Những bước phát triển của hệ điều hành iOS
Hệ điều hành trên iPhone đã trải qua 8 phiên bản với rất nhiều thay đổi về giao diện và bổ sung tính năng mới.
Năm 2007, khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên, ông đã không gọi hệ điều hành trên chiếc điện thoại là iOS. Phần mềm hệ thống trên iPhone lúc này được coi như phiên bản khác của OS X. iOS là tên gọi được sử dụng sau này.
Hình ảnh trên là màn hình chính của iOS phiên bản đầu tiên. Tất cả ứng dụng trong hình là toàn bộ phần mềm người dùng có thể sử dụng. Lúc này iPhone chưa có App Store để tải về ứng dụng hay trò chơi mới.
Lúc ra mắt, Apple gọi trình nghe nhạc trên iPhone là “iPod” và được thiết kế như trong hình. Một năm sau, Apple đã đổi tên ứng dụng thành “Music”.
Trước khi iPhone ra mắt, sử dụng hộp thư thoại người dùng sẽ phải nghe lần lượt tất cả các thông báo. Điện thoại của Apple được coi là cuộc cách mạng đổi mới hoàn toàn cách sử dụng tính năng này.
Trình nhắn tin trên iOS phiên bản đầu tiên chỉ hỗ trợ gửi văn bản thuần. Người dùng không thể gửi ảnh, video như những bản iOS về sau. Một trong những nguyên nhân là chiếc iPhone thế hệ thứ nhất chỉ hỗ trợ mạng 2G.
Video đang HOT
Trình email lúc đầu được thiết kế vô cùng đơn giản.
iPhone đầu tiên sử dụng bản đồ mặc định của Google. Apple đã trang bị Google Maps cho iOS đến năm 2012, sau đó thay thế bằng ứng dụng do chính họ phát triển.
iPhone OS 1 là nền tảng được duy trì trong nhiều năm tiếp theo. Apple không thay đổi nhiều về thiết kế mà chủ yếu thêm những ứng dụng mới.
Năm 2008, bản cập nhật iPhone OS 2 là một bước tiến lớn của Apple, trong đó đáng chú ý là bổ sung kho ứng dụng App Store.
Năm 2009, với iPhone OS 3, Apple đã chính thức bổ sung tính năng cắt/dán và hỗ trợ gửi hình ảnh/video trong trình nhắn tin. Nâng cấp cũng bao gồm tính năng ra lệnh bằng giọng nói. (“Trợ lý giọng nói Siri” ra đời sau đó.)
Năm 2010, Apple đã quyết định thay thế “iPhone OS”thành tên gọi ngắn gọn hơn là “iOS”. Hãng đồng thời giới thiệu iOS 4 bổ sung đa nhiệm (multitasking) và hỗ trợ thay đổi ảnh nền và màn hình khóa.
FaceTime lần đầu tiên xuất hiện trên iOS 4 nhưng chỉ hỗ trợ iPhone 4 mới trình làng năm 2008.
Năm 2011, iOS 5 trang bị thanh thông báo trạng thái bằng cách kéo từ trên xuống đồng thời bổ sung cảnh báo, nhắc nhở tại màn hình khóa. Apple cũng tích hợp mạng xã hội Twitter trực tiếp vào iOS.
iCloud lần đầu xuất hiện trên iOS 5 cho phép người dùng sao lưu dữ liệu thông qua dịch vụ điện toán đám mây của Apple.
iPhone 4S trình làng nhấn mạnh vào “trợ lý giọng nói” Siri trên iOS 5. Các mẫu iPhone về trước không hỗ trợ tính năng này.
Năm 2012, iOS 6 là bước rẽ ngang của Apple khi quyết định không dùng bản đồ của Google làm ứng dụng mặc định. Apple Maps được xây dựng để hãng bớt phụ thuộc vào đối thủ Google nhưng bản đồ của Apple hoạt động chưa hiệu quả.
Năm 2013, iOS 7 được coi là lần “lột xác” trong giao diện khi Apple theo đuổi thiết kế phẳng. Hãng đã thay đổi hoàn toàn các ứng dụng cơ bản và tạo nên xu hướng cho các lập trình viên iOS sau này.
Năm 2014, iOS 8 đã được Apple giới thiệu trong đó thay đổi đáng kể là bổ sung widget vào thanh thông báo. Hãng cũng cho phép tương tác với các thông báo mới chẳng hạn trả lời trực tiếp tin nhắn. Phiên bản chính thức của iOS 8 sẽ được Apple tung ra vào mùa thu.
Theo VNE
87% người dùng đã nâng cấp iOS 7
Hệ điều hành iOS của Apple thể hiện sự đồng bộ trong nâng cấp trong khi đó Android bị phân mảng gây khó khăn cho các nhà phát triển ứng dụng.
Theo số liệu thống kê được Apple công bố đầu 4/2014, có 87% người dùng đã nâng cấp hệ điều hành iOS 7, iOS 6 chiếm 11% và chỉ 2% sử dụng phiên bản thấp hơn. iOS 7 lần đầu phát hành vào giữa 9/2013 cùng giao diện phẳng hoàn toàn mới. Apple cũng tung ra bản cập nhật lớn iOS 7.1 vào 3/2014.
Thống kê các phiên bản iOS. Ảnh: TechCrunch.
iOS đang thể hiện ưu thế trong việc chống phân mảng so với hệ điều hành Android. Thống kê cho thấy, phần lớn người dùng đang sử dụng phiên bản Android 4.1 Jelly Bean trong khi đó, phiên bản mới nhất 4.4 KitKat chỉ đạt 5,3%. Quan trọng hơn, Android KitKat được giới thiệu với khả năng tối ưu hóa cho các thiết bị cấu hình thấp, tuy nhiên hầu hết những máy cao cấp mới nhận được bản nâng cấp này.
Thống kê các phiên bản Android: Ảnh: TechCrunch.
Theo TechCrunch, phân mảng hệ điều hành là vấn đề khiến các nhà phát triển đau đầu. Trong khi Apple đảm bảo sự nhất quán cho các thiết bị của mình để các bên thứ ba dễ dàng phát triển phần mềm thì hệ điều hành của Google có quá nhiều phiên bản. Google đang nỗ lực chuyển đổi một số tính năng hệ thống của Android vào kho ứng dụng Google Play nhằm thúc đẩy quá trình cập nhật thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà sản xuất smartphone.
Việc không được cập nhật hệ điều hành phiên bản mới nhất tiềm ẩn nhiều lỗ hổng bảo mật. Báo cáo 2/2014 của Cisco chỉ ra rằng, Android là mục tiêu tấn công của 99% phần mềm độc hại trên di động.
Theo VNE
Giấu các ứng dụng không sử dụng ở iOS 7.1 Một lỗi tồn tại trên iOS 7.1 cho phép người dùng giấu những ứng dụng không cần thiết để dọn dẹp thiết bị thêm đẹp mắt hơn. Đã bao giờ bạn cảm thấy có rất nhiều ứng dụng trên chiếc iPhone của mình mà bạn chưa bao giờ sử dụng, những ứng dụng như Stocks hay Newsstand... những ứng dụng này ở trên...