Những bước đi hiệu quả trong phân luồng HS
Với những phương án tuyển sinh hết sức cụ thể, theo lộ trình từng năm, bám sát định hướng nghề nghiệp và phân luồng của Trung ương và của địa phương, ngành GD-ĐT tỉnh Quảng Nam đang thể hiện sự quyết liệt trong việc đẩy mạnh phân luồng sau khi tốt nghiệp THCS.
Cùng với các đề án phân luồng HS, ngành GD-ĐT Quảng Nam còn tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp cho HS.
Cụ thể hóa đường lối, chủ trương…
Ở kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2017 – 2018, lần đầu tiên tỉnh Quảng Nam thực hiện phân luồng HS không chỉ đối với HS vùng đồng bằng, thành thị, nông thôn, mà ngay cả đối với HS vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, các địa phương miền núi không còn tuyển 100% mà giảm xuống 90% như đồng bằng, thành thị.
Theo đó, vào năm học 2018 – 2019, tỉnh Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh phân luồng HS khi UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục phê duyệt phương án tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn với nội dung tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh so với năm học 2017-2018. Cụ thể, từ chỉ tiêu tuyển sinh 90% năm học 2017 – 2018, năm 2018-2019 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm nay sẽ kéo giảm xuống còn 85% so với số HS tốt nghiệp THCS đăng ký vào lớp 10, sau khi đã trừ đi số HS đã trúng tuyển vào các trường THPT chuyên biệt (gồm trường THPT chuyên, phổ thông dân tộc nội trú).
Điều đó cũng có nghĩa, với gần 21.000 HS đang học lớp 9 hiện nay, sau khi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập và các trường THPT chuyên biệt, số lượng HS không vào được lớp 10 công lập cả tỉnh Quảng Nam là gần 2.000 trường hợp.
Theo ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam, đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng là chủ trương lớn của Trung ương và của tỉnh Quảng Nam. Để cụ thể hóa chủ trương của Trung ương về đẩy mạnh phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho HS, Ngày 25/4/2017, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết 11, với mục tiêu đến năm 2020 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 là 80%, còn số lượng 20% HS sẽ vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đến năm 2025, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 sẽ chỉ còn là 70% và 30% số HS vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Năm học 2017 – 2018, tỉnh Quảng Nam bắt đầu triển khai thực hiện phân luồng theo lộ trình khi tuyển sinh lớp 10 công lập toàn tỉnh với chỉ tiêu 90% so với số HS lớp 9 đăng ký tuyển sinh lớp 10.
Sự quyết tâm trong công tác thực hiện
Video đang HOT
Để đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và phân luồng, thời gian qua, các đơn vị trường học cũng đã tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp cho HS. Chủ động, linh hoạt lồng ghép các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông và hoạt động tư vấn tuyển sinh, cung cấp thông tin về thị trường lao động để HS lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu của xã hội.
Cùng với đó, các đơn vị, cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện tốt các chế độ chính sách hỗ trợ cho đối tượng HS tốt nghiệp THCS theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Chính những điều đó đã cho công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng HS có những bước chuyển biến tích cực, được người dân, phụ huynh đồng tình hưởng ứng.
Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam là một trong những cơ sở có số lượng HS đăng ký học nghề tăng sau khi tỉnh Quảng Nam thực hiện đề án phân luồng HS. Thầy Phạm Hồng Chương – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm 2017, lần đầu tiên Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam tuyển được hơn 300 HS tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp với các ngành nghề sửa chữa, bảo trì ô tô, điện, chăn nuôi, quản trị kinh doanh du lịch. Trong đó, phần lớn các em lựa chọn vừa học nghề, vừa học văn hóa.
“Để phù hợp với phương án tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2018 – 2019 của UBND tỉnh Quảng Nam, hiện nay Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam đang gấp rút xây dựng lại kế hoạch tuyển sinh năm 2018 theo hướng tăng chỉ tiêu đào tạo nghề đối với HS tốt nghiệp THCS”, thầy Phạm Hồng Chương cho hay.
Đại Khải – Phú Minh
Theo giaoducthoidai.vn
Trường tư Hà Nội bức xúc vì bị buộc tuyển sinh cùng ngày
Sở Giáo dục Hà Nội quy định, các trường tư phải trình UBND quận/huyện duyệt phương án tuyển sinh, tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh trong 1-2 ngày.
Trường THCS Lương Thế Vinh năm học 2018-2019 tuyển sinh lớp 6 bằng cách kết hợp xét học bạ tiểu học và kiểm tra hai bài đánh giá năng lực (chi tiết phương án). Phương án đã được UBND quận Cầu Giấy phê duyệt. Từ quy định chỉ được tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực vào ngày 29-30/6, trường chọn ngày 29/6.
Hiệu phó Văn Thùy Dương trăn trở khi việc tuyển sinh đầu cấp của các trường có lượng hồ sơ đăng ký gấp nhiều lần chỉ tiêu như Lương Thế Vinh, Đoàn Thị Điểm, Hà Nội - Amsterdam bị "trói" trong 1-2 ngày. Quy định này làm phụ huynh, học sinh mất cơ hội được thử sức và lựa chọn nhiều trường mong muốn.
Các trường tư thục được quy định tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh để tuyển sinh vào lớp 6 trong cùng 1-2 ngày. Ảnh: Trường Marie Curie.
"Nếu Sở chỉ quy định về tháng, cho các trường tự ấn định ngày tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh thì trường Lương Thế Vinh sẽ chọn một ngày khác với Amsterdam, Marie Curie, Đoàn Thị Điểm... Việc này tạo điều kiện cho phụ huynh, học sinh được dự kỳ kiểm tra của nhiều trường rồi lựa chọn trường phù hợp khi có kết quả. Nếu không đỗ trường tư, trường chất lượng cao, con còn thời gian để đăng ký vào trường đúng tuyến quy định", bà Dương nói.
THCS Nguyễn Siêu năm nay chỉ tuyển 72 học sinh bên ngoài vào lớp 6. Nhưng sau 4 ngày thông báo, nhà trường phải đóng cửa hệ thống đăng ký online vì số lượng cao gấp 4 lần chỉ tiêu. Trường THCS Đoàn Thị Điểm sau một tuần phát hồ sơ cũng nhận được hơn 1.000 đơn đăng ký vào lớp 6 và chưa dừng lại. Việc các trường dù tuyển ít chỉ tiêu nhưng nhận được số lượng đăng ký lớn, theo Hiệu trưởng THCS Đoàn Thị Điểm - Đặng Quốc Thống, chứng tỏ phụ huynh đã đăng ký nhiều trường khác cho con rồi lựa chọn sau.
"Các nhà quản lý chưa đặt mình trong tâm thế của phụ huynh, học sinh. Trước khi con vào lớp 1, lớp 6, cha mẹ bao giờ cũng tìm trường cho con từ những năm trước. Trong khi đó, Sở Giáo dục lại quy định không cho trường công bố trước phương thức tuyển sinh, gây khó cho nhà trường, phụ huynh", Hiệu trưởng Trường phổ thông Marie Curie Hà Nội Nguyễn Xuân Khang nói.
Ông Khang phân tích, khi các trường chủ động công bố phương án tuyển sinh sớm, phụ huynh, học sinh sẽ có thời gian dài hơn để cân nhắc chọn trường phù hợp và có hướng ôn tập. Trong khi hầu hết tỉnh thành như TP HCM dành quyền này cho trường ngoài công lập thì Sở Giáo dục Hà Nội lại buộc nhà trường phải làm đề án, lập tờ trình xin UBND quận, huyện phê duyệt. Thời gian tuyển sinh Sở lại ấn định cụ thể từ ngày, tháng đến nội dung kiểm tra.
"Việc các trường tuyển sinh cùng một ngày, một lúc sẽ làm hạn chế nguyện vọng chọn trường của học sinh, phụ huynh. Sở Giáo dục cần linh hoạt hơn, trao quyền tự chủ về phương thức và thời gian tuyển sinh cho trường", Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Ngô Thị Minh đánh giá.
Bà nhấn mạnh, quan điểm của nhà nước là tạo điều kiện để trường tư thục phát triển, kéo học sinh của gia đình có điều kiện vào học, nhằm giảm tải cho hệ thống trường công vốn quá tải.
Tuyển sinh một ngày để giảm áp lực 'chạy sô' cho phụ huynh, học sinh
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 4/5 cho biết, trước đây nhiều trường tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 vào nhiều ngày đã gây ra hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan; phụ huynh, học sinh mệt mỏi vì chạy sô đi thi. Khâu gọi nhập học của các trường cũng bị xáo trộn do có trường học sinh trúng tuyển vào nhiều cơ sở cùng lúc.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định, học sinh không cần học thêm để làm được bài kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6 các trường đặc thù.
Để khắc phục hạn chế, giảm áp lực thi cử, tuyển sinh cho phụ huynh, học sinh, đỡ tốn kém cho xã hội và công tác tuyển sinh được trật tự..., Sở Giáo dục ấn định ngày các trường tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh là 29-30/6. Thời gian để học sinh đăng ký vào trường mong muốn từ ngày 26/5 đến 25/6.
"Thời điểm kiểm tra, đánh giá năng lực vào cuối tháng 6 giúp phụ huynh có thêm thời gian tìm hiểu về các trường được kỹ càng, từ đó có lựa chọn chính xác, phù hợp cho con. Một tháng sau khi kết thúc năm học cũ, các nhà trường cũng có đủ thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất, thành lập Hội đồng ra đề, coi kiểm tra... và làm tốt nhất các khâu tuyển sinh", đại diện Sở Giáo dục nói.
Sở Giáo dục khẳng định, nội dung hai bài đánh giá năng lực gồm tổ hợp Toán - Khoa học và bài tổ hợp tiếng Việt - Tiếng Anh - Lịch sử - Địa lý sẽ thuộc chương trình lớp 5 tiểu học, với kiến thức cơ bản. Đề các môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý chỉ ở mức độ nhận thức đơn giản.
Ví dụ, câu trắc nghiệm của môn Lịch sử là: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào năm nào? A. Năm 1858. B. Năm 1859. C. Năm 1860. D. Năm 1862. Câu trắc nghiệm của môn Khoa học như: Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì? A. Muỗi vằn. B. Muỗi thường. C. Muỗi a-nô-phen.
"Học sinh không cần học thêm để làm được bài kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6", đại diện Sở Giáo dục nói.
Mùa tuyển sinh năm 2018-2019, Hà Nội cởi trói cho 16 trường có số lượng đăng ký cao hơn chỉ tiêu và không tuyển theo tuyến, được tuyển sinh bằng xét tuyển kết hợp kiểm tra đánh giá năng lực. Các trường này gồm: THCS Cầu Giấy; hệ THCS của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; Nguyễn Tất Thành; THCS Nam Từ Liêm; THCS Chu Văn An (Thanh Trì); THCS Ngô Sỹ Liên (Chương Mỹ); THCS Nguyễn Huy Tưởng (Đông Anh), THCS Đô Thị Việt Hưng (Long Biên), THCS Trưng Vương (Mê Linh), THCS Sơn Tây, THCS Thanh Xuân.5 trường ngoài công lập cũng được áp dụng phương thức tuyển sinh trên gồm: Marie Curie; Nguyễn Siêu; Đoàn Thị Điểm; Lương Thế Vinh; Lomonoxop.Sở quy định, thí sinh các trường này sẽ phải làm hai bài kiểm tra là bài tổ hợp Khoa học tự nhiên và Toán; bài tổ hợp Khoa học xã hội - tiếng Việt - tiếng Anh. Nội dung kiểm tra thuộc chương trình giáo dục tiểu học, chủ yếu ở lớp 5. Hình thức kiểm tra là trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, thời gian làm bài 60 phút. Bài kiểm tra này sẽ đánh giá bốn cấp độ nhận thức của người làm là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao.Có hai đợt kiểm tra, đánh giá năng lực vào các trường THCS chất lượng cao, ngoài công lập đông thí sinh đăng ký, đợt một vào ngày 29/6 và đợt hai vào ngày 30/6. Từ ngày 10/7 đến hết 12/7, các trường triển khai tuyển sinh.
Quỳnh Trang
Theo vnexpress.net
Tỷ lệ chọi vào các trường chuyên đình đám ở TPHCM Tỷ lệ chọi vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - trường chuyên đình đám nhất ở TPHCM - trong kỳ tuyển sinh sắp tới là gần 1/4,4 dựa trên lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 1. Học sinh ở các tỉnh khác tốt nghiệp THCS cũng được tham gia dự tuyển vào trường này. Ngày 3/5, Sở GD-ĐT TPHCM công bố...