thứ tự sau: các món ăn nhiều nước và chất xơ (như rau), sau đó là thực phẩm giàu protein, sau đó là dầu/chất béo, tiếp theo là carbohydrate toàn phần, phức hợp được tiêu hóa chậm và cuối cùng là carbohydrate đơn giản hơn hoặc thực phẩm nhiều đường.
Bổ sung thêm chất xơ hòa tan vào bữa ăn của bạn
Chất xơ là một loại carbohydrate không bị phân hủy và hấp thụ từ ruột vào máu. Điều đó có nghĩa là chất xơ trong thực phẩm giàu carbohydrate sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Chất xơ hòa tan (tan trong nước), nói riêng, làm chậm quá trình tiêu hóa, có nghĩa là carbohydrate được hấp thụ vẫn đi vào máu của bạn chậm hơn nhiều. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến thấp hơn sau bữa ăn.
Thử nhịn ăn gián đoạn
Nhịn ăn gián đoạn (IF) đã trở thành một chiến lược phổ biến để giảm cân và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, bao gồm cả việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, một số nghiên cứu cho thấy tốt nhất là ăn hầu hết lượng calo vào bữa sáng và bữa trưa, ăn tối sớm hơn và ít hơn trước 6:00 chiều.
Video đang HOT
Chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế
Một phân tích về các nghiên cứu đã công bố trước đây liên tục phát hiện ra rằng tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt cải thiện lượng đường trong máu sau bữa ăn so với thực phẩm carbohydrate tinh chế ở những người khỏe mạnh.
Đi bộ sau bữa ăn
Đi bộ sau bữa ăn cho phép cơ thể bạn sử dụng carbohydrate bạn đã ăn để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ, làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đi bộ cũng cải thiện hiệu quả hoạt động của insulin để loại bỏ đường khỏi máu.
Thực hành rèn luyện sức mạnh
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ cần một lần tập luyện sức bền trước bữa ăn đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn ở 10 người đàn ông ít vận động bị béo phì và tiền tiểu đường.
Thêm nhiều đậu vào chế độ ăn uống của bạn
Một đánh giá nghiên cứu cho thấy ở người lớn mắc và không mắc bệnh tiểu đường loại 2, ăn nhiều đậu hơn giúp cải thiện cả lượng đường trong máu sau bữa ăn và khả năng điều hòa lâu dài, bao gồm cả giá trị HbA1c.
Ăn bữa sáng giàu protein
Một bữa sáng giàu protein có thể giúp giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn trong suốt cả ngày. Một nghiên cứu nhỏ trên 12 người lớn khỏe mạnh cho thấy những người ăn sáng nhiều protein có lượng đường trong máu sau bữa ăn giảm sau bữa sáng, bữa trưa và bữa tối so với những người ăn bữa sáng ít protein hơn.
Ăn nhiều quả bơ hơn
Một nghiên cứu nhỏ trên 31 người có cân nặng cơ thể cao hoặc béo phì đã so sánh ba bữa ăn có lượng calo tương đương không chứa quả bơ, nửa quả bơ hoặc cả quả bơ. Các bữa ăn có nửa quả bơ hoặc cả quả bơ làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn và cải thiện lưu lượng máu so với các bữa ăn không có quả bơ.
Giảm lượng đường bổ sung vào cơ thể
Đường bổ sung được hấp thụ nhanh vào máu, làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Theo thời gian, quá nhiều đường bổ sung không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn cả bệnh tim, chứng mất trí và bệnh Alzheimer, béo phì, huyết áp cao và một số bệnh ung thư.
Giữ đủ nước
Nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ nghịch đảo giữa lượng nước uống vào và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, nghĩa là lượng nước uống vào cao hơn sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
5 thói quen mà người bệnh tiểu đường nên tránh khi ăn tối để có sức khỏe tốt hơn
Loại thực phẩm chúng ta ăn vào bữa tối đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường.
Nếu bạn bị tiểu đường, việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn trên bàn ăn là điều cần thiết. Một số loại thực phẩm và đồ uống nhất định có thể làm tăng lượng đường trong máu và nên tránh trong chế độ ăn kiêng của người bệnh tiểu đường.
Loại thực phẩm chúng ta ăn vào bữa tối đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không biết loại nào phù hợp với tình trạng của mình và loại nào không. Dưới đây là 5 sai lầm khi ăn tối cần tránh nếu bạn bị bệnh tiểu đường.
Ăn tối không có thời gian cố định
Bạn ăn tối với thời gian không cố định hôm 7 giờ tối, hôm khác lại 9 giờ tối như vậy cơ thể phải thay đổi thói quen này và đặc biệt người bệnh tiểu đường sẽ không tốt.
Mặc dù việc duy trì thời gian cố định cho bữa tối có thể là một thách thức trong cuộc sống bận rộn ngày nay. Tuy nhiên, hãy cố gắng giảm thiểu khoảng cách này càng nhiều càng tốt mỗi ngày. Khi bạn bắt đầu ăn tối vào một thời điểm cố định, cơ thể bạn sẽ quen với nó và không gây ra nhiều đột biến trong lượng đường trong máu.
Quá tải Carbohydrate
Bí quyết là hãy chú ý đến lượng tiêu thụ và loại carbohydrate bạn đang dùng. Hãy chọn carbohydrate phức hợp thay vì carbohydrate đơn giản, vì chúng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Một số lựa chọn tuyệt vời để cân nhắc bao gồm yến mạch, gạo lứt, hạt diêm mạch, hạt kê và bột mì nguyên cám.
Ăn tối không bao gồm chất xơ/protein trong bữa ăn của bạn
Đây là sai lầm phổ biến nhất mà tất cả chúng ta đều mắc phải. Khi lập kế hoạch cho bữa tối, điều quan trọng là phải bao gồm đủ lượng chất xơ và protein cùng với carbohydrate.
Một bữa ăn cân bằng đảm bảo rằng bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tối ưu. Thực phẩm giàu chất xơ và protein giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và cũng giúp bạn no lâu hơn.
Chọn đồ ăn kèm không lành mạnh
Bạn cũng phải lưu ý đến loại đồ ăn kèm mà bạn kết hợp trong bữa tối của mình. Một số trong số chúng có hàm lượng đường cao và bạn có thể vô tình gây hại cho tình trạng bệnh tiểu đường của mình.
Sốt cà chua, nước sốt ngọt và nước chấm là những thứ bạn nên tránh xa. Bạn hãy thử dùng nước sốt tự làm để tăng hương vị cho món ăn của bạn và không lo ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
Không kiểm soát khẩu phần ăn
Nếu bạn thường xuyên ăn quá nhiều vào bữa tối không thì nên dừng lại ngay. Vì khi bạn ăn quá nhiều, có khả năng cao là lượng đường trong máu của bạn có thể tăng lên. Bạn nên đặt cho mình một nguyên tắc là hãy tránh ăn khi bạn bắt đầu cảm thấy hơi no.
Theo cách này, bạn sẽ tự nhiên ăn ít hơn và tránh ăn quá nhiều để không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Đặc biệt, đối với người bị bệnh tiểu đường sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ai không nên ăn quả bơ? Quả bơ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất béo, carbohydrate, protein, kali, chất xơ, vitamin B, vitamin E, vitamin C, vitamin K, gluxit và các chất khác. Bơ không chỉ ngon miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích như cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm, ngừa loãng xương, bảo vệ thị...