Những cách “du học” ngắn ngày.
Bên cạnh các học bổng du học hoặc hình thức du học tự túc, sinh viên nhiều trường đại học đang “ xuất ngoại” một cách kinh tế hơn và phù hợp hơn. Các trường đại học cũng đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình dần “phổ thông hóa” cơ hội xuất ngoại cho sinh viên.
Triệu Thành Long là sinh viên năm 2 của ĐH FPT, đang ở Philippines tại một trong những trường đại học đào tạo về ngôn ngữ nổi tiếng của đất nước này. Long có mặt ở đây theo chương trình Hợp tác đào tạo lần đầu tiên được triển khai giữa Đại học FPT và UPHSL. Theo đó, sinh viên FPT có thể lựa chọn thay vì học 1 kì tiếng Anh ở trường thì sẽ sang Philippines học tại ĐH Perpetual Help System Laguna, để vừa tận dụng cơ hội được sống trong môi trường tiếng Anh suốt 2 tháng, vừa trải nghiệm cuộc sống sinh viên quốc tế và học hỏi về văn hóa của nước sở tại. Sau chương trình học, Long cũng phải thi cuối kì như bình thường, và điểm số sẽ được tính vào điểm môn học đó ở trường.
Chương trình “du học” ngắn ngày này lần đầu tiên được áp dụng ở ĐH FPT đã khá thu hút sinh viên. Bên cạnh các chương trình như Trao đổi sinh viên từ 6 tháng tới 1 năm tại các trường đại học lớn như Shinshu, Kyutech ở Nhật Bản hay Furtwagen ở Đức… vốn yêu cầu sinh viên cần thành tích học tập thật tốt, thì cách triển khai chương trình học mới này ở ĐH FPT đã đưa cơ hội bước chân ra giảng đường thế giới gần hơn và dễ tiếp cận hơn với số đông sinh viên của ngôi trường này.
Thu Thảo, sinh viên ĐH Ngoại thương nở nụ cười giòn bên chồng sách giáo trình khi được hỏi về chuyến “xuất ngoại” vừa qua khi cô tham gia Chương trình thực tập ở nước ngoài.
Nhóm sinh viên ĐH FPT chụp ảnh cùng Thị trưởng Thành phố Binan trong thời gian du học ngắn ngày tại đây
Ngoài các chương trình thực tập tại nước ngoài do nhà trường giới thiệu, sinh viên cũng có thể tìm kiếm các cơ hội thực tập có trả lương tại Mỹ hay một số nước Châu Âu vào dịp nghỉ hè. Thảo chia sẻ rất cởi mở, rằng cơ hội bước ra khỏi biên giới để học hỏi theo cách đi thực tập không khó và hiếm như trước nữa, chỉ cần sinh viên chuẩn bị một vốn liếng ngoại ngữ tốt, và chứng minh được mình phù hợp với vị trí đang tuyển chọn là được.
Một số sinh viên khác lại chọn cách “xuất ngoại ngắn ngày” nhờ được tham dự các Diễn đàn lớn của thế giới như Diễn đàn Thanh niên Châu Á, Diễn đàn thanh niên quốc tế về đa dạng sinh học, Hội nghị thanh niên thế giới v.v… Với những diễn đàn, hội nghị quốc tế này, số suất cho sinh viên không nhiều và thường dành cho những thanh niên xuất sắc nhất. Tuy nhiên cơ hội không vì thế mà hạn hẹp với thanh niên Việt Nam. Chưa kể đến việc đây là cơ hội tốt để sinh viên học hỏi và cất lên tiếng nói đại diện thanh niên đất nước về những vấn đề mang tầm vĩ mô toàn cầu. Rất nhiều thanh niên Việt nam đã trưởng thành từ những chuyến đi ít về lượng nhưng rất “chất” này.
Video đang HOT
Theo VNN
Teen và mộng ước du học ở trời Tây
Không biết từ bao giờ, trong Tân đã nuôi mộng du học sang các nước phương Tây. Cuộc sống giàu sang hiện đại đầy hứa hẹn, những ánh mắt ngưỡng mộ từ bạn bè khiến Tân càng thêm nôn nóng.
Giải quyết khâu... oai
Nhìn các anh chị khóa trên được đi du học ở các nước phương Tây, dù là tự túc hay học bổng, Tân cũng thấy họ thật cao siêu, đáng phục biết bao. Trong mắt cậu học sinh cấp 3 như Tân, hình ảnh những du học sinh ở trời Tây có sức cuốn hút đặc biệt. Chẳng biết họ là ai, học hành có giỏi giang gì không nhưng cứ du học đã là... oai lắm.
Nếu du học chỉ để giải quyết khâu... oai thì bạn nên suy nghĩ lại - (Ảnh minh họa)
Bởi vậy, dù đang học lớp 11 nhưng Tân đã nhắm trước với bố mẹ một chân du học ở Mỹ sau khi tốt nghiệp lớp 12. Với học lực đủ khá, có thể đỗ vào một trường CĐ hoặc ĐH thường thường trong nước, còn để xin học bổng du học thì quá xa vời. Được cái, kinh tế gia đình khá giả, Tân lại là con một nên bố mẹ cậu chẳng khó khăn gì mà không cho con sang Mỹ theo con đường tự túc.
Điều họ lo lắng là bên đất nước xa lạ không có ai thân thích, một mình Tân không biết xoay trở ra sao. Thấy bạn bè đồng lứa du học ở Singapore, Hàn Quốc... cũng đông, bố mẹ Tân khuyên con chọn một trong số những nước này, vừa gần lại vừa có bạn có bè. Thế nhưng, với Tân, "đã du học thì sang hẳn phương Tây, chứ loanh quanh mấy nước Châu Á thì chán chết. Bên Mỹ cuộc sống hiện đại, sang trọng, được tiếp cận một nền văn hóa mới, hoàn toàn khác biệt, thế mới thú". Hơn nữa, cứ nghĩ đến những ánh mắt ngưỡng mộ, lời trầm trồ bàn tán của bạn bè cùng trường khi biết tin cậu du học sang Mỹ, Tân đã thấy mình... oách lắm. Đó là chưa kể gia đình cũng thơm lây vì cái mác du học trời Tây của cậu.
Nghe bạn bè bàn tán ai đó sắp du học, Tân phải "hóng" cho bằng được xem người ta sẽ đi nước nào. Nếu là Mỹ, Anh, cậu còn tỏ ý hài lòng, gật gù "phải đi những nước như thế mới đáng mặt du học chứ", gặp phải mấy nước lân cận, Tân phủi tay "ui dời, sang mấy chỗ đó thì cũng như ở nước mình, có gì mà ghê gớm chứ".
Du học là... giàu
Với Nam, oai chỉ là một phần nhỏ trong quyết định du học phương Tây của cậu. Sâu xa hơn, Nam nghĩ, du học về sẽ tha hồ công việc... ngon lành, lương lậu cao ngất nghểu thậm chí nói văn hoa một chút là "đầy nơi trải thảm đỏ rước mình về". Cuộc sống sau du học chẳng mấy chốc mà giàu sang. Nghĩ vậy, Nam cũng đăt sẵn một suất sang Anh ngay sau khi lấy bằng cấp 3.
Đừng vội mơ mộng du học về sẽ đắt hàng như tôm tươi - (Ảnh minh họa)
Chẳng hiểu nghiên cứu, tìm hiểu ở đâu hay ai truyền cho mà trong đầu Nam, cứ du học về là sướng lắm, trong khi lực học của cậu chỉ ở mức trung bình, may chăng chỉ đủ để qua kỳ tốt nghiệp mà thôi. Đó là chưa kể trình độ Tiếng Anh của Nam chỉ bằng một học sinh tiểu học.
Tất nhiên, nếu Nam du học thì toàn bộ chi phí đều gia đình bỏ ra, nhưng điều đáng nói là trong đầu cậu lúc nào cũng nghĩ rằng: "Du học về toàn những vị trí quản lý, đại diện cho các công ty nước ngoài mời mọc, lương tháng vài nghìn đô, thế thì còn gì bằng nữa. So với học ĐH trong nước, mới ra trường căng lắm cũng chỉ 4-5 triệu đồng/tháng. Thế cũng bõ công khoác trên mình cái mác du học".
Không biết từ bao giờ, trong đầu Nam đã hình thành suy nghĩ du học về là giàu có. Mà cái sự giàu đối với giới trẻ bây giờ thật có sức cám dỗ.
Bởi không ít người vẫn thất nghiệp dài dài sau khi du học trở về - (Ảnh minh họa)
Và những điều không tưởng
Danh tiếng hay sự giàu sang của việc du học nhiều khi chỉ là những điều ảo tưởng nếu các bạn trẻ không tự biết mình và nỗ lực phấn đấu. Cái danh hão đi du học nước ngoài hiện nay vẫn còn ăn sâu vào tâm trí nhiều người, thậm chí không ít phụ huynh cũng ngậm ngùi chấp nhận mức phí cao ngất ngưỡng để cho con mở mày mở mặt. Thế nhưng, họ không hiểu rằng dù học ở đâu thì năng lực và sự cố gắng của bản thân mới giữ vai trò quyết định.
Tất nhiên, không phủ nhận chuyện một số cá nhân thành danh sau du học nhưng một số khác du học về vẫn thất nghiệp như thường, hoặc làm những công việc làng nhàng, bởi năng lực có hạn. Không ít bạn trẻ sau khi về nước, mãi không tìm được việc làm nên đành tiếp tục xuất ngoại chỉ để.. làm ăn buôn bán mà thôi.
Hải Như
Theo Bưu Điện Việt Nam
FPT-Aptech tổ chức hội thảo hợp tác đào tạo giữa Microsoft và Aptech Ấn Độ Trong khuôn khổ hợp tác đào tạo giữa Microsoft và Aptech Ấn Độ, trong 2 ngày 21/8 và 23/8, FPT-Aptech- với vai trò là đại diện chính thức của Aptech tại Việt Nam, đã tổ chức các hội thảo dành cho các đơn vị đào tạo của Aptech tại Hà Nội và seminar cho SV tại ĐH FPT. Buổi hội thảo có sự...