Những cách ép học phản khoa học
Mới đầu năm học, nhiều trẻ em đã vùi mình trong đống bài tập ở lớp, vừa phải học thêm học nếm cho bằng bè bạn nhưng bố mẹ vẫn chưa hài lòng.
Nhiều vấn đề về cách giáo dục cho trẻ đã được đưa ra thảo luận tại buổi tọa đàm “Giải pháp cải thiện khả năng học hỏi ở trẻ” vừa được tổ chức ở Hà Nội và TPHCM.
Không làm được bài: Đánh!
“Mày có học không hay là thích ăn roi?”, vừa quát, chị T. Quyên (Từ Liêm, Hà Nội) vừa vơ vội cây quạt đét vào mông con. Thằng bé trân mặt ra, không những không khóc mà còn vặc lại: “Mẹ giỏi sao không tự giải đi. Con đã nói không làm được mà”. Chị Quyên cho biết năm nay Vũ Anh lên lớp 3. Bình thường cháu không học khá môn Toán cho lắm, tuần vừa rồi cháu “dính” đến 3 điểm kém khiến chị “sốt” lên sình sịch. Chị tất tả đến nhờ cô giáo kèm thêm ở nhà. Sau đó, lại cho con học thêm ở trung tâm gia sư. Thế nhưng càng học, trông con chị càng mỏi mệt và cuối cùng là phản ứng hỗn xược trước cái đét mông của mẹ.
Năm nay, cháu Quỳnh Châu (Cầu Giấy, Hà Nội) lên lớp 5. Vì học lớp cuối cấp nên bố mẹ cháu quyết định nhồi cho con học thật nhiều môn chính là Toán, Văn và Ngoại ngữ. Cháu học văn hóa vào 2 buổi tối trong tuần. Thứ Bảy và Chủ nhật, Châu học thêm đàn và vẽ. Ngoài ra, cháu đã tốt nghiệp lớp nấu ăn cơ bản với số tiền 1.700.000đ/khóa. Gia đình đang tiếp tục xếp lịch ngày nào trống trong tuần để cháu học thêm lớp làm bánh cơ bản. Như vậy, ngoài học cả ngày trên lớp, không có buổi tối hoặc ngày nghỉ nào của Châu còn trống. Chị Quỳnh Thi, mẹ cháu Châu cho biết, công việc chị khá bận nên để con ở nhà một mình không yên tâm. Vả lại, theo chị, để con có nhiều thời gian rỗi quá cũng chẳng làm gì, chi bằng cho cháu học thêm để có thêm kiến thức.
Tại buổi tọa đàm “Giải pháp cải thiện khả năng học hỏi ở trẻ”, TS Lê Văn Hảo (Viện tâm lý học Việt Nam) cho rằng, những câu chuyện ép học đến căng như dây đàn hoặc đét vào mông nếu con không làm được bài như trên không phải là hiếm. Nhiều ông bố bà mẹ chỉ dạy con học một lúc là đã nổi xung đánh con ngay. Trong khi đáng ra trước mắt phải hỏi con có muốn nghỉ ngơi một lúc rồi hẵng học hay không? Hoặc ít ra cho chúng ra nghịch đồ chơi một lúc, rửa mặt cho sảng khoái thì đầu óc các cháu mới minh mẫn để có cách giải hay, sáng tạo.
Ảnh hưởng kết quả học tập
TS Lê Văn Hảo cho biết, nếu ép trẻ học nhiều quá sẽ gây tổn hại về thể chất cho các cháu như đau đầu, ít ăn, thậm chí gây ra những sang chấn nhất định về tinh thần như sợ học… Đặc biệt, những trừng phạt về thể chất như đánh đập, quát nạt có thể gây đau đớn cho trẻ. Trẻ sẽ thấy bố mẹ thật ác, thật đáng ghét, thấy bị tổn thương … vì thế trở nên xa lánh, né tránh chính người thân của mình. Điều mà trẻ học được từ những trận đòn của cha mẹ lại là những bài học xấu vì thấy nếu như không thỏa thuận được thì bạo lực là cách giải quyết. Mặc dù trừng phạt trẻ không mang lại hiệu quả nhưng tại sao cha mẹ vẫn thường dùng? TS Lê Văn Hảo giải thích, trước hết vì những trừng phạt đó dễ, nhanh và mang lại hiệu quả tức thời nhưng không biết nó để lại nhiều hậu quả xấu cho trẻ.
Theo bà Trần Thị Thắm, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT), ép trẻ học quá sức đang trở thành xu hướng chung của các bậc phụ huynh hiện nay. Điều này hoàn toàn phản khoa học, làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như kết quả học tập của trẻ. Không nên cho con học trước tuổi, học trước khi vào năm học hoặc ép trẻ học nhiều thứ mà các cháu không muốn. Ngay như ở Bộ GD&ĐT đã thiết kế chương trình thì thấy, kỹ năng tập đọc, tính toán của trẻ được hình thành từ từ, nếu ép trẻ học quá sức dẫn đến nhiều hiệu ứng xấu, những nền tảng đầu tiên của trẻ bị đánh mất, gây ra mệt mỏi, đã mệt mỏi trẻ sẽ không có hứng thú để học và do đó rất không có lợi cho trẻ.
Video đang HOT
Theo Lương Mỹ
Gia đình & Xã hội
Mỹ: "Lớp học phòng khách" đang phổ biến
Hình thức học ở nhà đang phát triển ở Mỹ khi mà các ông bố bà mẹ - những người nghi ngờ về khả năng giảng dạy thông thường của giáo viên - đã tự dạy con mình với sự giúp đỡ của Internet.
Bộ Giáo dục Mỹ ước tính có khoảng 1,5 triệu trẻ em từ 5 tới 17 tuổi - chiếm 2,9% trẻ em Mỹ - đã học tại nhà vào năm 2007 - năm gần nhất mà con số này được thống kê.
Con số này đã tăng 74% so với năm 1999 với 850.000 trẻ học tại nhà.
Viện Nghiên cứu quốc gia về giáo dục tại nhà - cơ quan đã liên tục tiến hành các nghiên cứu về học tập tại nhà - ước tính số trẻ học tại nhà vào năm 2010 đã lên tới khoảng 2,2 triệu trẻ.
Giáo dục các cấp tiểu học, trung học là bắt buộc trên toàn nước Mỹ, nhưng quy định ở 50 bang là khác nhau. Tất cả các bang đều cho phép học tại nhà, nhưng một nửa số bang không có những quy định về cách thức mà cha mẹ phải dạy trẻ.
Tất cả các bang đều cho phép học tại nhà, nhưng một nửa số bang không có những quy định về cách thức mà cha mẹ phải dạy trẻ. Ảnh minh họa
Chị Sarah Tiller - một nhà khoa học, cũng là một bà mẹ 8 con hiện đang sống ở Washington - đã áp dụng phương pháp học tại nhà cho các con cách đây 4 năm. Chị bắt đầu bằng cách giúp đứa con đầu học môn Toán.
"Tôi chọn tự dạy học cho con để chúng có một nền tảng vững chắc về Toán và hiểu biết về Lịch sử từ thời tiền sử tới thời kỳ hiện đại" - chị nói.
"Tôi cũng muốn con trở thành những đứa trẻ biết suy nghĩ độc lập và theo đuổi những môn học mà chúng thích" - chị Tiller chia sẻ.
Trường học tại nhà Tiller bắt đầu vào buổi sáng với môn Toán được học hàng ngày cộng thêm môn Lịch sử, tiếng La-tinh và tiếng Ý. Buổi chiều, những đứa trẻ lớn tuổi hơn sẽ làm bài tập hoặc các dự án.
Bé gái Katherine Tiller, 14 tuổi cho biết cô bé đánh giá cao hình thức "một thầy một trò" của phương pháp học tại nhà, trong khi cô em Helena - nhỏ hơn 1 tuổi - thích dành nhiều thời gian cho môn Đọc.
Học tại nhà đã xuất hiện ở Mỹ từ lâu khi mà các gia đình đi tiên phong trong phương pháp học này là những người sống ở các khu vực xa xôi không có trường học.
Tuy nhiên, học tại nhà đã xuất hiện từ những năm 70 ở 2 nhóm người khác nhau - ông Milton Gaither, một chuyên gia về giáo dục tại Messiah College, Grantham, Pennsylvanian cho hay.
"Phương pháp này bắt đầu ở những người trẻ cánh tả bị ảnh hưởng bởi phản văn hóa của những năm 60."
Ông Gaither cho biết những người học tại nhà từ chối những gì mà họ cho là "làm suy yếu đi sự công nghiệp hóa trường học chính thức và thay vào đó họ chọn "một phương pháp tự nhiên hơn, có tổ chức hơn".
"Không lâu sau, một số nhóm tôn giáo rất bảo thủ chuyển sang hình thức học tại nhà để phản đối sự phi tôn giáo hóa nhà trường của các trường công và chi phí đắt đỏ của các trường tư".
Công nghệ mới, đặc biệt là Internet đã đẩy mạnh xu hướng này bằng cách giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong việc trao đổi ý tưởng và xây dựng một chương trình giảng dạy với chi phí thấp - ông Gaither nói.
Ông Christopher Lubienski - một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thay thế tại ĐH Illinois cho rằng lúc nào cũng có những người Mỹ không hài lòng với hệ thống giáo dục công vì những lý do về văn hóa hay tâm linh.
Ông ước tính khoảng 2/3 trẻ em học tại nhà là vì những lý do tôn giáo hoặc đạo đức.
"Một số gia đình mà tôi biết, họ xem việc dạy tại nhà giống như một nhiệm vụ được Chúa giao cho, rằng họ cần phải kiểm soát việc giáo dục con em mình" - ông nói.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục, còn có những nhân tố khác khiến phụ huynh cho con học tại nhà, như sợ ma túy, bạo lực, cách giảng dạy không chuẩn trong hệ thống giáo dục công, thời gian đi lại, khoảng cách và chi phí.
Phần lớn trẻ học tại nhà là con của những gia đình có 3 con trở lên, trong đó cả bố và mẹ đều là người da trắng, có học thức, thuộc tầng lớp trung lưu và hiện đang sống cùng nhà với con cái.
Trong khi những người ủng hộ học ở nhà nhấn mạnh lợi ích của trẻ từ phương pháp học tập này thì ông Lubienski cho rằng những nhân tố khả biến khác giúp trẻ học tốt cũng quan trọng không kém, như việc được lớn lên trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều quan tâm tới giáo dục.
Christina - một bà mẹ ở Washington cho biết chị thích phương pháp học tập không trường lớp cho cả 7 đứa con của mình.
"Tôi muốn con cái độc lập với những ý tưởng và sở thích của riêng mình", vì thế thay vì phải tuân theo một lịch học cố định, họ đưa con đi thăm viện bảo tàng, những bài giảng và những dự án cá nhân".
"Trẻ học 24 giờ một ngày" - Christina, bà mẹ người Mỹ lớn lên ở Pháp khẳng định. Cô nói rằng cô vẫn còn nhớ như in khẩu hiệu "có thể làm tốt hơn" trên tấm thẻ báo cáo của ngôi trường mà cô theo học.
Cô nói, ở Pháp, "bạn không bao giờ được khen là đã làm tốt, trong khi ở Mỹ, con bạn luôn luôn tuyệt vời. Cần phải có một sự cân bằng hạnh phúc".
Theo VNN
Dẹp "loạn thu" trên... giấy! Vào đầu năm học, cả Bộ GDĐT, các sở GDĐT Hà Nội, TPHCM đều có những chỉ đạo thể hiện tinh thần kiên quyết chống hiện tượng lạm thu. Tuy nhiên, thực tế thì quyết tâm này dường như mới chỉ phát huy giá trị... trên giấy. Trăm phương nghìn kế... giữ bí mật Với quyết định giảm học phí, trong năm học...