Những ca tử vong vì sốt xuất huyết tử gần đây do nguyên nhân nào?
Số ca nhiễm sốt xuất huyết gần đây đang không ngừng tăng lên, cùng với đó là sự gia tăng số ca bệnh nặng và tử vong.
Điều đáng chú ý là hầu hết các bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết đều có chung các nguyên nhân giống nhau.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2022 tới nay cả nước ghi nhận 14.704 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó, riêng TP.HCM có 4.500 ca mắc sốt xuất huyết Dengue. Theo dự đoán, con số này sẽ tăng lên nhanh chóng khi mùa mưa tới, chính thức bước vào mùa dịch.
Rất nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng, dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ diễn biến hết sức phức tạp do mùa mưa tới sớm. Cùng với đó là số ca mắc không ngừng tăng lên, số ca nặng cũng tăng cao kỷ lục. Tại thời điểm hiện tại, ngay cả khi chưa vào mùa dịch số ca mắc sốt xuất huyết đã cán mốc 14.704 ca, trong đó có 109 ca nặng cùng 6 ca tử vong.
Các bác sĩ đã nhận định, nếu như sốt xuất huyết được phát hiện sớm thì rất dễ điều trị. Tuy nhiên nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến cho bệnh nhân gặp phải những biến chứng nguy hiểm như tổn thương đa cơ quan, gan, thận…Theo thống kê, trẻ từ khoảng 8-13 tuổi là nhóm trẻ dễ mắc sốt xuất huyết nặng nhất.
Nguyên nhân chính khiến bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong
Hơn 2 năm qua do dịch COVID-19 khiến mọi người quên rằng có rất nhiều bệnh lý khác có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Cũng chính vì quá quan tâm tới dịch COVID-19 mà các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của sốt xuất huyết thường bị hiểu nhầm là COVID-19.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến và có các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác
Bên cạnh đó việc tới các Trung tâm Y tế, bệnh viện thăm khám tại thời điểm này cũng khiến cho nhiều người cảm thấy lo ngại và chọn cách bỏ qua. Một yếu tố khác cũng không thể bỏ qua đó chính là người nhà và bệnh nhân chẩn đoán sai bệnh, có phác đồ điều trị sai cách và tình trạng bệnh ngày càng nặng.
PGS.TS Phạm Văn Quang – Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ: “theo các phân tích, nguyên nhân chính khiến bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong tại khu vực phía nam đó chính là sốc, sốc nặng và sốc kéo dài. Nguyên nhân thứ 2 là xuất huyết, thứ 3 là suy hô hấp, thứ 4 là suy các cơ quan.
Tại sao xảy ra hiện tượng này?
Thứ nhất là do phát hiện trễ (người nhà phát hiện trễ, bệnh nhân đến viện trễ hoặc đơn vị y tế không đến kịp).
Thứ hai là điều trị chưa đúng phác đồ.
Thứ ba đó chính là chuyển viện không an toàn
Cuối cùng là nhiễm trùng bệnh viện.”
Dấu hiệu chẩn đoán sốt xuất huyết sớm nhất
Theo TS.BS Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, “triệu chứng của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ gặp phải những triệu chứng như: sốt cùng với nôn ói, đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ hoặc khớp, tay chân lạnh, mạch nhanh, chán ăn, da xung huyết, phát ban.
Video đang HOT
Trẻ cũng có thể gặp các triệu chứng cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nặng như vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng nhiều và liên tục, đau vùng gan, tiểu ít, xuất huyết (xuất huyết chân răng, mũi, nôn ra máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu ra máu), phân đen, biểu hiện suy hô hấp…”
Hiện nay, có rất nhiều bệnh lý có các biểu hiện khá tương đồng với sốt xuất huyết như nhiễm siêu vi, tay chân miệng, sốc nhiễm trùng, và cũng có thể là hội chứng MIS-C hậu COVID-19. Vậy nên các phụ huynh cần đặc biệt cẩn thận, theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Ngay khi trẻ gặp các biểu hiện sau cần đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế sớm nhất để được giúp đỡ.
Sốt kéo dài trên 3 ngàyNgười bệnh cảm thấy khó chịu hơn dù đã giảm sốt hoặc hết sốtNôn óiĐau bụngTay chân lạnh, ẩmMệt mỏi, bứt rứt
Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạoKhông đi tiểu trên 6 giờLi bì, vật vã
Có trường hợp khó ăn, uống…
Cách bảo vệ bảo thân và gia đình trước sốt xuất huyết
“Để phòng bệnh sốt xuất huyết, chúng ta nên tạo cho mình có thói quen ngay khi thấy trẻ sốt từ 3 ngày trở lên là phải nhớ tới sốt xuất huyết đầu tiên trước khi nghĩ tới những bệnh khác.” PGS.TS Phạm Văn Quang đưa ra lời khuyên.
Để phòng tránh sốt xuất huyết, biện pháp hiệu quả nhất đó chính là diệt muỗi. Cùng với đó là yếu tố tiền sử dịch tễ xung quanh bệnh nhân. Nếu như người thân xung quanh hoặc hàng xóm mới bị sốt xuất huyết thì cần phải thật cẩn thận, tiến hành vệ sinh nhà cửa, diệt muỗi, lăng quăng…
Sốt xuất huyết là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý truyền nhiễm ở Việt Nam. Vậy nên chúng ta phải luôn luôn trong trạng thái đề phòng đặc biệt là khi mùa mưa, mùa sốt xuất huyết đang đến gần.
'Rơi đúng' chu kỳ sốt xuất huyết, phân biệt với sốt do COVID ở trẻ thế nào?
ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai cho biết, bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn, do đó phụ huynh cần hết sức lưu ý theo dõi sát sao, tránh để trẻ rơi vào tình huống nguy kịch.
Đã có 14.700 ca mắc sốt xuất huyết, 6 ca tử vong, nhiều ca bệnh nặng - nhất là ở trẻ em. Bộ Y tế dự báo thời gian tới số mắc có xu hướng tăng do đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch.
Trong bối cảnh song hành với COVID-19 hiện nay, làm sao để tránh nhầm lẫn các dấu hiệu bệnh, điều trị trẻ kịp thời tránh biến chứng nặng; dấu hiệu nào cảnh báo SXH đang ở giai đoạn nguy hiểm; chăm sóc trẻ mắc SXH ra sao để mau hồi phục sức khỏe... là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm.
Phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi thông tin với ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này.
- Sốt xuất huyết đang gia tăng ở miền Nam với rất nhiều trẻ mắc bệnh. Trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, cần phân biệt sốt trong SXH và sốt do COVID-19 thế nào thưa bác sĩ?
Sốt xuất huyết và COVID-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus. Hai bệnh tuy triệu chứng ban đầu giống nhau nhưng có những điểm đặc trưng riêng về yếu tố dịch tễ, đường lây truyền cũng như bệnh cảnh.
BS. Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai.
Tính đến giữa tháng 4, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận gần 4.500 ca mắc sốt xuất huyết Dengue trong đó có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện, ghi nhận 02 trường hợp tử vong vì SXH. Nguyên nhân dẫn đến tử vong là bệnh nhân được phát hiện và nhập viện trễ. Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), trong 3 tháng đầu năm 2022, số ca SXH đến khám và nhập viện Nhi đồng 1 tăng gấp 1,5 - 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.
SXH là bệnh lưu hành hằng năm và giai đoạn cao điểm của bệnh thường từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau - thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, tạo điều kiện bùng phát Dengue. Tuy nhiên thực tế hiện nay đã có nhiều trẻ mắc SXH, với nhiều ca bệnh nặng, thậm chí có ca tử vong.
Lý giải nguyên nhân này có thể do năm nay mùa mưa đến sớm và theo chu kỳ 3-4 năm thì bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng và năm nay "rơi đúng" chu kỳ này nên người dân cần phải cảnh giác (chu kỳ mới nhất là năm 2017).
Cách phân biệt sốt trong SXH và sốt trong COVID-19
SXH và COVID-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn (sốt, đau đầu, mỏi người, ớn lạnh), tuy nhiên khác nhau ở các triệu chứng đi kèm và diễn biến của sốt.
- Sốt xuất huyết
Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 - 40 độ C trong 2 - 7 ngày liền.Chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng.Ban xung huyết và/ hoặc xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ tiêm, chảy máu cam, nôn ra máu.
- COVID-19:
Sốt ( 37,5 độ C), ở trẻ em khởi phát thường sốt cao ( 38,5 độ C) trong 2 ngày đầu sau đó tự hết sốt.Đau đầu, đau họng, đau cơ hoặc đau cả người.Cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi.Ho, hụt hơi hoặc khó thở.Mất vị giác hoặc khứu giác.Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi.Các triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng
- Bệnh SXH nguy hiểm thế nào nếu không được chữa trị kịp thời?. Thực tế hiện nay ở TP.HCM đã có không ít các trường hợp nặng, tổn thương đa cơ quan, thậm chí ngừng tim trước khi nhập viện.
Theo số liệu của BV Nhi Đồng 1, trong 2 tuần đầu tháng 4, khoa hồi sức tích cực - chống độc đã điều trị gần 10 ca sốc sốt xuất huyết nặng, tổn thương các cơ quan trong đó có ca ngưng thở, ngưng tim trước nhập viện. Nguyên nhân là do người dân còn tâm lý sợ dịch bệnh COVID-19 nên hạn chế đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám dù đã có triệu chứng. Hoặc vì người dân quá lo dịch bệnh COVID-19 mà quên đi bệnh sốt xuất huyết và các bệnh lý cũng có triệu chứng sốt khác như cúm, tay chân miệng.
Thực tế có những trường hợp gia đình tự điều trị, không phát hiện sớm bệnh cảnh nên khi trẻ được đưa đến bệnh viện đã ở giai đoạn muộn. Khi đó việc hồi sức ở những trẻ này rất phức tạp, tỉ lệ tử vong cao và có thể để lại di chứng cho trẻ sau này nếu vượt qua được.
Đa số bệnh nhân SXH thường tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, suy hô hấp, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.
Đặc biệt vấn đề đồng nhiễm COVID-19 và SXH, bệnh nhân có nguy cơ trở nặng, thậm chí tử vong cao hơn nếu hai bệnh cùng biến chứng nặng, không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu báo hiệu bệnh vào giai đoạn nguy hiểm, thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, trẻ xu hướng giảm sốt nhưng xuất hiện các dấu hiệu sau:
Đột nhiên đau bụng, đau bụng vùng gan và cảm giác đau tăng dần.Bồn chồn trong người, vật vã, li bì.Số lần và số lượng đi tiểu giảm hơn.Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, mũi..., chảy máu niêm mạc, nội tạng.Đi ngoài ra máu, nôn ra máu.Giảm tiểu cầu nặng.Da xung huyết, dễ bị bầm tím khi va đập.Sốc giảm thể tích, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan.
- Từ kinh nghiệm điều trị cho trẻ mắc SXH, bác sĩ có thể cho biết nhóm đối tượng nào dễ trở nặng khi mắc SXH và cha mẹ cần phải chú ý nhóm trẻ này như thế nào?
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai có tiếp nhận khám và điều trị ngoại trú một vài trường hợp rải rác trẻ sốt cao trên 3 ngày ở vùng dịch tễ của SXH như Hoàng Mai, Đống Đa nhưng chưa trường hợp nặng nào cần nhập viện theo dõi và điều trị.
Tuy nhiên, cần chú ý các nhóm đối tượng dễ trở nặng khi mắc SXH gồm:
Trẻ ở lứa tuổi sơ sinh, nhũ nhi.Trẻ suy dinh dưỡng cũng như béo phì.Có bệnh đi kèm như bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, đái tháo đường hoặc đang bị nhiễm trùng thứ phát (viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,...).Trẻ đồng mắc các bệnh do virus khác như COVID-19, tay chân miệng,...
Cha mẹ cần chú ý phát hiện các dấu hiệu trở nặng của SXH ở những đối tượng này để kịp thời để thông báo với các bác sĩ hoặc cho trẻ nhập viện để theo dõi điều trị. Chú ý cần tăng cường dinh dưỡng, tăng cường uống nước và oresol đặc biệt trong giai đoạn nguy hiểm.
- Hiện nay trẻ đã đi học, các hoạt động vui chơi cũng đã mở cửa, cách nào để phát hiện sớm trẻ SXH bởi lẽ căn bệnh này cũng dễ nhầm với cúm, sốt siêu vi, viêm họng... Và dù mắc bệnh, trẻ vẫn vui chơi, hoạt động bình thường?
Bệnh nhi thường khởi phát bệnh SXH với triệu chứng sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2 - 7 ngày, kèm theo những biểu hiện như đỏ bừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu.
Trong một số trường hợp, trẻ bị bệnh SXH có thể bị sốt kèm theo đau họng, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Trẻ nhũ nhi có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại virus khác.
Tiếp sau đó, có thể biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ như: xuất hiện chấm xuất thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo.
Các bác sĩ điều trị cho trẻ mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM.
- Việc điều trị ngoài tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ hay gặp sai lầm nào khi chăm sóc con mắc SXH tại nhà thưa bác sĩ?
Đúng là có nhiều phụ huynh do lo lắng thái quá cho sức khỏe của trẻ nên có những sai lầm trong chăm sóc trẻ. Các sai lầm của cha mẹ hay gặp khi chăm sóc trẻ mắc SXH tại nhà có thể kể đến như:
Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, đặc biệt nhóm Ibuprofen, aspirin làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.Cho con uống thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.Tự ý truyền dịch khi trẻ mệt mỏi tại các phòng khám tư hoặc tại nhà.Cho uống oresol không đúng cáchCho trẻ ăn thực phẩm, đồ uống có màu đỏ, nâu hay đen.Cạo gióKhông vệ sinh cá nhân, không cho trẻ tắm rửa.Cho rằng đã bị SXH thì không mắc lại nữa nên tâm lý chủ quan không phòng tránh.
Cha mẹ cần lưu ý việc điều trị, chăm sóc cho trẻ mắc SXH cần tuân thủ theo chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ.
- Vậy bác sĩ có lời khuyên nào tới phụ huynh để phòng bệnh SXH cho trẻ và khi con đã mắc bệnh rồi thì chăm sóc trẻ SXH đúng cách ra sao để trẻ mau hồi phục sức khỏe?
Để phòng bệnh SXH cho trẻ, phụ huynh cần:
Chống muỗi đốt bằng cách xịt chống muỗi, mắc màn khi ngủ.Diệt muỗi, diệt loăng quăng.Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa, khô ráo vì môi trường ẩm thấp là những điều kiện thuận lợi cho muỗi cư trú và phát triển.Phát quang bụi rậm quanh nhà, đậy kín thùng trữ nước, dọn dẹp những nơi trũng nước sau trời mưa vì đó là nơi muỗi tới sinh nở.Không cho trẻ chơi gần những nơi ẩm thấp, tối kín, nơi muỗi tập trung.
Chăm sóc trẻ mắc SXH đúng cách bằng việc:
Theo dõi nhiệt độ trẻ hàng ngày và chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời.Gia đình phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được nghe theo kinh nghiệm mách bảo để chữa mẹo hoặc dùng thêm các loại thuốc khác.Cần cho trẻ uống nhiều nước để bù đắp lượng nước bị mất do sốt, nếu trẻ uống được oresol là tốt nhất. Nếu không có oresol, nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh tươi, nước dừa thay thế.
Cho trẻ uống từ từ vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng.Cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, không nên để trẻ chơi đùa nhiều và tránh mặc nhiều áo quần hay ủ kín trẻ.
- Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ về những thông tin chia sẻ hữu ích!
Bé trai hai tuổi sốc sốt xuất huyết Bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cấp cứu trong tình trạng sốc sốt xuất huyết, khó thở, kích thích, bụng phình to. Ngày 20/9, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh nhi được chuyển đến từ Tây Ninh 4 ngày trước. Ở tuyến dưới trẻ được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, đã truyền dịch...