Những cách chữa nhiệt miệng đơn giản nhất
Nhiệt miệng thuộc loại bệnh hay gặp vào mùa hè, tuy không thuộc căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiệt miệng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu nhất là trong ăn uống và giao tiếp. Dưới đây là các bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng được lưu truyền rộng rãi.
10 cách chữa nhiệt miệng được mọi người ưa chuộng
Các bạn hãy ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu. Ngậm chất chát Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, chắc sẽ đỡ nhiều.
Nước cam, chanh
Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng uống khi bụng đói.
Rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụnggiống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Xúc miệng thường xuyên
Bị nhiệt miệng khi ăn sẽ rất đau, để giảm đau trước khi ăn bạn nên xúc miệng bằng nước đá. Sau khi ăn xong nên xúc miệng lại bằng nước muốiấm. Đều đặn ngày 3 lần như vậy các vết loét trong miệng sẽ khỏi dần.
Ăn sữa chua
Sữa chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè. Không những thế sữa chua còn có thể dùng để chữa nhiệt miệng đơn giản mà khá hiệu quả. Sữa chua sẽ ngăn hình thành các vết loét mới trong khoang miệng.
Video đang HOT
Củ cải trắng
Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Cà chua
Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
Uống nước khế chua
Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Chữa nhiệt miệng với hạt rau mùi
Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần. Ngoài ra bạn cũng có thể trị nhiệt miệng bằng rau húng cho bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.
Phòng chống bệnh nhiệt miệng
Nguyên nhân chính của nhiệt miệng là do nóng trong người, ăn uống nhiều đồ cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày. Dưới đây là một số cách phòng chống nhiệt miệng:
- Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2…
- Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…
- Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng
Theo www.phunutoday.vn
5 bài thuốc chữa bệnh từ quả sấu có thể bạn chưa biết
Nhiều bài thuốc chữa bệnh từ quả sấu vô cùng hiệu nghiệm nhưng không phải ai cũng biết.
Quả sấu có vị chua thanh mát được thu hái vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9. Trong quả sấu chín có 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% protit, 8.2% gluxit, 2.7% xenluloza, 100mg% canxi, 44mg% Phospho, vết sắt và 3mg% vitamin C. Sấu có rất nhiều công dụng trong bữa ăn hằng ngày cũng là cũng như là vị thuốc chữa bệnh.
Gs.Ts. Đỗ Tất Lợi trong cuốn sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã mô tả cây sấu có tên khoa học là Drancontomelum duperreanum Pierre, thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).
Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa...
Trị nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng
Quả sấu chữa nhiệt miệng, ngứa cổ đau họng.
Lấy quả sấu chín dầm đường hoặc muối ăn ngay trong ngày.
Hoặc lấy từ 4 - 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu khô hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền.
Trị nôn nghén cho phụ nữ mang thai
Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.
Hoặc dùng quả sấu xanh ngâm đường uống cùng giúp giảm nôn nghén, tuy nhiên không nên uống nhiều vì có thể gây tăng đường huyết cho bà bầu.
Chữa ho
Cùi quả sấu tươi 15 g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3-5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Hoặc cùi sấu 25 g sắc với 250 ml nước còn 100 ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường. Uống trong 3 ngày. Với trẻ em, có thể lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.
Trị bỏng
Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết.... Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.
Kich thich tiêu hóa
Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
Anh Đào
Theo phunusuckhoe.vn
Có những dấu hiệu này thì bạn nên tìm hiểu xem cơ thể mình đang thiếu chất dinh dưỡng nào Rụng tóc, làn da tái nhợt, nhiệt miệng... đều là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu chất trong cơ thể bạn. Làn da nhợt nhạt Nếu phát hiện thấy làn da của bạn bỗng trở nên tái nhợt, kém tươi tắn, đi kèm cùng hiện tượng đầu óc luôn trì trệ, mệt mỏi thì nhiều khả năng là do...