Những bước chuyển ngoạn mục của SHB
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội ( SHB) đã khẳng định vị thế của mình trong thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam, đứng trong Top 5 Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) tư nhân Việt Nam xét về quy mô hoạt động, thị trường, thị phần và khách hàng.
Hôm nay 13/11, tại Lễ Kỷ niệm 25 năm thành lập, SHB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì lần thứ hai và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Khẳng định thương hiệu
SHB (tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái) được thành lập vào ngày 13/11/1993 tại Cần Thơ với tổng vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng. Đến nay, SHB đã đạt được những tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động kinh doanh, xây dựng nền tảng tài chính phát triển bền vững với vốn điều lệ đạt hơn 12.000 tỷ đồng – tăng gấp hơn 30.000 lần so với khi thành lập; tổng tài sản từ 1 tỷ đồng năm 1993 tăng lên gần 300.000 tỷ đồng; vốn tự có đạt hơn 23.000 tỷ đồng. Từ một ngân hàng chỉ có 8 nhân viên nghiệp vụ, 2 điểm giao dịch, tính đến hết 30/9/2018, SHB có tổng tài sản đạt 299.698 tỷ đồng, vốn điều lệ ở mức hơn 12.036 tỷ đồng. Với gần 8.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng hơn 500 điểm giao dịch ở Việt Nam, Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân và DN, kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục…
Giao dịch tại chi nhánh của SHB. Ảnh: Khắc Kiên
Video đang HOT
Đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế đất nước, thương hiệu của SHB đã được khẳng định trên thị trường tài chính với vị trí Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam; Top 10 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong ngành tài chính ngân hàng; Top 10 ngân hàng thương mại uy tín nhất Việt Nam; Top 1.000 ngân hàng toàn cầu…
Trong thời gian qua, vị thế, tầm vóc của SHB được khẳng định, định vị ở tầm cao mới khi tham gia nhiều chương trình tọa đàm về đầu tư hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước lớn như: Mỹ, Pháp, Nga, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Đức, Úc, New Zealand, Nhật và nhiều quốc gia khác… SHB luôn được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tin tưởng, giao trọng trách cùng nhiều địa phương trên cả nước triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư lớn ở nhiều lĩnh vực trọng điểm; góp phần khơi thông nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Khát vọng được cống hiến
Để có được thành công đó, Tổng Giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê cho biết, tất cả đều bắt nguồn từ khát vọng được cống hiến. Công cuộc chuyển đổi mô hình họat động từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị và đổi tên thành SHB vào năm 2006 chính là bước đi mang tầm chiến lược để hiện thực hóa những khát vọng đó của SHB. Hoạt động kinh doanh SHB luôn tạo sự khác biệt phù hợp với từng giai đoạn thị trường. Ngân hàng lấy triết lý nhân văn làm nền tảng phát triển kinh doanh.
Định hướng trong thời gian tới, SHB đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, hàng đầu Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2020 đứng trong Top 3 Ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam và trở thành một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc và vươn tầm quốc tế. Trong giai đoạn tiếp theo, SHB xác định những trọng tâm chiến lược: Tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ. Đặc biệt, chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng công nghệ số; nâng cao năng lực tài chính, đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ thông qua Công ty tài chính tiêu dùng SHBFC…
Theo kinhtedothi.vn
Không hạn chế tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco
HĐQT Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã có Nghị quyết số 111A/2018/NQ-HĐQT thông qua việc không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco.
Sabeco vừa gửi văn bản tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM công bố thông tin về Nghị quyết của HĐQT nói trên.
Trong cơ cấu cổ đông của Sabeco hiện Bộ Công thương đang thay mặt Nhà nước nắm giữ 36% vốn điều lệ, Công ty TNHH Vietnam Beverage nắm 53,59% và các cổ đông khác nắm giữ 10,41%.
Dẫu vậy thì ai cũng hiểu Công ty TNHH Vietnam Beverage chỉ là pháp nhân được thành lập tại Việt Nam để thực hiện hợp pháp việc mua 53,59%% vốn điều lệ của Sabeco trong lần đấu giá hồi cuối năm 2017. Sở dĩ có sự xuất hiện của Công ty TNHH Vietnam Beverage là bởi các cổ đông nước ngoài chưa được phép mở room lên nắm giữ quá mức 49% vốn điều lệ tại doanh nghiệp bia có thị phần lớn nhất này. Đằng sau Công ty TNHH Vietnam Beverage chính là tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi người đang sở hữu trong tay ThaiBev.
Bình luận về động thái này đã có chuyên gia cho hay, việc HĐQT của Sabeco thông qua việc không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp có thể mở đường cho việc chuyển đổi cổ đông từ Công ty TNHH Vietnam Beverage sang một nhà đầu tư khác, mà có thể chính là ThaiBev nhằm xử lý các câu chuyện vay vốn nước ngoài trước đó của Công ty TNHH Vietnam Beverage khi mua Sabeco.
Trong báo cáo gửi Quốc hội về tình hình thực hiện vay và trả nợ công năm 2017 của Chính phủ hồi giữa năm 2018 có cho thấy, cuối năm 2017, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay tự trả tăng đột biến 73% so với năm 2016, cán mốc 21,9 tỷ USD. Trong đó, chủ yếu là khoản vay nước ngoài ngắn hạn của Công ty TNHH Vietnam Beverage khoảng 5 tỷ USD để mua cổ phần của Sabeco hồi tháng 12-2017, chiếm khoảng 1/4 tổng số nợ.
Một nguồn tin cũng cho hay, khoản vay có trị giá khoảng 4,6 tỷ USD này được Ngân hàng Trung ương Thái Lan bảo lãnh với một số ngân hàng nước ngoài và đi qua Vietcombank thực hiện để Công ty TNHH Vietnam Beverage là người vay. "Tuy nhiên, việc giá cổ phiếu của Sabeco khi trúng giá là 320.000 đồng/cổ phiếu đã nhanh chóng giảm đi 1/3 và giờ đang ở mức quanh 220.000 đồng/cổ phiếu khiến cho việc giải ngân khoản nợ vay này có những thách thức nhất định do những ràng buộc về cho vay. Bởi vậy, rất có thể các nhà đầu tư của Công ty TNHH Vietnam Beverage sẽ được tái cơ cấu và chuyện HĐQT Sabeco thông qua việc không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco là bước đi đầu tiên", nguồn tin của Baodautu.vn nhận xét.
Thanh Hương
Theo baodautu.vn
Vinalines thoái lượng vốn lớn tại Vitranschart Vinalines sẽ giảm tỉ lệ nắm giữ tại Công ty CP Vận tải và Thuê tàu biển VN (Vitranschart) từ 58,03% xuống 36%. Hơn 13,4 triệu cổ phần tại Vitranschart được Tổng công ty Hàng hải VN đưa ra đấu giá với giá khởi điểm 1.200 đồng/cổ phần - Ảnh minh họa Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) vừa có thông báo...