Những cách mai táng “quái đản” đến khó tin
Đúng mà mỗi nơi có một nền văn hóa riêng nhỉ?
1. Mai táng ngoài vũ trụ
Đây là một cách mai táng trong đó một ít tro của người chết được đặt trong một vật hình bầu dục có kích cỡ bằng thỏi son và được đưa vào vũ trụ bằng tên lửa. Cách mai táng ngoài vũ trụ này diễn ra lần đầu tiên vào 21/4/1997.
2. Cách mai táng kiểu đá ngầm
Tảng đá ngầm là một khối cầu tự tạo bằng thép. Tro của người chết được đặt bên trong tảng đá ngầm tự tạo này và tảng đá sẽ được hàn lại sau khi được đặt dưới biển, cuối cùng chúng trở thành một phần của thế giới đá ngầm dưới biển. Cách mai táng này thay thế cho những chiếc bình đựng tro, phong tục rải tro và trở thành một phần của môi trường sống.
3. Biến đổi tro của người chết thành một viên kim cương
Chiếc nhẫn này cần một viên kim cương chất lượng cao được tạo ra từ thành phần cacbon của người mà bạn yêu quý, đây được xem như là kỷ niệm hay biểu tượng của sự ràng buộc với người còn sống. Dù bạn đã mất đi người yêu quý nhưng chiếc nhẫn này lại là một cách để bạn nhớ về người đã khuất hàng ngày.
Video đang HOT
4. Cách mai táng sinh thái học
Đây là một hình thức mai táng thân thiện với môi trường. Điểm chính của phương thức mai táng sinh thái học là thi hài của người chết được biến đổi thành một loại bột hữu cơ không mùi và hợp vệ sinh. Kết hợp việc tưởng nhớ với việc phân tách các chất ô nhiễm như thủy ngân, điều này sẽ làm giảm tác động của chúng đến môi trường.
5. Chuyển hóa thi thể người thành một chất lỏng màu nâu
Với phương pháp này, thi thể sẽ được phân hủy thành dung dịch kiềm và chuyển thành màu nâu. Phương pháp này rõ ràng rất thân thiện với môi trường. Chất lỏng này trông giống như dầu xe máy và có mùi rất nồng, nhưng chúng vô hại và có thể đổ đi. Tại thời điểm đó, chỉ có 2 trung tâm y tế của Mỹ (trường Đại học Floria ở Gainesville và trung tâm Mayo ở Rochester, Minnesota) áp dụng phương pháp này trên cơ thể người.
6. Chuyển đổi tro người chết thành bút chì
Đây là 240 chiếc bút chì được tạo ra từ tro của người chết. Từng chiếc bút nổi bật với tem dán tên người chết. Chỉ có thể di chuyển một chiếc bút chì tại một thời điểm, sau đó nó được gọt nhọn và những mảnh gọt này được cất vào trong hộp để làm đầy chỗ trống của chiếc bút đã được sử dụng. Qua thời gian, chiếc hộp đầy những mảnh gọt và chiếc hộp trở thành bình đựng tro.
9. Bức chân dung bằng tro người chết
Sử dụng một ít tro của người bạn thương yêu kết hợp với các hợp chất đặc biệt như dầu vẽ, công ty này đã có một nghệ sĩ chuyên nghiệp tạo ra một loại tranh chân dung với mục đích dùng để tưởng nhớ và lưu giữ cùng con cháu.
Theo PLXH
Uống nước lọc sao cho đúng?
Nhiều gia đình hiện có thói quen đun nước sôi để nguội đổ vào bình lọc và để lưu trữ từ ngày này qua ngày khác. Nhưng không phải ai cũng biết rằng thói quen này đã vô tình biến sự cẩn thận của họ trở thành vô ích.
Sau 2 giờ, nước đun sôi đã có vi khuẩn
Theo các bác sĩ ở Viện dinh dưỡng Quốc gia, nước đun sôi 100oC đã diệt được vi khuẩn nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.
Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng: Phần lớn những vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60oC trong 10 phút hoặc 100oC trong 5 phút. Tuy nhiên, vi sinh vật có ở khắp mọi nơi, trong không khí, trong nước, đất, các đồ vật trong nhà, trên áo quần và thậm chí cả trên da người, vì vậy chúng có thể xâm nhập vào nước sôi để nguội. Do vậy, người dân không nên dùng nước đun sôi để nguội để tráng bát, đĩa hoặc dụng cụ vì chúng không có tác dụng diệt khuẩn.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó ôxy trong nước đã bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của nước uống bị mất đi.
Ngoài ra, nếu uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khoẻ, vì chất muối axít nitrat (là một chất dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để nguội.
Cụ thể sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004mg muối axít nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Chính vì vậy, nước đun sôi để nguội tốt nhất là dùng trong ngày và không nên sử dụng khi nước đã quá 3 ngày.
Không nên uống nhiều nước sau khi lao động nặng, tập thể thao.
Không nên uống nhiều nước sau khi lao động nặng
Nhiều người sau khi lao động nặng, gắng sức sẽ có cảm giác khát và uống rất nhiều nước. Tuy nhiên, theo các bác sĩ việc uống nhiều nước sau khi lao động mệt nhọc rất có hại cho tim mạch. Vì sau khi lao động mệt nhọc, những mao mạch máu trong đường ruột dạ dày ở trạng thái co lại, cơ bắp tập trung trong khi lao động cũng rất căng thẳng. Nếu ngay lúc đó mà đưa một lượng nước lớn vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hoá ngay được. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dày và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến việc tiêu hoá.
Hơn nữa buồng tim đã rất vất vả trong khi ta lao động, nếu tăng đột ngột một lượng nước lớn trong cơ thể sẽ khiến tim phải tiếp tục làm việc nhiều hơn để điều hoà lượng nước này. Chính vì vậy, sau khi lao động nặng, chỉ nên uống nước từ từ để bù đắp lượng nước đã bị mất do bài tiết qua tuyến mồ hôi.
Trước và sau khi ăn cũng không nên uống nhiều nước vì trong khi ăn, dạ dày và ruột sẽ tiết dịch theo phản xạ có điều kiện. Uống nhiều nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các dung môi trong dịch, ảnh hưởng tới sự hấp thụ tiêu hóa thức ăn.
Cũng không nên để quá khát rồi mới uống nước vì lúc đầu lượng nước bị thiếu chưa nhiều, nếu chỉ cần bổ sung một lượng nước nhỏ có thể giải toả được cơn khát. Nhưng nếu cứ tiếp tục nhịn uống, nhất là những lúc cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, nước trong cơ thể sẽ cạn khiến các tế bào lâm vào tình trạng thiếu nước. Khi đó, dù uống bao nhiêu nước cũng vẫn thấy khát vì nước chưa kịp tới các tế bào. Và theo thói quen chưa thấy hết khát, lại càng uống nhiều nước. Trường hợp này cũng có hại cho sức khoẻ tương tự như uống nhiều nước sau khi lao động nặng nhọc.
Bác sĩ Nguyễn Lâm
Theo SK&ĐS
Bỉ chế tạo thành công vi xử lý hữu cơ đầu tiên trên thế giới Tại hội nghị International Solid-State Circuits tổ chức hồi thuần này, các nhà nghiên cứu châu Âu đã chính thức giới thiệu vi xử lý đầu tiên trên thế giới được chế tạo từ các bán dẫn hữu cơ. Mặc dù năng lực xử lý của nó chỉ tương đương với các model xuất hiện vào thập niên 70 thế nhưng với ưu...