Những bộ phim làm về thảm kịch hàng không gây ám ảnh
Vụ rơi máy bay MU5735 chở 132 người tại Quảng Tây hôm 21.3 có thể trở thành một trong những thảm kịch hàng không tồi tệ nhất thập kỷ ở Trung Quốc. Trên phim ảnh, tai nạn hàng không cũng là chủ đề gây ám ảnh, thậm chí nhiều bộ phim được xây dựng dựa trên sự kiện có thật.
Alive (1993)
Sản xuất năm 1993, “Alive” dựa trên một câu chuyện có thật kể về tai nạn hàng không của đội bóng bầu dục Uruguay, trên chuyến bay 571 ngang dãy núi Andes vào ngày 13.10.1973.
Sự kiện này được viết thành cuốn tiểu thuyết “ Alive: The Story of the Andes Survivors” của Pis Pauld Read, xuất bản năm 1974.
“Alive” gây ra nỗi ám ảnh kéo dài cho người xem khi cảnh tai nạn máy bay được mô tả rất dài. Chiếc máy bay đối mặt với ngọn núi sừng sững trước mặt, trong khi hành khách trên chuyến bay hoảng loạn, không ngừng la hét.
Cuối cùng, máy bay va vào một chỏm núi, bị “xé” làm đôi. Hành trình đối đầu cái chết của các hành khách cực kỳ chân thật, từng người một dần tuột xuống phần đuôi máy bay dẫn đến cảnh tượng hỗn loạn tột cùng.
Chuyện xảy ra sau đó thêm phần ám ảnh khi những người sống sót phải chấp nhận ăn thịt lẫn nhau để tồn tại.
Chi tiết ám ảnh trong “Alive” khi những người sống sót phải ăn thịt những nạn nhân để sinh tồn. Ảnh: CMH
Final Destination – Lưỡi hái tử thần (2000)
Đây là một trong những sies kinh dị đình đám của Hollywood làm về thảm họa hàng không. “Final Destination” phần phim đầu tiên, hé lộ trước thảm kịch, khi cậu học sinh Alex Browning (Devon Sawa) có linh cảm kỳ lạ rằng, chuyến bay chuẩn bị đến Paris sẽ tử nạn. Alex tìm mọi cách ngăn giáo viên và các bạn bước lên chuyến bay tử thần đó nhưng không thành.
Cảnh nổ máy bay kinh hoàng trong “Lưỡi hái tử thần”. Ảnh: CMH
Cuối cùng, cái chết đã được an bài, “Final Destination” phần 5 đã kết thúc với vụ nổ máy bay kinh hoàng từng được nhân vật chính thấy trước trong giấc mơ ở phần 1.
Bộ phim khiến nhiều khán giả run sợ vì cảnh tượng nổ máy bay được xây dựng quá sống động và kinh hãi.
United 93 (2006)
Được đầu tư với kinh phí thấp chỉ vỏn vẹn 15 triệu USD, nhưng “United 93″ vẫn trở thành bộ phim về tai nạn máy bay xuất sắc nhất năm 2006.
Phim được khen có cốt truyện nhân văn, giàu ý nghĩa, dựa trên sự kiện có thật là thảm kịch khủng bố kinh hoàng ở Mỹ ngày 11.9.2001 khiến cả thế giới đau xót.
Phim tái hiện sự kiện khủng bố đau lòng ở Mỹ năm 2001. Ảnh: TL
Hãng hàng không United Airlines mang số hiệu 93, khi đang cất cánh đã bị không tặc tấn công giành quyền điều khiển. “United 93″ xoay quanh hành trình chống trả dũng cảm của phi hành đoàn và các hành khách, nhằm ngăn cản âm mưu đâm máy bay vào Nhà Trắng, phá huỷ Washington của bọn khủng bố.
Kỳ tích cuối cùng đã không xảy ra, chiếc máy bay rơi xuống một cánh đồng ở Pennsylvania, cách thủ đô Washington 150 dặm, tất cả các hành khách đều thiệt mạng.
Xuyên suốt bộ phim, người xem bật khóc vì chứng kiến từng sinh mệnh nói lời tạm biệt, lời yêu thương với người thân trước giờ phút sinh tử. Thảm kịch của nhân loại đã được tái hiện quá chân thực và đầy cảm xúc trong “United 93″.
Vagabond – Lãng khách (2019)
Vagabond là một trong những phim truyền hình ấn tượng của Hàn Quốc năm 2019 khi khai thác về tai nạn hàng không. Ngay tập 1, khán giả sốc vì vụ rơi máy bay gây rúng động Hàn Quốc, khiến 211 hành khách thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em, là những tuyển thủ Taekwondo sang Marocco dự sự kiện ngoại giao.
Cảnh rơi máy bay kinh hoàng trong phim. Ảnh: CMH
Kỹ xảo cùng diễn xuất chân thực của dàn diễn viên đóng vai hành khách khiến khán giả sợ hãi đến rơi nước mắt. Chuyến bay phát nổ, rơi xuống biển, bỏ lại sau lưng các nạn nhân xấu số là những câu chuyện, mảnh đời, những dự định còn dang dở hay tâm tư chưa được gửi gắm.
Dù sau cùng, bí mật cũng bị vạch trần, nhưng nỗi ám ảnh của những trái tim vỡ vụn vì mất đi người thân vẫn không thể nguôi ngoai. Nhà sản xuất phim Hàn phát huy tốt thế mạnh, khi khai thác sâu về góc tối, những đau đớn của người ở lại sau thảm kịch.
The Captain – Chuyến bay sinh tử (2019)
Năm 2019, điện ảnh Trung Quốc cũng có một tác phẩm đề tài thảm họa hàng không gây “sốt” phòng vé mang tên “Chuyến bay sinh tử”. Phim lọt top doanh thu cao nhất ngưởng tại đất nước tỉ dân ở thời điểm ra rạp.
“Chuyến bay sinh tử” dựa trên một sự kiện có thật xảy ra vào ngày 14.5.2018 tại Trung Quốc. Chiếc phi cơ Airbus A319 của hãng hàng không Tứ Xuyên, mã hiệu 3U8633 bay từ Trùng Khánh đi Lhasa (thủ đô Tây Tạng) bất ngờ bị vỡ kính buồng lái khi tăng độ cao.
“Chuyến bay sinh tử” là phim về đề tài thảm kịch hàng không thành công của Trung Quốc. Ảnh: CMH
Phi hành đoàn và 119 hành khách trên chuyến bay ở trong hoàn cảnh “nghìn cân treo sợi tóc” khi máy bay hư hỏng nặng và phải chống chọi trong điều kiện thời tiết xấu. Khán giả thót tim theo dõi từng nhất cử nhất động của người cơ trưởng đầy ý chí.
Trong điều kiện thời tiết xấu, chính nghị lực phi thường của cơ trưởng đã tạo ra kỳ tích trong lịch sử hành không, khác với thảm họa rơi máy bay đau lòng xảy ra ở Quảng Tây (Trung Quốc) khiến 132 người thiệt mạng.
4 điểm giống ngỡ ngàng giữa bom tấn Ngôi Trường Xác Sống với Train To Busan: Sôi máu tột độ vì kẻ phản diện, số phận 1 nhân vật không đổi!
Ngôi Trường Xác Sống có độ đầu tư hoành tráng chả kém cạnh so với siêu bom tấn Train To Busan.
All Of Us Are Dead - Ngôi Trường Xác Sống là tựa phim hot nhất trên cộng đồng mạng ở thời điểm hiện tại. Với diễn biến hấp dẫn, gay cấn xoay quanh đại dịch zombie bùng phát tại thành phố Hyosan, chuyện phim đồng thời cũng gợi nhớ đến những tình tiết của bom tấn Train To Busan năm xưa. Cả hai tựa phim đều đã xuất sắc dùng đại dịch zombie như một yếu tố "chữa lành" xã hội đang ngày càng đi đến bờ vực suy vong, mục ruỗng, nhưng đồng thời cũng tiềm tàng những tia hy vọng về lòng người.
1. Quy mô hoành tráng ngang ngửa, zombie đáng sợ gấp nhiều lần!
Dù đã gây không ít tranh cãi từ khi chưa ra mắt khi nhiều khán giả cho rằng Ngôi Trường Xác Sống sẽ khó có thể bắt kịp những tựa phim cùng khai thác chủ đề zombie như Kingdom, Alive,... Tuy nhiên, Ngôi Trường Xác Sống không những làm tốt mà còn có độ đầu tư hết sức hoành tráng. Đặc biệt là đội ngũ zombie có lẽ còn đáng sợ hơn nhiều so với các "tiền bối". Được biết, ê-kíp phim đã casting diễn viên zombie cực kỳ kỹ lưỡng và họ còn phải liên tục tập luyện để mang đến khán giả những trải nghiệm chân thực nhất.
Biệt đội zombie trong Ngôi Trường Xác Sống không những cực nhạy cảm với âm thanh mà xét về độ cắn xé, leo trèo còn đáng sợ hơn nhiều so với Train To Busan
2. Chuyện tình gà bông tốn cả lít nước mắt
Đúng như câu: "Trẻ em là hy vọng của đất nước". Cả hai bộ phim đều khắc họa hình ảnh của cô cậu học trò, đặc biệt là chuyện tình yêu giữa họ. Câu chuyện sống chết bên nhau của Young Guk (Choi Woo Sik) - Jin Hee (Ahn So Hee) và Cheon Sang (Yoon Chan Young) - On Jo (Park Ji Hoo) cùng Soo Hyuk (Park Solomon) - Nam Ra (Cho Yi Hyun) ít nhiều gợi nhớ đến câu chuyện đau lòng trong tai nạn chìm phà Sewol năm 2014 khiến hàng trăm em học sinh tử nạn tại Hàn Quốc.
3. Nhân vật phản diện không phải chỉ có những thây ma
Đại dịch zombie dường như là một chất xúc tác khiến con người bộc lộ rõ bản chất thật của mình sau chiếc mặt nạ hiền lành đạo mạo tử tế. Trong Train To Busan, phân cảnh gã đàn ông quyền chức đẩy người khác vào chỗ chết để làm lá chắn gây phẫn nộ cho người xem. Ngôi Trường Xác Sống cũng có loạt phân cảnh gây ức chế tương tự, nổi bật là nhân vật Na Yeon (Lee Yoo Mi). Vì lòng ganh ghét và ích kỷ, Na Yeon đã gián tiếp giết chết bạn học để bảo toàn tính mạng cho mình. Tuy nhiên, qua cả hai bộ phim, ta đều thấy cả hai nhân vật này đều có kết cục thảm thương, khi đều biến thành zombie.
4. Không chỉ là một bộ phim kinh dị, nhiều trường đoạn xúc động đầy ám ảnh
Dẫu vậy, bên cạnh những chi tiết gai góc, sâu cay được khắc họa cả Train To Busan và Ngôi Trường Xác Sống đều truyền tải những tia hy vọng ấm áp về lòng người còn xót lại giữa xã hội thối nát ấy. Không ám ảnh sao được khi người cha Seok Woo (Gong Yoo) của Train To Busan tưởng chừng chỉ yêu công việc đã dành toàn bộ sức lực để bảo vệ cho cô con gái nhỏ Soo An, và anh đã trở thành người hùng trong mắt con mình. Ngôi Trường Xác Sống cũng có rất nhiều trường đoạn về lòng hy sinh như vậy, từ thầy cô, bạn học đến cả cha mẹ.
Ngôi Trường Xác Sống hiện đã phát hành trọn bộ.
Trailer Ngôi Trường Xác Sống
Người đàn ông gặp nạn, toàn thân cứng đờ trên thang: Camera ghi lại khoảnh khắc ám ảnh Trong quá trình sửa điện, người đàn ông này đã gặp phải tai nạn và may mắn thoát khỏi "lưới hái tử thần" trong gang tấc. Sự việc diễn ra vào chiều ngày 21/12 được camera an ninh ghi lại. Toàn bộ sự việc kéo dài suốt 2 phút, từ khi nạn nhân bị điện giật đến khi thoát khỏi lưỡi hái tử...