Những cách khiến trẻ tự tin từ khi mới chập chững biết đi
Ngừng so sánh, chú ý lời nói của mình, không đẩy con đi quá xa và quá nhanh, bố mẹ sẽ giúp con thoải mái để tự tin hơn.
Nếu cảm thấy con nhút nhát, những cách được tạp chí Parents đưa ra dưới đây có thể giúp bạn.
1. Ngừng so sánh
So sánh con với người khác không bao giờ là ý tưởng tốt. Thay vào đó, bố mẹ hãy tập trung vào những điều khiến con nổi bật và giúp con thấy được một phần đặc biệt trong tính cách của chúng. Nếu trẻ không giỏi ở những môn thể thao nhưng lại rất thích vẽ, hãy đăng ký lớp học nghệ thuật để chúng có thể sống chung với những đứa trẻ khác có cùng sở thích.
“Điều đó sẽ làm tăng sự tự tin của con, khiến con thoải mái hơn trước người khác”, Lynne Milliner, bác sĩ nhi khoa ở Cleveland (Ohio, Mỹ) nói.
2. Chú ý lời nói của bạn
Khi trẻ đang ôm chặt bố mẹ từ phía sau và từ chối nói lời chào với ông nội, nhiều phụ huynh sẽ thay mặt con xin lỗi bằng câu nói “Xin lỗi ông, con bé là đứa trẻ nhút nhát”. Cách nói này có thể khiến con bị tổn thương và trở nên nhút nhát hơn. Thay vào đó, bạn có thể nói với con rằng “Con đang cảm thấy ngại ngùng có đúng không? Không sao cả. Con có thể nói lời chào khi đủ sẵn sàng”.
TS Tina Payne Bryson, chuyên gia về nuôi dạy con cái cho rằng bố mẹ cần lưu ý và tỏ ra tinh tế khi nói chuyện. “Con là đứa trẻ nhút nhát” là cách nói khẳng định bản chất không thể thay đổi của trẻ. Còn nói “ con đang cảm thấy” ý chỉ một trạng thái tạm thời. Nó sẽ giúp con hiểu được rằng sự nhút nhát có thể chuyển biến tích cực và bố mẹ luôn tin tưởng vào sự sẵn sàng, tự tin hơn của con.
Ảnh: PsyCom
3. Hãy là tấm gương cho con
Sara Lise Raff, nhà tư vấn giáo dục, cho rằng bố mẹ nên là ví dụ về sự thân thiện trước mặt con cái bởi trẻ thích bắt chước hành vi của người lớn. Vì vậy, nếu bạn thấy thoải mái với những người khác, trẻ cũng cảm thấy không có gì phải lo sợ và trở nên tự tin hơn.
4. Cho con thấy trước kế hoạch
Nếu bạn biết trước con sẽ tham dự một sự kiện hay trò chơi nào đó, hãy giải thích chi tiết những gì bạn và chúng sẽ làm.Ví dụ, trước khi đi dự tiệc sinh nhật, bạn nên nói cho con biết sẽ có ai ở đó, chuyện gì sẽ xảy ra, chẳng hạn mọi người sẽ hát bài Happy Birthday, rồi ăn bánh và cùng chơi trò chơi. Làm như vậy, con sẽ cảm thấy đỡ bỡ ngỡ hơn.
5. Để con gắn bó với những nhóm nhỏ
Ngay cả một đứa trẻ thường ra ngoài cũng có thể cảm thấy choáng ngợp khi xung quanh có những nhóm với quá nhiều người. Vì vậy, đối với đứa trẻ có phần nhút nhát, một căn phòng đầy trẻ con đang la hét có thể khiến chúng cảm thấy như bị tra tấn.
Ở giai đoạn trẻ mới chập chững biết đi, bạn chỉ nên cho con tham gia những trò chơi với sự tham gia của một vài người. Sau đó, khi con bắt đầu cảm thấy thoải mái, bạn có thể giới thiệu cho chúng những đứa trẻ khác hoặc đăng ký vào một lớp học nào đó, nơi có nhiều trẻ hơn.
6. Đừng đẩy con tới chỗ khó nhưng cũng đừng bảo vệ quá mức
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ bị đẩy đi quá xa, quá nhanh sẽ dễ dàng rút lui trước mọi trường hợp.
Video đang HOT
“Những đứa trẻ nhút nhát cảm thấy không chắc chắn và lo lắng trong một số tình huống xã hội. Khi phụ huynh buộc con tham gia vào hoạt động nào đó, chúng sẽ trở nên lo lắng hơn và ít có khả năng sẵn sàng thử lại vào những lần sau”, TS Tina Payne Bryson nói. Nếu con nhấn mạnh không muốn làm điều gì đó, hãy cho con biết bạn sẽ ở bên cạnh để chúng có cảm giác an toàn chứ đừng ép buộc.
Tuy không nên ép buộc, đẩy con tới chỗ khó, chuyên gia vẫn cho rằng bố mẹ phải tạo cho chúng cơ hội thành công ở những tình huống mới, tránh bao bọc quá mức. Hãy động viên con tham gia những thử thách mới, cho con biết rằng bố mẹ sẽ luôn ở bên và đồng hành cùng con để chúng cảm thấy an toàn và tự tin hơn.
7. Khen ngợi sự tự tin của con và trao cho chúng tình yêu thương
Ngay cả khi đó con có một bước tiến rất nhỏ, bạn cũng nên cho chúng biết rằng bạn rất tự hào về sự tiến bộ đó.
Ngoài ra, bố mẹ cần ưu tiên xây dựng một sự gắn bó an toàn và yêu thương đối với con bằng cách trao cho chúng thật nhiều cái ôm, hôn mỗi ngày. Biết bạn luôn ở bên quan sát và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết, con sẽ tự tin hơn.
Dương Tâm
Theo VNE
Những câu nói khiến các bé gái ngày càng tự ti và nhút nhát, cha mẹ nên tránh nói với con
Những lời bố mẹ nói với con cái, dù cố ý hay chỉ lỡ lời, đều có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là những bé gái với tâm lý phức tạp và độ tự tin thấp hơn.
Cha mẹ có tầm ảnh hưởng cực kì lớn đến con trẻ và cách chúng cảm nhận về bản thân mình nên việc đảm bảo rằng bạn luôn ủng hộ con trong bất kì hoàn cảnh nào và yêu con vì con là chính con là vô cùng quan trọng. Đối với những phụ huynh có con gái, có rất nhiều câu nói có thể làm hạ thấp sự tự tin của con, khiến con cảm thấy bất an về cơ thể và ảnh hưởng đến giá trị bản thân của con. Tất nhiên, bố mẹ nào cũng mong muốn những gì tốt đẹp nhất cho con cái nhưng không may thay, có nhiều lúc những lời nói ra lại không được đúng chỗ đúng thời điểm mà chúng ta còn không nhận ra.
Để nuôi dạy những bé gái lớn lên với sự tự tin, một hình ảnh về cơ thể tích cực, yêu quý bản thân mình và với quan điểm rằng con có thể làm và trở thành bất kì cái gì con muốn, bố mẹ hãy tránh nói với con những câu nói có khả năng gây tổn thương và gây hại sau đây:
1. Những câu nói gạt bỏ cảm xúc của con
Việc "phủi" đi những cảm xúc của con gái bạn sẽ khiến con nghĩ rằng bản thân mình đã sai khi có những cảm xúc hoặc rằng là con nên che giấu những cảm xúc của mình. Thế nhưng việc không coi trọng và gạt bỏ cảm xúc từ nhỏ có thể dẫn đến những khó khăn và vật lộn trong những mối quan hệ xã hội cũng như quan hệ yêu đương của trẻ trong tương lai. Tạp chí Tâm lý học Gia đình (Mĩ) cho biết: " Trải nghiệm bị gạt bỏ và cảm xúc không được coi trọng khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của những kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ" và " có thể góp phần gây nên sự bất ổn định trong lòng tự trọng".
Khi con gái bạn đang thất vọng, buồn, tức giận hay đang bộc lộ 1 cảm xúc nào đó, hãy tránh ngay những câu nói này, thay vào đó hãy lắng nghe con và để con được cảm nhận những gì con đang cảm thấy:
- Con nhạy cảm quá rồi đấy!
- Con khóc nhiều quá!
- Đừng than thở nữa!
- Con vẫn hoàn toàn ổn mà!
- Con chả có lý do gì để buồn cả!
- Con đang vô lý quá đấy!
- Đó có phải là một vấn đề lớn đâu!
- Bình tĩnh nào!
- Con chỉ là đang cảm thấy mệt quá thôi!
- Đừng ủ ê như thế nữa!
2. Những câu nói có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức về ngoại hình của con
Trong thời đại truyền thông khắp nơi tràn ngập những hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo, mảnh mai và luôn luôn xinh đẹp, rất khó để các bé gái hay thậm chí là các cô gái có thể có một hình ảnh về bản thân tích cực. Mặc dù việc cho con đủ kiến thức định nghĩa về một cơ thể khỏe mạnh và tầm quan trọng của tập luyện thể dục thể thao và chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng cần thiết, nhưng ranh giới giữa việc giúp con và làm tổn thương sự tự tin, cách nhìn nhận của con về ngoại hình của bản thân là rất mong manh.
Do đó, những lời nói của bố mẹ, nếu không phù hợp có thể làm sai lệch đi quan niệm về một cơ thể khỏe mạnh. Từ đó, nó có thể khiến con cảm thấy không thoải mái, khó chấp nhận ngoại hình của bản thân và thậm chí là cảm thấy bất mãn, xấu hổ về ngoại hình của mình. Những câu nói như thế bao gồm:
- Con vẫn còn thấy đói cơ á?
- Cái đó sẽ làm con béo đấy!
- Con nên ăn gì đó đi!
- Con đừng ăn thứ đó!
- Con đang trang điểm hơi nhiều quá rồi đấy!
- Cô ấy mảnh mai thật đấy!
- Con còn trẻ nên con có thể ăn bất kì thứ gì con muốn.
- Đừng mặc cái thứ đấy ra đường!
- Mẹ cảm thấy thật béo sau khi ăn thứ này.
3. Những câu nói mang tính phân biệt giới tính
Anea Bogue, người sáng lập ra REALgirl, một chiến dịch giúp trao quyền cho nữ giới chia sẻ: " Nếu bạn bước vào bất kì một cửa hàng đồ chơi nào, bạn sẽ thấy rõ ràng cách xã hội chúng ta phân chia nam và nữ và cách chúng ta nghĩ mỗi giới nên phải làm gì trên đời. Khu vực đồ chơi cho bé trai sẽ toàn về việc phải hành động, trở thành những anh hùng hay chiến binh giải cứu người khác. Trong khi đó, khu vực đồ chơi cho bé gái sẽ tràn ngập màu hồng và tập trung vào việc phải thật xinh đẹp, trở thành công chúa hay chơi đùa trong bếp".
Vì vậy, điều quan trọng là các phụ huynh nên để con mình mặc sức khám phá bản thân, phát triển sở thích mà không nhồi nhét vào đầu con những mong muốn liên quan đến giới tính. Thêm vào đó, việc bình luận về những gì con nên làm và không nên làm vì liên quan đến người khác giới, ví dụ như bảo con rằng một điều gì đó con làm sẽ ảnh hưởng đến cách mà cánh con trai cảm thấy về con. Hãy tránh nói những câu sau:
- Sao con lại không được giống như chị của con cơ chứ?
- Những thứ đấy là dành cho con trai!
- Con gái sẽ không cư xử như vậy!
- Như thế là không nữ tính đâu con!
- Con sẽ dọa các bạn con trai chạy hết nếu con làm như vậy.
4. Những câu nói khiến bạn giống như không quan tâm đến nhu cầu của con
Những câu nói sau đây, dù là phản ứng lại với một yêu cầu đơn giản hay thậm chí là một vấn đề lớn mà con đang phải đối mặt, nó vẫn mang tính chối bỏ giá trị hay cảm xúc thực của con và khiến cho bạn giống như không hề quan tâm đến nhu cầu của trẻ:
- Bởi vì bố/mẹ nói vậy!
- Hãy tự mình vượt qua vấn đề đi con!
- Đừng hỏi bố/mẹ nữa!
- Để bố/mẹ yên nào!
- Bố/mẹ đã bảo là chuyện này sẽ xảy ra mà!
- Thôi cứ để bố/mẹ làm cho!
- Con làm bố/mẹ phát điên lên được!
- Về phòng của con đi!
- Con để bố/mẹ yên trong 1 phút được không?
Theo Helino
Sáng 5/9, các bé lớp 1 háo hức, bỡ ngỡ dự lễ khai giảng đầu tiên trong "sự nghiệp đèn sách" Sáng nay, 5/9, các học sinh lớp 1 đã tham dự lễ khai giảng năm học 2018 - 2019 - lễ khai giảng đầu tiên trong sự nghiệp đèn sách với tâm trạng vô cùng nô nức, hứng khởi xen chút lạ lẫm, bỡ ngỡ. Hòa chung với không khí chào đón năm học mới trên cả nước, học sinh tiểu học các...