Những ‘bóng hồng’ thầm lặng
SEA Games 31 đã kết thúc nhưng những dấu ấn, những câu chuyện về một kỳ SEA Games lịch sử vẫn chưa lắng đọng. Phía sau những nụ cười chiến thắng, những tấm huy chương lấp lánh là những hy sinh, những giọt nước mắt, nhất là của các nữ HLV, VĐV.
Tô Thị Trang vượt qua nỗi đau mang vinh quang về cho đất nước
Họ đã gác lại việc nhà, nén nỗi đau mất người thân, nỗi nhớ con vào sâu thẳm trái tim để rồi bùng nổ bằng các chiến công rực rỡ.
Kìm nén nỗi nhớ con!
Nếu ai đó đến Cung điền kinh trong nhà Hà Nội trong những ngày môn Đấu kiếm thi đấu, sẽ dễ dàng bắt gặp bà mẹ trẻ xinh đẹp Bùi Thị Thu Hà với vóc dáng thon gọn, tay bế con nhỏ, nựng con sau khi kết thúc phần thi đấu.
Trở lại tập luyện sau khi sinh con khoảng một năm, Hà phải trải qua 8 tháng khổ luyện mới có được thành công tại SEA Games 31. Sinh con xong, sức khỏe, thể lực giảm sút, Hà không thể theo kịp các đồng đội còn đang son rỗi. “Tôi may mắn được ban huấn luyện quan tâm nên đã soạn riêng cho một giáo án để tiếp cận từ từ, vừa nâng dần thể lực, lại vừa đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Con còn nhỏ mà đã phải xa, nhiều lúc tôi nhớ con quay quắt, những khi cháu ốm, quấy khóc, tôi cũng không ở nhà trông con được, chỉ biết gọi điện thoại về và nhờ ông bà nội chăm sóc cháu để tôi yên tâm tập luyện và thi đấu. Tôi biết ơn chồng và bố mẹ chồng đã luôn là hậu phương vững chắc, thay tôi chăm con để có được thành công như ngày hôm nay”, chủ nhân của chiếc HCV kiếm chém cá nhân nữ tại SEA Games 31 xúc động.
Cũng là một bà mẹ trẻ, VĐV Đoàn Thị Thu Hương 3 HCV SEA Games 31 môn Dance Sport cũng đã phải trải qua một hành trình đầy khó nhọc. “HLV đã khơi dậy niềm đam mê và khát khao cống hiến cho tôi. Vì thế sau khi sinh con được 2 tháng tôi đã quay trở lại tập luyện. Tuy nhiên, do sinh mổ nên khi đó sức khỏe của tôi chưa tốt, vết mổ chưa lành hẳn nên nhiều khi tôi phải trải qua đau đớn để tập luyện. Con còn nhỏ đã phải xa, nỗi nhớ hằng ngày trào dâng, tôi phải kìm lòng mình xuống để tập trung tập luyện”, Đoàn Thị Thu Hương chia sẻ.
Nữ VĐV xinh đẹp này cũng cho biết, tiếng gọi lớn nhất để cô quay trở lại tập luyện chính là “lòng tự hào dân tộc”. “Trong tôi luôn ẩn chứa lòng tự hào dân tộc vì thế khi biết SEA Games sẽ được tổ chức trên sân nhà, tôi cũng mong muốn được thi đấu, cống hiến, làm được một điều gì đó cho đất nước. Cho tới giờ tôi vẫn xúc động khi nghĩ đến giây phút được tự hào hát quốc ca, được nhìn lá cờ Tổ quốc trang trọng kéo lên vị trí cao nhất khi tôi được trao huy chương. Và vì thế dù việc tập luyện nhiều khó nhọc, dù phải chịu đau đớn, phải xa con nhưng tôi vẫn vượt qua tất cả để thi đấu và may mắn là ngay trong lần đầu dự SEA Games đã lập được hat trick HCV về cho Tổ quốc”, Thu Hương chia sẻ.
Video đang HOT
Dương Thúy Vi giành 2 HCV SEA Games 31
Để thanh xuân không phải hối tiếc
Còn với võ Wushu kỳ cựu Dương Thúy Vi, dù cha mẹ mong muốn cô lập gia đình, yên bề gia thất thì cô gái 29 tuổi này vẫn tâm niệm: “Để thanh xuân không phải hối tiếc, Vi xin phép ích kỷ một chút để tiếp tục được cống hiến, được đam mê, nhiệt huyết với wushu. Và điều quan trọng nhất là được nghe quốc ca, được đứng trên bục cao nhất, để Tổ quốc được vinh danh khi chúng tôi đoạt HCV”. Còn với tay chèo Đinh Thị Hảo (Rowing), động lực để cô thi đấu thành công chính là luôn có gia đình và người hâm mộ ở bên: “Khi thi đấu chúng tôi gặp rất nhiều áp lực nhưng tôi luôn nghĩ mình có gia đình, có người hâm mộ đợi chờ ở phía sau vạch đích nên cố gắng chèo nhanh nhất để đoạt HCV cho bản thân, gia đình, họ hàng và cao hơn nữa là cho thể thao Việt Nam”.
Đằng sau những tấm huy chương, những thành tích cao là sự hy sinh của các nữ VĐV, HLV trong cuộc sống gia đình, khi tạm gác lại vai trò làm vợ, làm mẹ, thậm chí không được ở bên người thân trong giây phút sinh ly tử biệt để mang vinh quang về cho đất nước. Đó là võ sĩ Tô Thị Trang, nữ VĐV đầu tiên của Đoàn thể thao Việt Nam giành HCV tại SEA Games 31 khi thi đấu thuyết phục tại hạng cân 48 kg nữ môn kurash.
Trong những ngày bố bị bệnh nặng, Tô Thị Trang đã không thể cận kề chăm sóc mà phải luyện tập và đi thi đấu. Trong ngày Tô Thị Trang giành được HCV cũng là ngày bốcô qua đời. “Tôi được gia đình đưa đến bệnh viện thăm bố, chưa bao giờ tôi thấy bố với nhiều thiết bị y tế đến thế. Khi ấy tôi chỉ kịp nói với bố: “Bố ơi, con đã giành HCV rồi, bố tỉnh dậy mà xem HCV của con đi. Tôi thấy nước mắt bố rơi quanh mí mắt, tôi tin là bố đã cảm nhận được. Chắc chắn bố tôi sẽ tự hào về tôi. Bố ra đi thanh thản, con sẽ ở đây là trụ cột cho gia đình, sẽ thi đấu mang huy chương về cho đất nước”, Tô Thị Trang nghẹn ngào khi chia sẻ lại câu chuyện xúc động của cô tại SEA Games 31.
Hay như nữ VĐV Khuất Phương Anh giành HCV nội dung chạy 800m nữ, HCB ở nội dung 1.500m nữ tại SEA Games 31. Khuất Phương Anh đã có 10 năm gắn bó với đường chạy nhưng cô mới chỉ giành HCB ở đấu trường SEA Games. Sau SEA Games 30, Phương Anh phải nghỉ tập khá lâu để điều trị chấn thương gân khoeo và mảng bám bánh chè. May là cô được mẹ và HLV Nguyễn Thị Bắc, yêu thương, động viên cô vượt qua chấn thương để tập luyện và thành tích hôm nay là nỗ lực tuyệt vời của nữ VĐV mạnh mẽ và đam mê tốc độ trên đường chạy.
Tại SEA Games 31, các nữ VĐV đã đóng góp quá nửa số HCV giành được của Đoàn Thể thao Việt Nam. Trong đó, nhiều người đạt thành tích rất đặc biệt như Nguyễn Thị Oanh với 3 HCV ở môn điền kinh, được bình chọn là một trong 4 VĐV xuất sắc nhất Đại hội; Nguyễn Thị Hương với 5 tấm HCV Canoeing; các nữ VĐV môn Rowing cũng xuất sắc giành cả 8 HCV… Bên cạnh đó là những tập thể nữ rất xuất sắc như đội tuyển bóng đá nữ VN đã giành HCV tại 3 kỳ SEA Games liên tiếp (cũng là tấm HCV thứ 7 trong lịch sử các kỳ Đại hội); tuyển nữ bóng ném cũng giành HCV SEA Games 31… Có thể nói rằng họ đã mang trong tim lá cờ Tổ quốc, để nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thi đấu và cống hiến hết mình.
Nhan sắc xinh đẹp của "nữ hoàng" Wushu người vừa giành được tấm HCV SEA Games 31
Khoảnh khắc Dương Thuý Vi giành được tấm HCV ở SEA Games 31 vào sáng nay khiến người xem không khỏi ngưỡng mộ trước vẻ đẹp và tài năng của cô nàng có mệnh danh là "nữ hoàng" của thể thao Việt Nam.
Dương Thúy Vi cái tên không còn mấy xa lạ với những người hay theo dõi thể thao Việt Nam đặc biệt là ở bộ môn Wushu. Ở tuổi 29 vẫn đầy tự tin, những đường kiếm làm mê hoặc người xem, những tiếng hét đanh thép đã làm cho khán giả Thủ đô vỗ tay không ngớt. Thuý Vi kết thúc bài biểu diễn với 9,7 điểm và giành HCV SEA Games 31 đầy thuyết phục.
Dương Thuý Vi giành HCV SEA Games 31.
Tấm HCV SEA Games 31 có thể nói đầy ngọt ngào, bởi Thuý Vi vừa bước sang tuổi 29 (sinh ngày 11/5/1993). Đây cũng là HCV đánh dấu sự trở lại sau 5 năm của "nữ hoàng" wushu Việt Nam tại sân chơi SEA Games.
"Tấm huy chương vàng này thực sự rất đặc biệt với em khi lần đầu giành vào dịp sinh nhật. Hôm nay em muốn gửi tặng tấm HCV này cho người hâm mộ Việt Nam, là sự báo đáp của em cho khán giả...".
Dương Thúy Vi được người hâm mộ gọi với các biệt danh như "nữ hoàng", "cô gái vàng". Dù có khó khắn vất vả trong lúc tập luyện và thi đấu nhưng cô nàng vẫn dành những khoảng thời gian riêng cho bản thân mình, những chuyến du lịch nghỉ nghơi.
Có lẽ đây cũng là kì SEA Games cuối cùng của vận động viên này, "nữ hoàng" trong làng Wushu Việt đang chuyển hướng dần sang công tác huấn luyện và lui dần về hậu phương.
Một số hình ảnh của "nữ hoàng" Wushu người vừa giành được tấm HCV SEA Games 31 Dương Thúy Vi:
Dung nhan nữ VĐV 'mở hàng' HCV SEA Games 31 cho Việt Nam Trở thành người mở hàng cho Đoàn thể thao Việt Nam tấm HCV SEA Games 31, nữ VĐV Tô Thị Trang lập tức gây chú ý nhờ nhan sắc. Chiều 10/5, người mở hàng HCV cho Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 là nữ VĐV kurash Tô Thị Trang. Sau khi đánh bại Aclopen (Philippines), Tô Thị Trang bật khóc...