Những bức tượng trên vách núi
Rushmore mountain, The Crazy Horse Memorial hay Ngôi đền đá Abu Simbel đều là những công trình khắc trên vách núi, rất nổi tiếng và vô cùng hoành tráng
Bên dưới bốn bức tượng tổng thống, vách đá và rừng thông phủ kín
Rushmore mountain
Đứng cách đỉnh Rushmore vài cây số, du khách đã nhìn thấy bức phù điêu bốn gương mặt sinh động của 4 vị tổng thống: Georges Washington (tượng trưng cho sự đấu tranh giành độc lập), Thomas Jefferson (tượng trưng cho nền dân chủ của nước Mỹ), Theodore Roosevelt (tượng trưng cho sự bảo vệ thiên nhiên) và Abraham Lincoln (tượng trưng cho sự tự do). Tuy không hẳn là những chính trị gia xuất sắc nhất, nhưng họ là biểu tượng cho những giai đoạn lịch sử đáng nhớ của nước Mỹ.
Hướng về phía Đông Nam, quần thể tượng luôn đón nhận những tia nắng ban mai đầu tiên
Hướng về phía Đông Nam, quần thể tượng luôn đón nhận những tia nắng ban mai đầu tiên. Mỗi khuôn mặt có chiều cao 18 mét, con mắt dài 3 mét, khoé miệng 5,5 mét, sống mũi 6 mét, bắt đầu thực hiện từ năm 1927 và hoàn thành năm 1941.. Nếu lấy đầu tượng làm “chuẩn”, nhân theo tỷ lệ thì tượng toàn thân một vị tổng thống sẽ cao 215 mét. Hoành tráng đến vậy, song không vì thế mà bức phù điêu thô ráp, trái lại, từng đường nét được gọt đẽo hết sức tỉ mỉ, mịn màng, các chi tiết khắc hoạ được nét riêng của từng người và trông rất có hồn. Bên dưới bốn bức tượng tổng thống, vách đá và rừng thông phủ kín. Con đường lát gỗ len lỏi dưới vách núi cho phép du khách tản bộ và ngắm nhìn gương mặt các tổng thống từ nhiều phía, nhiều góc độ. Hơn 400 công nhân dưới sự chỉ đạo của nghệ sĩ Gutzon Borglum đã miệt mài thực hiện tạo nên ngọn núi nổi tiếng này.
The Crazy Horse Memorial
Cách núi Rushmore vài dặm, một bức tượng tạc vào núi có kích thước còn lớn hơn cũng đang được chế tác. Công trình The Crazy Horse Memorial này được nhà điêu khắc Korczak Ziolkowski khởi công năm 1948. Khi ông qua đời năm 1982, vợ và các con ông tiếp tục thực hiện công trình dang dở. Nếu hoàn tất, bức tượng sẽ có chiều rộng 195 mét và cao 172 mét, tạc hình chiến binh Crazy Horse cưỡi ngựa. Nhưng đến nay mới chỉ có phần đầu cao 27 mét hoàn tất.
Đến nay mới chỉ có phần đầu cao 27 mét hoàn tất
Nước Mỹ còn có một công trình khổng lồ khác tạc vào núi đá granite có tên Stone Mountain ở bang Georgia. Đây là bức phù điêu về 3 nhà lãnh đạo của phong trào Confederacy (liên bang) đang cưỡi ngựa, gồm Tổng thống Jefferson Davis, tướng Robert E. Lee và tướng Thomas “Stonewall” Jackson. Toàn bộ công trình có chiều rộng 93 mét và cao 58 mét.
Đây là bức phù điêu về 3 nhà lãnh đạo của phong trào Confederacy đang cưỡi ngựa
Tượng bán thân Ataturk – Thổ Nhĩ Kì
Video đang HOT
Được xây dựng tại ngoại ô thành phố Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ hình ảnh bán thân khổng lồ của Ataturk, nhìn từ xa rất ấn tượng bởi nó khá giống với phong cách 4 bức tượng tổng thống Mỹ tại núi Rushmore. Tuy vậy tác phẩm này không phải tạc thẳng vào đá mà được đúc bằng bê tông.
Tác phẩm này không phải tạc thẳng vào đá mà được đúc bằng bê tông
Hai bức tượng Phật đã từng lớn nhất thế giới
Afghanistan từng là nơi tọa lạc hai bức tượng Phật lớn nhất thế giới tạc thẳng vào núi đá sa thạch ở vùng Bamiyan từ 1.500 năm trước. Bức tượng lớn hơn có chiều cao 55 mét, trong khi bức còn lại thấp hơn khoảng 18 mét. Tuy vậy cả hai đều đã bị lực lượng Taliban phá hủy năm 2001, trước sự bất lực của cả thế giới. Taliban khi đó đang cầm quyền tại Afghanistan cho rằng đây là những hình tượng bị cấm theo luật Hồi giáo Sharia.
Cả hai đều đã bị lực lượng Taliban phá hủy năm 2001
Tượng Phật tại Tứ Xuyên
Tượng phật khổng lồ ở Lư Sơn, tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, được tạc vào núi đá dưới thời nhà Đường (618-907). Bức tượng Phật ngồi uy nghi nhìn ra mặt sông lớn này có chiều cao 71 mét và rộng 28 mét. Chiếc móng chân nhỏ nhất của tượng cũng đủ lớn để một người ngồi gọn lên trên.
Chiếc móng chân nhỏ nhất của tượng cũng đủ lớn để một người ngồi gọn lên trên
Vua Decebalus – Rumania
Bức tượng đá lớn nhất châu Âu có tên Vua Decebalus tọa lạc bên bờ sông Danube, gần thành phố Orova của Rumania. Công trình cao 40 mét này mới được hoàn thành 5 năm trước.
Công trình cao 40 mét này mới được hoàn thành 5 năm trước
Ngôi đền đá Abu Simbel
Ngôi đền đá khổng lồ Abu Simbel ở miền nam Ai Cập cũng được tạc thẳng vào núi đá vôi từ thế kỷ 13 Trước Công nguyên. Nhưng tới những năm 1960, công trình vĩ đại được dịch chuyển tới vị trí mới để tránh bị ngập trong nước khi đập thủy điện Aswan được xây dựng. Nhóm 4 bước tượng vua Rameses II tại đây, mỗi bức cao 20 mét, được dùng để trang trí mặt trước của đền.
Ngôi đền đá khổng lồ Abu Simbel ở miền nam Ai Cập
Tu viện của thành phố Petra – Jordan
Một công trình thuộc hàng tuyệt tác khác ra đời từ thời cổ đại là thành phố Petra ở Jordan, có tuổi đời từ 2.000 đến 4.000 năm. Tổ hợp vĩ đại này mãi đến năm 1812 mới được người phương Tây biết đến khi nó được một nhà thám hiểm người Thụy Sĩ “phát hiện”. Công trình lớn nhất tạc vào núi đá tại đây là tu viện có chiều cao 50 mét, rộng 45 mét và từng xuất hiện trong nhiều bộ phim của Hollywood..
Tổ hợp vĩ đại này mãi đến năm 1812 mới được người phương Tây biết đến
Nhà thờ St George – Ethiopia
Nhà thờ St George ngầm dưới lòng núi đá ở Lalibela, Ethiopia có hình chữ thập lớn được tạc sâu xuống khối đá núi lửa. Nhà thờ độc nhất vô nhị này có chiều cao 30 mét và các tín đồ muốn xuống cầu nguyện phải đi qua hàng loạt căn hầm.
Các tín đồ muốn xuống cầu nguyện phải đi qua hàng loạt căn hầm
Theo yeudulich
Thực hư chuyện săn tắc kè bán 50 triệu/con
Chỉ vì những tin đồn về giá trị thực của tắc kè mà trong thời gian gần đây ở Nghệ An đã xuất hiện một "cơn sốt" săn tắc kè. Điều này đang khiến cho loài động vật quý hiếm này có nguy cơ biến mất.
Cố kiếm tắc kè 3 lạng để mong đổi đời!
Cơn sốt săn tắc kè đang lan rộng ở Nghệ An, tất cả bắt nguồn từ những tin đồn vô căn cứ
Mặc cho trời mưa ẩm ướt cộng thêm gió mùa khiến cho tiết trời thêm lạnh giá nhưng những kẻ săn tắc kè vẫn tay bị tay gậy leo lên từng vách núi hòng tìm kiếm cơ may săn những con tắc kè "khủng" trên 3 lạng để mong... đổi đời.
Xã Quang Thành (huyện Yên Thành) là một trong những "điểm nóng" về nạn săn tắc kè. Trên những lèn đá dựng đứng, rêu mọc nham nhở, trời lại mưa khiến cho đường lên vách núi trơn tuột như bôi mỡ.
Ấy thế mà đám trẻ chăn trâu vẫn thoăn thoắt leo lên để tìm bắt những chú tắc kè đang trốn lạnh trong các kẽ đá.
Một học sinh lớp 8, Trường THCS Quang Thành hổ hởi: "Cách đây 2 tháng có mấy người lạ mặt đến làng nói sẽ mua tắc kè với giá rất cao. Con 3 lạng giá 50 triệu đồng, cứ trên 3 lạng 1 gram là giá tăng thêm 20 triệu đồng. Nghe tin đó, làng em và cả xã đổ xô đi bắt. Mấy ngày qua em bắt được 4 con nhưng dưới 2 lạng nên họ chỉ mua với giá 150 ngàn/con".
Một trong những người "kiên trì" nhất trong việc tìm kiếm con tắc kè 3 lạng trở lên là anh Hoàng Văn Thìn, trú tại xã Kim Thành. Đã 2 tháng từ khi có tin "sốc" như trên, anh cùng một người bạn tên Hoàn ở xã Quang Thành đã cất công săn tìm tắc kè, nhưng đều bất lực và chỉ tìm được những con có trọng lượng nhỏ hơn.
Anh Thìn tâm sự: "Kể cũng lạ, tắc kè chi mà đắt rứa, mà giá cả lại chênh lệch nhiều đến vậy giữa con to và con nhỏ. Mấy tháng nay tôi tìm được có khi cũng ngót trăm con nhưng toàn là con nhỏ cỡ 1 - 2 lạng thôi, bán giá chỉ 100 - 200 nghìn đồng. Trầy trật mãi chẳng thấy bắt được con nào 3 lạng cả, đôi khi cũng nản nhưng nghe họ hét giá 50 triệu đồng 1 con 3 lạng kể ra rất hấp dẫn nên tôi sẽ cố kiếm cho bằng được khỏi mất công mất sức bấy lâu".
Cơn sốt đang lan rộng
Ở Nghệ An, "cơn sốt" tắc kè đang lan nhanh từ Yên Thành sang các khu vực có nhiều rừng núi như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn...
Sau hơn 2 tháng kể từ khi "cơn sốt" tắc kè bùng lên, hiện naytạivùng rừng núi Yên Thành, những "ổ" tắc kè dường như đã không còn. Tại các xã Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch (huyện Quế Phong) phong trào "săn" tắc kè cũng khiến cho hàng trăm người dân hàng ngày trèo đèo, lội suối đi tìm.
Anh Moong Văn Tình, trú xã Tri Lễ nói: "Nghe tin tắc kè đắt vừa mới đây thôi nhưng giờ đi đâu cũng gặp người săn tắc kè, ban đêm ánh đèn pin soi sáng cả một cánh rừng, tiếng gõ thân cây để nhử tắc kè từ trên ngọn xuống nhức hết cả tai. Vừa rồi anh Phát ở cùng xã bắt được hơn 2 chục con mà toàn hàng "tép" (con nhỏ hơn 3 lạng - PV), chỉ 1 - 2 lạng, có con chỉ mấy chục gram bán cũng chả ăn thua, tôi đang tính thôi không tìm nữa".
Tin vịt?
Một cậu bé chăn trâu đang săn tắc kè
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến thời điểm này, hầu như địa phương nào các đầu nậu ở Diễn Châu, TP Vinh, Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh... cũng đã liên hệ và "cắm chốt" các "đại lý " thu mua, hàng ngày mỗi đại lý cũng thu được chừng 10 - 30kg tắc kè.
Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào trên 3 lạng.
Lần theo thông tin của những "đại lý" ở các huyện, chúng tôi may mắn liên hệ được một đầu nậu ở TP Vinh. Tuy nhiên, qua quá trình dò hỏi chúng tôi nhận thấy người đàn ông kín tiếng này chỉ ầm ừ cho qua chuyện và có ý đuổi khéo.
Qua khai thác thông tin mãi, đầu nậu này cũng thú nhận chưa "gom" được lô hàng nào có con 3 lạng !
Để lý giải vì sao lại có người hỏi mua tắc kè 3 lạng giá "khủng" như thế, chúng tôi đã được nghe vô số lời giải thích cũng như phán đoán của nhiều người, trong đó có một số "đầu nậu" đất Bắc, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở...tin đồn.
Đồn rằng lưỡi của tắc kè lâu năm dùng để điều trị bệnh AIDS thịt chế được chất kích dục, máu chữa được bệnh ung thư vv...và vv... Tuy nhiên, điều đó đã được các nhà y học khẳng định chưa có một cơ sở khoa học nào để nói tắc kè chữa được những căn bệnh nan y như đã nói. Đó chỉ là lời đồn thổi!
Trước đây cũng từng xảy ra những cơn sốt tương tự như tin đồn mua đuôi mèo, móng trâu, tai ngựa, rễ cây hồi,... với giá cao ngất ngưởng. Thực tế tất cả chỉ là đồn thổi, không có thực và thực tế đã có nhiều người phải dở khóc dở cười tiền mất, tật mang vì "trót" nghe theo những tin đồn như vậy.
Theo Vietnamnet
Những con đường 'rợn người' nhất thế giới Các cung đường này thường nằm "lọt thỏm" trong vách núi hay chênh vênh bên vực sâu thăm thẳm khiến bất cứ một tài xế nào cũng phải "sởn tóc gáy" mỗi khi đi qua. Chưa hết, những con đường nguy hiểm nhất trên thế giới này còn chạy ngoằn nghèo khiến người điều khiển xe phải cực kỳ cảnh giác khi qua...