“Những bông hoa trời cho” chỉ mỗi năm 1 vụ nhưng là những món ăn ngon ngọt miễn chê, đã thế còn đẹp rực rỡ cả mâm cơm đặc sản
Mỗi năm lũ về những bông súng, bông điên điển, bông bần, so đũa, lục bình, – còn được gọi là “những bông hoa trời cho” đã khuấy động bàn ăn cả vùng đặc sản bởi sự rực rỡ, ngon ngọt miễn chê và rất riêng của vùng sông nước.
Mùa lũ về còn gọi là mùa nước nổi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đó là hiện tượng lũ lụt tự nhiên ở vùng đất 9 rồng này, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Hiện tượng đặc trưng này chỉ có ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia.
Mùa nước nổi là mùa bông súng nở rộ. Ảnh: Vũ Thuyết Hùng
Mùa nước nổi đưa lũ về giúp bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại, chuột… Nước cũng mang về các sản vật như cá linh, cua đồng, lươn, rắn… đặc biệt là những bông súng, bông điên điển, bông bần, so đũa, lục bình… nở rộ, được người miền Tây chế biến thành những món ăn dân dã rất ngon miệng.
Một trong những loại bông mùa nước nổi mà gợi thuơng nhớ cho những người con miền sông nước đất 9 rồng nhiều nhất là bông súng – thứ cây làm nên hương vị đặc sản rất riêng của các món ăn sông nước miền Tây Nam Bộ.
Bông súng là loài cây thủy sinh, dễ mọc khi nước lên. Nước lên bao nhiêu thì những cây bông súng ngoi lên bấy nhiêu theo con nước, trung bình một cây bông súng dài 4-5 mét, có cây dài tới 7 mét.
Cùng với mùa bông súng là mùa thu hái bông điên điển. Ảnh: Vũ Thuyết Hùng
Theo Đông y, cây bông súng có nhiều giá trị dinh dưỡng và các công dụng như an thần, hỗ trợ một số bệnh về tim mạch, tiêu hóa, sinh lý… Các món ăn chế biến từ bông súng cũng rất ngon và bổ dưỡng.
Video đang HOT
Người miền Tây dùng bông súng làm nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn dân dã như lẩu bông súng, gỏi bông súng, canh chua bông súng, bông súng xào…
Đặc biệt là món ngon mắm kho bông súng là một đặc sản dân dã miền Tây.
Bông súng mua về tước vỏ, cắt khúc vừa ăn, rửa sạch, để ráo nước.
Mắm kho được làm từ cá sặc, cá linh. Món mắm kho bông súng nếu nấu với nước cốt dừa thì càng ngon, có thể thêm cà tím, thịt ba chỉ, sả, ớt… tùy nhà.
Khi mắm kho gần chín thì thả bông súng vào. Món ăn dậy mùi thơm nồng của mắm, ngậy ngậy của thịt ba chỉ, và giòn giòn của bông súng.
Canh chua bông súng. Ảnh: Vũ Thuyết Hùng
Món canh cá chua nấu bông súng cũng rất phổ biến của cư dân mùa nước nổi. Bà con chọn cọng hoa súng màu trắng, tước vỏ, cắt khúc rồi ngâm vào nước muối loãng để cọng súng được trắng.
Canh cá chua nấu bông súng có thể kết hợp với các loại cá đồng như cá lóc, cá bông lau, cá chép, cá trắm… Khi cá gần chín thì nêm nếm gia vị vừa miệng, thêm chút me chua, rau ngò, hành hoa, mùi tàu, vài lát ớt đỏ – là được bát canh cá chua bông súng đúng chuẩn.
Một món ngon khác từ bông súng rất phổ biến, đơn giản dễ làm là món gỏi bông súng.
Bông súng hái về sau khi sơ chế sẽ được trộn với các gia vị gồm mắm, đường, nước cốt chanh. Muốn ăn tươi thì cho thêm tôm, thịt ba chỉ luộc rồi xắt mỏng miếng vừa ăn. Tất cả trộn lẫn với bông súng và chút hành tây thái lát mỏng, rắc chút lạc rang, vài lát ớt quả, hành tỏi phi… là hoàn thành món gỏi bông súng hấp dẫn.
Mắm kho bông súng. Ảnh: Vũ Thuyết Hùng
Những du khách tới miền Tây ăn món gỏi bông súng đều nói rằng những bông hoa trời cho cư dân đất 9 rồng mỗi năm 1 vụ đã làm mâm cơm rực rỡ, ngon ngọt độc đáo miễn chê. Đưa miếng bông súng vào miệng thấy giòn ngon, thanh mát giúp họ hết mệt mỏi, làm dịu đi cái nóng nực, bụi bặm dặm trường.
Món ăn dân dã ở mỗi vùng miền đều làm nên cái hồn của đất và người nơi đó. Bông súng cũng vậy, nhưng món ăn miền Tây làm từ bông súng đã làm nên hương vị đặc trưng của vùng đất 9 rồng. Hàng năm hương vị cac món ăn từ những loài cây hoa chỉ có vào mùa nước nổi lại gợi nỗi nhớ quê hương da diết của mỗi người con xa xứ.
7 loại rau mùa nước nổi miền Tây
Đọt choại, bồn bồn, năn bộp... là những món ngon nhất định phải thử khi có dịp đến miền Tây vào khoảng tháng 8-11.
Bông điên điển có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào cuối năm. Lúc này bông phủ vàng rực bên bờ ao, ngoài ruộng, nên nó được ví như 'mai vàng mùa nước nổi'. Điên điển vị chát nhẹ, giòn, hậu ngọt, là rau ăn kèm không thể thiếu của món bún, lẩu mắm kiểu miền Tây. Điên điển xào với tép đồng tạo nên hương vị khó quên còn điên điển đúc bánh xèo rất thích hợp nhâm nhi chiều mưa.
Năn (năn bộp) vốn là cỏ mọc hoang, song ngày nay trở thành loại rau 'hái ra tiền' của nhiều gia đình miền Tây vào mấy tháng nước nổi. Năn sau khi nhổ, rửa sạch, cắt ngắn khoảng 30 cm để lấy phần trắng, giòn. Cây dùng để ăn sống, chấm mắm kho, mắm chưng hoặc nhúng lẩu mắm, nấu canh cua đồng.
Bồn bồn hay còn được gọi là cỏ nến thường sống ở mé sông, mọc dại. Vài năm gần đây, nông dân Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu đã trồng bồn bồn để bán. Bồn bồn sau khi nhổ về sẽ cắt bỏ lá, chừa gốc một đoạn và dùng dao nhỏ chẻ dọc theo một phần ba thân để tách lấy lõi non - là phần ăn được của cây bồn bồn, rất ngon và ngọt. Bồn bồn ăn sống chấm cá kho, hoặc có thể xào với thịt, tép đồng, canh chua, làm dưa muối...
Hẹ nước mọc trong các thửa ruộng phèn, gốc bám sâu dưới bùn đất và người miền Tây coi đây là 'của ngon vật lạ trời cho' bởi không phải miền nào cũng có. Tháng 11-12 là thời điểm thu hoạch, người dân kéo thau ra đồng hái hẹ. Cọng hẹ mảnh, dẹt, luộc qua rồi xào hoặc nấu canh, giòn giòn, vị mát. Bạn có thể ăn sống, chấm kho quẹt hay nước kho cá. Ảnh: Facebook Ngoại Tý
Bông súng là đặc sản miền Tây quen thuộc với nhiều người, có độ giòn, xốp, càng ngon hơn vào mùa nước nổi. Cọng bông súng màu tím, có thể xào hay nấu canh chua cá tép đồng, mắm kho. Bông súng rửa sạch, tước lớp vỏ ngoài mỏng, ngắt hoa, giữ lại cọng, kèm theo cá linh, rô đồng, thịt heo ba rọi và cà tím là có ngay một nồi lẩu mắm thơm ngon, đúng điệu miền Tây. Ảnh: Instagram Thanh23184
Sầu đâu hay còn có các tên gọi khác là sầu đông, xoan sầu đâu mọc ở nhiều tỉnh thành, nhưng hiếm nơi nào hái lá sầu đâu nấu ăn giống miền Tây. Khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch năm sau, cây sầu đâu thay lá, ra bông cũng là lúc dân địa phương hát đọt non về chấm mắm kho, cá kho... Đặc biệt, gỏi sầu đâu, món ăn của người Campuchia, dùng kèm với cơm nóng rất ngon miệng.
Đọt chạy hay đọt choại là món ngon dân dã mà thực khách phương xa luôn muốn thưởng thức khi về các tỉnh miền Tây. Loài cây này sống nhiều ở vùng đất bùn trũng, thuộc loại dây leo, thân bò (chạy) tới đâu thì bám rễ hút nước tới đó, thích nghi với vùng đất nhiễm phèn nhẹ. Mùa mưa lũ, thân cây mọc nhanh và xanh tốt, có thể xào tỏi, làm gỏi, nhúng lẩu rất ngon. Ai lần đầu ăn đọt chạy sẽ thấy nhớt giống rau đay, rau mồng tơi, có vị đăng đắng nhưng nhai kỹ sẽ thấy ngon ngọt, ăn rồi rất dễ nghiền.
3 đặc sản từng được xem là 'cỏ dại' ở miền Tây Bồn bồn, cây năn và hẹ nước là 3 đặc sản Nam Bộ có hương vị thơm ngon, có loại phải chờ đến mùa nước nổi mới được thưởng thức. Bồn bồn (cây cỏ nến) vốn là loại cây mọc hoang sống ở vùng đất ngập nước trong ao hồ hoặc mé sông. Cây phát triển quanh năm nhưng tốt nhất là vào...