Những bộ lọc cần vệ sinh, thay thế định kỳ trên ô tô
Được ví như những “buồng phổi” trên mỗi chiếc ô tô, bộ phận lọc gió động cơ, điều hòa hay lọc dầu… cần được về sinh thay thế định kỳ để đảm bảo cho xe vận hành ổn định.
Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ Trần Hoàng
Trên hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống lọc gió điều hòa, lọc dầu động cơ cũng như lọc nhiên liệu nhằm hạn chế cặn bã, bụi bẩn, các tác nhân cản trở quá trình lưu thông không khí, dầu nhớt hay nhiên liệu trên xe.
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ để góp phần giúp động cơ, hệ thống điều hòa… hoạt động ổn định. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu được tầm quan trọng cũng như thời gian cần vệ sinh thay thế các bộ lọc trên ô tô.
Lọc gió động cơ
Lọc gió thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô, bộ phận này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, gây sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.
Hệ thống lọc gió động cơ nên vệ sinh định kỳ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km
Vì vậy, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 – 4.000 km và thay mới sau 15.000 km. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện bọ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới.
Lọc gió nằm trong khoang động cơ, việc tháo lắp bộ phận này cũng khá đơn giản nên người dùng ô tô có thể tự kiểm tra, vệ sinh hay thay lọc gió mới mà không cần mang xe tới gara.
Video đang HOT
Lọc dầu động cơ
Thường được người dùng ô tô gọi là “cốc lọc dầu”, bộ phận này có cấu tạo nhỏ gọn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc sạch cặn bẩn, tạp chất trong dầu nhớt, đảm bảo cho việc bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ.
Nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km
Không giống như lọc gió, hệ thống lọc dầu động cơ không thể vệ sinh mà phải thay mới định kỳ sau một thời gian sử dụng. Hầu hết các sách hướng dẫn sử dụng, chăm sóc trên các mẫu ô tô, người dùng nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km. Để không bỏ quên bộ phận này, một số người có kinh nghiệm dùng ô tô thường thay “cốc lọc dầu” sau 2 lần thay dầu nhớt động cơ. Trường hợp lọc dầu bị hỏng nên thay thế để không làm ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn động cơ.
Trên một số mẫu xe, “cốc lọc dầu” thường được bố trí dưới gầm động cơ, vì vậy khi thay thế cần chú ý việc lắp đặt để không làm rò rỉ. Ngoài ra, nên lựa chọn các bộ lọc dầu chính hãng, đảm bảo chất lượng và tìm hiểu kĩ các thông tin kỹ thuật của động cơ để chọn bộ lọc dầu phù hợp.
Tương tự như lọc gió động cơ, lọc gió hệ thống điều hoà hay còn gọi là lọc gió cabin có vai trò lọc bụi bẩn, làm sạch không khí trước khi qua hệ thống điều hòa vào trong nội thất xe.
Kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, đồng thời thay mới sau 20.000 km
Trong quá trình sử dụng, bụi bẩn bám vào các màng lọc sẽ làm giảm lưu lượng gió hút vào điều hòa ở chế độ lấy gió ngoài, gây ảnh hưởng đến thời làm mát khoang nội thất. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với không khí môi trường làm lọc gió điều hòa bị ẩm mốc, trở thành nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn. Không khí qua lọc gió cuốn theo ẩm mốc, tạo mùi khó chịu… làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người ngồi trong xe.
Với bộ phận này, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, đồng thời thay mới sau 20.000 km. Trong qúa trình sử dụng, nếu phát hiện không khí đi qua điều hoà giảm, hệ thống quạt gió phát ra tiếng kêu hay mùi hôi khó chịu… nên kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa.
Lọc nhiên liệu
Bên cạnh bộ lọc không khí, dầu động cơ… lọc nhiên liệu là một bộ phận quan trọng góp phần loại bỏ cặn bẩn, rỉ sắt trong nhiên liệu xăng, dầu bơm vào xe. Qua đó, tạo nguồn nhiên liệu sạch trước khi đưa vào buồng đốt động cơ.
Lọc nhiên liệu hay còn gọi là lọc xăng, lọc dầu diesel… cấu tạo từ giấy tiêu chuẩn, hỗn hợp của xen-lu-lô, sợi tổng hợp, sợi thủy tinh. Trên một số dòng xe, bộ phận này thường nằm ở dưới gầm xe, gần động cơ dưới nắp capô hoặc trong bình nhiên liệu. Xăng, dầu diesel bán trên thị trường khi bơm vào xe sẽ qua bộ lọc nhiên liệu trước khi vào động cơ để được đốt cháy.
Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc, dòng nhiên liệu đến chế hòa khí hoặc vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, bị giật cục, xe vận hành không ổn định. Với chất lượng xăng dầu hiện nay, người dùng nên chú ý mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Sau quá trình sử dụng khoảng 40.000 km, nên thay mới lọc nhiên liệu.
Đậu xe ngoài trời và những nguy hại tiềm ẩn trong thời tiết nắng nóng
Nhiệt độ cao tai khu vưc TP.HCM va miên Nam không những khiến xe bị hư hỏng, mà còn gây nguy hiểm cho người bên trong xe nêu không đươc trang bi cân thân nhưng chi tiêt sau
Xe hơi vốn được coi là phương tiện "mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu", tuy nhiên người sử dụng vẫn cần chú ý nếu thời tiết ngoài trời quá nắng nóng, vì nó có thể sẽ gây nguy hại.
Khi nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 40 độ C trong bóng râm, một chiếc xe hơi phơi nắng dưới thời tiết này có thể tăng nhiệt độ lên 70 tới 80 độ C. Đây là nhiệt độ khiến một số bộ phận trên xe bắt đầu hư hại, điển hình như lớp sơn bên ngoài xe, chất liệu da và nhựa bên trong xe.
Nếu đỗ xe dưới trời nắng nóng, khi trở lại xe, không gian bên trong xe giống như một cái lò hầm hập sức nóng và có mùi khó chịu. Theo các chuyên gia, mùi này sinh ra khi lớp nhựa hay da bên trong xe phải chịu nhiệt độ cao và có thể gây nguy hại tới sức khỏe con người. Vì vậy, để sử dụng xe hơi an toàn trong thời tiết nắng nóng, người sử dụng cần lưu ý một số điểm sau.
Không đỗ xe dưới trời nắng nóng trực tiếp. Nhiệt độ cao khi xe phơi nắng như đã nói, sẽ làm hư hại đáng kể chiếc xe cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng xe. Nên chọn nơi râm mát để đỗ xe, ví dụ như trong hầm gửi xe, dưới bóng cây, khu vực có mái che.
Nếu không thể tìm được chỗ đỗ xe mà không phải phơi nắng, nên chuẩn bị cho chiếc xe lớp bạt phủ để che nắng cho xe. Đây nên là những tấm bạt chuyên dụng, không chỉ che chắn ánh nắng trực tiếp, mà còn khiến nhiệt độ của xe không bị tăng cao khi đỗ dưới trời nắng. Tấm bạt có phủ nhôm phản quang là lựa chọn phù hợp, khi nó che nắng và chắn nóng hiệu quả cho xe.
Luôn trang bị cho xe hệ thống kính những tấm phim cách nhiệt. Phim cách nhiệt hiệu quả cả khi xe dừng đỗ lẫn khi di chuyển, giảm ánh sáng trực tiếp vào trong xe và giảm nhiệt độ của xe khi đỗ hay chạy dưới thời tiết nắng nóng. Phim cách nhiệt có nhiều loại và giá cả cũng rất đa dạng, nên chọn loại chính hãng.
Anh Phu Tông - Đại diện Mobile Car Care Việt Nam cho biết, giá cho dán phim cách nhiệt toàn bộ kính xe khoảng 7 triệu đồng là đủ tốt, với phim 3M tiêu chuẩn, bảo hành 10 năm. Kính lái là vị trí cần dán phim cách nhiệt nhất, nếu người sử dụng không muốn dán toàn bộ kính trên xe. So với gói dán toàn bộ xe là 7 triệu đồng, dán riêng cho kính lái có giá chỉ 3,5 triệu đồng.
Khi đỗ xe ngoài trời nắng nóng, người sử dụng nên nổ máy trước khi lên xe khoảng 5 phút, để điều hòa lấy gió ngoài, giúp giảm nhiệt độ bên trong xe về mức chịu được, đồng thời lọc khí độc có thể gây hại đến sức khỏe. Một số mẫu xe có trang bị sẵn công nghệ nổ máy từ xa qua điều khiển, ngoài ra người dùng có thể tự trang bị. Một thiết bị gắn thêm trên xe có thể giúp một chiếc xe hơi thông thường có khả năng nổ máy từ xa bằng chìa khóa, với giá từ 3 tới 5 triệu đồng. Hiện đại hơn, nếu muốn nổ máy xe qua smartphone, người dùng chỉ cần chi thêm 2 triệu đồng nữa.
Có một cách tương đối đơn giản giúp nhiệt độ bên trong xe giảm nhanh mà không cần sử dụng tới máy điều hòa. Khi quay lại xe, người dùng hãy hạ cửa kính ở ghế hành khách phía trước xe, sau đó đóng mở cửa ghế lái 5-10 lần hoặc nhiều hơn nếu nhiệt độ trong xe quá cao.
Không cần phải đóng cửa ghế lái quá mạnh, chỉ cần thao tác nhẹ nhàng như khi bạn sử dụng xe bình thường. Bằng thao tác này, không khí trong xe sẽ được làm mới hoàn toàn, nhanh chóng làm nguội các chi tiết trong xe và đẩy hết khí độc ra ngoài. Nhiệt độ bên trong xe sau khi thực hiện việc đóng mở cửa sẽ giảm khoảng từ 10 - 15 độ C. Thời gian thực hiện mất khoảng 30 giây, ngắn hơn cả việc bật điều hòa làm mát.
Khi vận hành xe dưới trời nắng nóng, nên kiểm tra nước làm mát động cơ và áp suất lốp xe. Nếu chạy đường dài, nên kiểm tra kỹ hơn độ mòn của bánh xe. Bởi nếu bánh xe đã tới thời điểm cần thay thế, phải chạy liên tục với tốc độ cao dưới điều kiện mặt đường phải phơi nắng, hiện tượng nổ lốp rất dễ xảy ra, gây nguy hiểm cho người bên trong xe cũng như những xe khác tham gia giao thông.
hà Trần
Thói quen lái xe tai hại khiến ô tô ngốn nhiên liệu bất thường Đôi khi chính những thói quen lái xe ô tô không đúng cách của tài xế lại vô tình trở thành "thủ phạm" gây lãng phí nhiên liệu, hao tốn không ít tiền bạc. Nhồi ga, phanh gấp Lái xe quá nhanh, thường xuyên nhồi ga khiến tốc độ, vòng tua máy không ổn định là một trong những thói quen xấu không...