Những cách kiếm tiền phổ biến của sinh viên
Dù đã có bố mẹ lo lắng, nhưng đa phần, nếu không muốn nói là tất cả sinh viên đều có lúc rơi vào trạng thái “viêm màng túi”. Và để khắc phục, sinh viên đã nghĩ ra nhiều cách để cải thiện “độ lép” của ví bằng những cách rất… sinh viên.
Có thể nói, thời sinh viên là quãng thời gian đặc biệt của mỗi người. Đây là quãng thời gian mà nhiều bạn bắt đầu đời sống tự lâp xa gia đình với những mối lo toan thực sự đầu đời. Một trong những mối lo đó là tiền bạc. Dù đã có bố mẹ lo lắng, nhưng phần, nếu không muốn nói là tất cả sinh viên đều có lúc rơi vào trạng thái “viêm màng túi”. Và để khắc phục, sinh viên đã nghĩ ra nhiều cách để cải thiện “độ lép” của ví bằng những cách rất… sinh viên.
1. “Bán” chữ
“Bán chữ” hay nói cách khác là viết lách. Nhiều bạn có thể có được những khoản tiền khá lớn và cải thiện đáng kể cho mình nhờ đam mê và năng khiếu viết lách. Những công việc viết lách như: cộng tác viết bài cho các báo, các trang thông tin; viết bài PR, quảng cáo cho các công ty, viết truyện ngắn,…
Nếu là một người thích viết lách, thường xuyên cập nhật thông tin thời sự và hơn nữa là có khả năng ngoại ngữ, bạn hoàn toàn có khả năng làm cộng tác viên cho một công ty, tòa soạn báo nào đó.
2. “Bán” kiến thức
Công việc “bán kiến thức” quen thuộc và rất phổ biến là: Gia sư. Gia sư chính là công việc thịnh hành trong giới sinh viên. Việc đi dạy có thể vừa kiếm được một khoản tiền trang trải cho học tập vừa tích lũy được những kinh nghiệm, cách ứng xử và những bài học về kỹ năng mềm rất tốt.
Đặc biệt, với những bạn học sư phạm hay các chuyên ngành liên quan đến giảng dạy, thì công việc gia sư chính là một cơ hội để các bạn thực hành và rèn nghề.
Thực tế, công việc nào cũng cần có kiến thức, chỉ là dùng nhiều hay ít, dùng loại kiến thức nào? Chính vì thế có nhiều công việc khác ngoài gia sư như: gõ văn bản thuê, biên dịch,…
3. Bán sách cũ
Video đang HOT
Những quyển sách dùng rồi của bạn có thể là thứ mà những sinh viên đàn em đang săn lùng (đặc biệt là khi sách cũ thường được bán với giá rẻ hơn). Thế nên, bạn hoàn toàn có thể kiếm được tiền tư việc bán sách cũ thông qua việc dán thông tin trên khu học xá chẳng hạn.
4. Phụ bàn
Làm phục vụ tại các quán bar, quán café, quán ăn,… Đặc điểm của công việc này là được tiếp xúc với rất nhiều hạng người, các đối tượng khác nhau từ trình độ, đến vùng miền… Vì thế, sẽ giúp bạn học được kĩ năng giao tiếp và kỹ năng mềm rất tốt ngoài việc kiếm tiền phục vụ bản thân, gia đình.
Đó chỉ là một số trong “hàng tá” những công việc quen thuộc của một thời sinh viên. Ngoài ra, còn có thể kể đến những công việc như: Chụp ảnh mẫu, làm mẫu cửa hàng thời trang, sửa xe đạp, sửa máy tính, làm bánh, bưng bê chén dĩa, rửa chén bát nhanh,… Còn bạn, bạn đã thử làm những công việc làm thêm nào trong thời sinh viên?
5. Khảo sát trực tuyến
Có lẽ đây là công việc nhàn hạ nhất thời sinh viên khi bạn chỉ cần phải ngồi điền vào các khảo sát trên mạng trong thời gian rảnh rỗi. Những công ty nghiên cứu thị trường thường rất hay tuyển dụng thành viên để trả lời câu hỏi cũng như thử nghiệm các sản phẩm của họ. Tất cả những kinh nghiệm mua sắm, sử dụng dịch vụ hay đơn giản là sự quen biết của bạn với những người xung quanh đều có thể mang lại cơ hội kiếm tiền trên mạng.
Chỉ với một ít thời gian, bạn có thể kiếm được đến 3 bảng Anh cho một vài bảng khảo sát. Một số trang phổ biến là Toluna, Springboard, MySurvey, Global test Market… hay trang Swagbucks cho phép bạn vừa trả lời khảo sát vừa giải trí bằng việc lướt web, xem video hay chơi game. Trong đó, có nhiều trang có hẳn website phiên bản địa phương (Anh, Pháp, Tây Ban Nha…).
6. Xuất bản sách điện tử, sách in
Một phương án làm thêm tuyệt vời cho những ai đam mê công việc viết lách. Trong thời đại công nghệ, thông tin hóa toàn cầu bất kì ai cũng có thể xuất bản một quển sách và kiếm tiền từ công việc này. Với sự phát triển rộng rãi dưới nhiều thiết bị khác nhau (máy tính xách tay, Ipad, smartphone và Kindle), việc xuất bản sách và lăng xê ra thị trường toàn cầu đã không còn bị giới hạn nữa.
Việc xuất bản sách in thì khó khăn hơn. Nhưng nếu có tài năng, đủ đam mê và vốn sống, bạn sẽ có thể viết được những cuốn sách hay và thuyết phục được những nhà tài trợ xuất bản sách cho mình. Và khi sách được bán ra, bạn sẽ kiếm được 70% cho từng đầu sách được mua.
7. Quảng cáo trên trang mạng xã hội
Nếu là một người có ảnh hưởng nhất định trên mạng Xã hội hay thậm chí là sở hữu một blog, website, bạn có thể kiếm tiền bằng cách kết hợp với các công ty để quảng cáo giúp họ. Những khoản tiền “hoa hồng” sẽ là cực lớn nếu các hoạt động quảng cáo trên trang của bạn hiệu quả.
TheoHiên Nguyên / Trí Thức Trẻ
Sinh viên dễ sập bẫy môi giới giúp việc theo giờ
Nhiều người sử dụng mạng xã hội để thu phí môi giới giúp sinh viên muốn đi giúp việc theo giờ. Tuy nhiên, do mất cảnh giác, nhiều bạn trẻ đã sập bẫy.
Văn phòng kiêm... phòng trọ
N. T. Y. (năm thứ tư, khoa Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội) muốn kiếm một công việc làm thêm là đi giúp việc theo giờ.
Sau khi theo dõi trên mạng xã hội, Y. gọi điện cho chị L. - admin một trang để thỏa thuận về việc nhận giúp việc cho một gia đình ở Cầu Giấy. Chị L. yêu cầu Y. đến đường Phạm Ngọc Thạch để nộp hồ sơ (gồm bản photo CMND và thẻ sinh viên) và đóng 200.000 đồng phí môi giới, trước khi nhận việc.
Hình ảnh mang tính minh họa.
Y. kể: "Địa điểm chị ấy hẹn mình nằm trên tầng 5 của một ngôi nhà. Đó không phải là văn phòng mà chắc là nơi chị ấy thuê trọ để ở vì mình thấy cả giường, tủ, quần áo... Sau khi nộp tiền, chị ấy dặn dò một vài trách nhiệm của mình như là phải thật thà, chăm chỉ...
Tuy nhiên, chị ấy không nói gì đến trách nhiệm của bên thuê, nếu xảy ra sự cố thì hai bên sẽ giải quyết ra sao... Rồi chị ấy bảo mình cứ về chờ, khi liên lạc được với chủ nhà, chị ấy sẽ chủ động điện thoại để mình tới nhận việc".
Một tuần, rồi hai tuần, Y. ngóng chờ nhưng không hề nhận được bất kỳ cú điện thoại nào từ phía chị L.. Sốt ruột, Y. một vài lần điện thoại thúc giục nhưng chỉ nhận được câu trả lời: "Chị vẫn chưa liên hệ được với chủ nhà. Em cứ bình tĩnh chờ đợi. Khi có việc, chị sẽ gọi em ngay".
Trang mạng này vẫn liên tục đăng tải công việc mới, thấy một công việc khá ưng ý, Y. lại gọi cho chị L. và bày tỏ mong muốn được làm ngay, với công việc này, thay vì tiếp tục chờ đợi. Chị L. đồng ý và hứa sẽ giới thiệu việc đó cho Y.
Lần này, đã có chút nghi ngờ, Y. nhờ một người bạn gọi điện cho chị L., xin nhận công việc mà chị này vừa hứa giao cho Y.. Thật đúng như dự cảm của Y., chị L. thông báo công việc này vẫn còn trống và vẫn áp dụng chiêu cũ: Hẹn bạn của Y. tới nhà để nộp hồ sơ và... tiền. "Đến lúc ấy thì mình có thể khẳng định chắc chắn rằng, chị ta là kẻ lừa đảo", Y. nói.
Không muốn mất số tiền đã đóng, Y. nhiều lần tìm cách gặp chị L. Y. nhớ lại: "Lần thứ nhất, mình đến vào Chủ Nhật nhưng chị ấy nói không có ở nhà. Lần thứ hai, mình đến vào thứ Bảy (thông thường thường chị ấy vẫn làm việc vào thứ Bảy) nhưng chị ấy vẫn bảo không có nhà.
Lúc đó, mình thấy cửa không khóa ngoài, chỉ chốt phía trong, bên ngoài vẫn còn giày dép nên mình đoán là chị ấy thực ra có nhà, chỉ không muốn gặp mình". Biết khó có thể đòi lại số tiền đã đóng, Y. ngậm ngùi quay về, viết bình luận vào một số bài đăng của trang này, khuyên các sinh viên nâng cao cảnh giác. Thế nhưng, các bình luận này của Y. đều bị xóa ngay lập tức.
Tính toán kỹ nhưng vẫn sập bẫy
N. T. H. P. (năm thứ nhất, khoa kinh tế, ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) cũng chịu chung tình cảnh mất trắng khoản phí môi giới. P. cho biết, bạn là người kỹ tính, cẩn thận nên sau khi tìm hiểu khá nhiều trang mạng môi giới giúp việc theo giờ, P. mới gọi điện cho một trang có đăng khá nhiều phản hồi tích cực của sinh viên.
P. được chủ trang này hẹn ra chỗ đài phun nước trước cổng Royal City (đường Nguyễn Trãi, Hà Nội) để nộp hồ sơ và đóng phí. Hôm đó, ngoài P. thì còn có thêm vài bạn sinh viên khác. "Lúc đầu, thấy địa điểm giao dịch là nơi công cộng, mình đã hơi nghi ngờ. Thế nhưng, nghĩ đến những phản hồi tốt của các bạn sinh viên trên mạng, mình lại thấy yên tâm. Lẽ ra, gặp được chủ nhà thì mới nộp tiền, đằng này, mình nôn nóng quá nên đã nhanh chóng nộp hồ sơ và 200.000 đồng", P. kể.
Kể từ đó, đã được hơn một tháng nhưng P. vẫn chưa được admin kia giới thiệu việc, thậm chí, ngay cả một cuộc điện thoại để giải thích với P. về lý do công việc chậm trễ cũng không có.
P. bức xúc: "Mình chọn giúp việc theo giờ để làm thêm vì nghĩ rằng, đó là công việc cần sức lao động đúng nghĩa chứ không mơ hồ, phi lý kiểu "dễ làm, tốn ít thời gian, lương lại cao", do vậy, ít có khả năng bị lừa. Ai ngờ, đã cẩn thận vậy mà vẫn bị "sập bẫy" kẻ gian. Tiền mất, mình cũng mất luôn lòng tin với các "fanpage" dạng này".
Theo Hồng Giang/Báo Sinh Viên Việt Nam
Lời khuyên dành cho sinh viên vừa học vừa làm Nếu bạn muốn thành công trong công việc của bạn trong và ngoài nhà trường, hãy làm theo những lời khuyên đơn giản. Cân bằng công việc và học là một cuộc đấu tranh mà rất nhiều sinh viên đã quen thuộc. Bạn đã rất cố gắng để có được công việc với những khoản thu nhập đầu tiên nhưng lại không đủ...