Những biệt tài bất ngờ của trẻ tự kỷ
Các cậu bé có thể viết lại một bài văn hoàn chỉnh không thiếu một dấu chấm, dấu phẩy chỉ sau một lần đọc, hát lại bất cứ một bài hát tiếng Anh nào sau một lần nghe.
Đó tưởng chừng là điều không dễ tin nhưng hoàn toàn có thật!
Kể về những trường hợp đặc biệt ở trẻ tự kỷ, Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân, cô giáo từng có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà cho biết: “Có rất nhiều cháu gần như không biết gì, nói đúng hơn là không có nhận thức và khả năng giao tiếp với người thân. Tuy nhiên, cũng có những đứa trẻ sau một thời gian dạy, cô giáo phát hiện ra những khả năng đặc biệt của các cháu mà ở những đứa trẻ bình thường không có được”.
Năng khiếu đặc biệt về âm nhạc
Khả năng thuộc và hát tiếng Anh rất tốt, phát âm chuẩn chỉ sau 1 đến 2 lần nghe, đó là trường hợp của cháu Đỗ Trường T., ở Nghi Tàm, Hà Nội. Mặc dù về mặt giao tiếp, T. hạn chế hơn rất nhiều so với mọi người xung quanh. Thời gian đầu khi phát hiện ra T. bị tự kỷ, chị Q., mẹ của cháu đã cho đến trung tâm giáo dục đặc biệt. Nhưng sau một thời gian kèm riêng, cô giáo cho biết cháu tiến bộ rất tốt và có thể học cùng các bạn ở trường.
Gia đình có con bị tự kỷ thường mời giáo viên đến kém cặp tại nhà. Tài năng đặc biệt của trẻ được phát hiện dần dần trong quá trình dạy trẻ. Ảnh minh họa
Mẹ cháu T. cho biết: “Sau một thời gian, gia đình và cô giáo phát hiện ra cháu có sở thích đặc biệt về âm nhạc, đặc biệt là nhạc tiếng Anh. Cháu chỉ nghe một lần là có thể thuộc và hát được lại bài hát. Thậm chí chỉ cần nghe giai điệu nhưng khi bật lời lên là cháu có thể hát rất đúng nhạc và thuộc lời ngay. Không chỉ một lần, mà rất nhiều lần lặp lại và thử với các bài hát khác nhau cháu đều làm được như vậy. Tuy nhiên, chỉ khi có hứng và thích thì cháu mới say sưa hát. Còn nếu không thích cháu sẽ không hát. Nhưng thực tế là khi nghe những bài hát tiếng Anh thì T. rất chăm chú và hào hứng hơn cả”.
Và tài năng âm nhạc thực sự
Gần đây báo chí đưa tin việc cậu bé Nguyễn Thế Vinh 13 tuổi đã đạt giải nhì Concerto Category bảng A trong cuộc thi piano quốc tế lần thứ năm tại Malaysia vào tháng 11/2012. Trước đó, cậu bé này đã giành được môt số giải thưởng quan trọng khác về ầm nhạc.
Năm lên 10 (tháng 7/2010), Vinh lần đầu tiên tham dự một cuộc thi chuyên nghiệp về piano tại Hàn Quốc và dành luôn giải vàng. Tháng 9/2010 cậu bé đạt giải khuyến khích bảng A (lứa tuổi từ 10-13) trong cuộc thi Piano quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Cùng thời gian, Vinh được trao học bổng Toyota giành cho học sinh xuất sắc của các trường nghệ thuật.
Video đang HOT
Tháng 1/2012, cậu bé tham gia biểu diễn trong chương trình hoà nhạc đặc biệt chào xuân 2012 cùng với dàn nhạc giao hưởng Việt Nam tại Nhà hát lớn Hà Nội do nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji chỉ huy. Và đến tháng 9/2012, Vinh đạt giải nhì bảng A (lứa tuổi từ 10-13) và giải thí sinh trình diễn nhạc cổ điển hay nhất trong cuộc thi piano quốc tế lần thứ hai tổ chức tại Việt Nam.
Việc đoạt giải cao và nhiều giải thưởng về một lĩnh vực nào đó cũng không phải là chuyện lạ. Nhưng điều đặc biệt là tài năng này gần 10 năm về trước lại mắc chứng bệnh tự kỷ nặng.
Bố của Thế Vinh, anh Quang, chia sẻ: “Đến tuổi đi học mẫu giáo, Vinh chạy nhảy lung tung khi các bạn ngồi im, đến giờ ăn thì gào thét. Khi các bạn đi ngủ thì Vinh lại mang đồ chơi ra một xó để chơi. Có lần trong lúc cô đang dạy các bạn múa hát thì Vinh lẻn vào nhà tắm, đóng cửa rồi xả nước trong đó khiến các cô được một phen hết hồn”.
Thế Vinh hầu như không học được ở trường nào lâu hơn một tháng. Biết con mắc bệnh sợ tiếp xúc nên bố Vinh luôn thường xuyên tìm cách đưa con đi chơi đây đó để dạn dĩ. Có lần, vào mùa đông, Vinh còn nhảy ùm xuống hồ nước trong vườn Bách Thảo, chỉ vì thích nước.
Thế nhưng, Vinh cực kì nhạy cảm với âm nhạc. Chỉ cần nghe tiếng chuông điện thoại thôi, Vinh cũng đã giãn nở khuôn mặt. Đặc biệt, cậu bé còn có trí nhớ đặc biệt về âm nhạc. Sau khi bố mẹ cho Vinh đi học nhạc, từ một cậu bé lặng lẽ, trầm tư, Vinh trở nên hoạt bát, sôi nổi.
Họa sĩ tiềm năng?
Chỉ cần nhìn hiện vật một lần đã có thể vẽ được lại giống như thật hoặc chưa nhìn thấy sự vật lần nào nhưng bằng trí tưởng tượng đã có thể vẽ được chính xác với một sự phát họa riêng biệt.
Khi ngước lên nhìn trần nhà một lúc, cháu cúi xuống vẽ vào tờ giấy những văn hoa trên tường. Không cần nhìn lại lần hai nhưng cháu vẽ rất đúng và không thiếu một chi tiết nào. Khi bố vẽ lại, cháu nhìn vào tranh là phát hiện ngay ra chi tiết bị thiếu. Đó là khả năng đặc biệt của cháu T., ở Xuân Thủy, Hà Nội mà cô Xuân được biết.
Nhiều trẻ tự kỷ có khả năng đặc biệt về một số lĩnh vực nhất định. Ảnh minh họa
Tương tự như cháu T., một trẻ bị tự kỷ từ nhỏ, năm lớp 2, trong một lần được bố đưa qua cầu Chương Dương, cháu về bảo bố vẽ lại câu cầu. Sau khi bố vẽ xong, cháu nhất định bảo bố phải vẽ thêm một thanh sắt chắn ngay ở gầm cầu nhưng phải có có vết nối ở giữa vì trong quan sát của cháu có thấy thanh sắt như thế (có thể là vết hàn giữa 2 thanh sắt dưới gầm cầu). Như vậy có thể thấy khả năng quan sát và trí nhớ ở một số trẻ tự kỷ trong những trường hợp này khá đặc biệt mà đối với người bình thường đôi khi cũng không có được.
Không chỉ có trí nhớ tốt mà nhiều cháu còn có trí tưởng tượng rất tốt. Một trường hợp khác mà cô Xuân từng dạy, bé rất thích vẽ và có khả năng vẽ rất tốt. Có lần cô yêu cầu cháu vẽ con voi, dù chưa một lần nhìn thấy con voi như thế nào nhưng bằng tưởng tượng của mình cháu đã vẽ con voi bằng cách phác họa chỉ với 2 chân trước và cái đầu nhưng rất giống. Sự tưởng tượng này ở trẻ tự kỷ khác đặc biệt, sáng tạo và phong phú.Đến những nhà số học trong tương lai?
Người bình thường, khi bày ra trước mắt một cơ số đồ vật, để biết được chính xác số đồ vật được bày ra trước mặt là bao nhiêu thì chúng ta phải đếm. Tuy nhiên, có những trẻ tự kỷ chỉ cần nhìn vào, không cần đếm là chúng có thể nói ngay được con số chính xác của đồ vật đó.
Nhớ lại trường hợp này cô Xuân cho biết: Khi đặt trước mắt cháu 1 chồng đĩa khá cao, nhìn vào đó cháu nói 1 con số. Khi đếm lại thì đúng là như vậy. Cứ ngỡ đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng khi thử nhiều lần với nhiều đồ vật khác nữa thì cháu cũng đều nói chính xác số lượng đồ vật đó.
Một số trẻ tự kỷ có sự phát triển đặc biệt ở một lĩnh vực nào đó, khác với những trẻ bình thường, dù ngôn ngữ và giao tiếp không được như những cháu bình thường cùng trang lứa.
Sự đặc biệt này ở trẻ chưa biết sẽ kéo dài được bao lâu và là do thói quen lặp lại, do sự đam mê nhất thời hay khả năng thiên b ẩm thực sự. Nhưng rõ ràng, khi phát hiện ra khả năng đặc biệt chúng ta cần qua tâm và có phương thức giáo dục hợp lý để bồi dưỡng khả năng đó của trẻ tự kỉ.
Theo Infonet
Cậu bé Pa Cô đến trường bằng... hai đầu gối
Bị dị tật bẩm sinh cụt cả hai chân, nhưng bằng nghị lực phi thường cậu bé Hồ Văn Lung, người Pa Cô ở bản Ro Ró, xã A Vao (Đakrông, Quảng Trị), đã vượt khó khăn để tìm đến con chữ và đã viết nên câu chuyện đẹp về sự hiếu học của người con núi rừng Trường Sơn...
Bản Ro Ró nằm tách biệt giữa đại ngàn Trường Sơn, giao thông đi lại khó khăn. Lung là con đầu trong gia đình có 4 người con. Khi sinh ra Lung đã không có được hai bàn chân nên dân bản ai cũng bảo, đó là do ma rừng bắt, nếu để Lung sống thì sẽ làm hại mọi người. Cái nếp nghĩ của người dân vùng cao khiến gia đình Lung hết sức lo lắng.
Lung chơi kéo co cùng các bạn ở trung tâm nuôi dưỡng chùa Đức Sơn.
Chị Hồ Thị Đằng (mẹ Lung), cho hay: "Hồi đó, nghe hàng xóm nói vậy tui không biết mần răng. Thương con nên chỉ biết ngồi khóc. Cũng may, nhờ cán bộ xã và những giáo viên cắm bản giải thích, cháu bị như vậy là do khuyết tật bẩm sinh, không cần phải cúng giàng, khi đó dân bản mới hết bàn tán xôn xao. Thế nhưng nhiều người vẫn không dám đến gần nó, vì sợ vạ lây".
Năm lên 6 tuổi, thấy những đứa trẻ trong bản cặp sách đến trường, Lung cũng đòi theo. Khổ nổi, đôi chân tật nguyền Lung không thể một mình đến trường. Nhà nghèo suốt ngày cha mẹ phải lên nương, lên rẫy kiếm cái ăn cho gia đình. Vậy nhưng Lung cứ nằng nặc đòi đi học cho bằng được. Thương con, hằng ngày chị Đằng đành cõng con đến trường.
Lớn lên một tí, Lung tập đi bằng hai đầu gối. Và, khi mẹ bận lên nương rẫy, Lung một mình tập tễnh đến trường trên hai đầu gối. Con đường từ nhà đến trường ở bản không quá xa, nhưng phải vượt qua ngọn núi Ka Lưi với dốc chênh vênh đá lởm chởm, khiến không ít lần em bị té ngã giữa đường. Đến được lớp học quần áo, cặp sách của em tả tơi, đầu gối tóe máu...
Thấy con khổ quá, bố mẹ Lung khuyên nên nghỉ học nhưng em không chịu, dù nắng hay mưa Lung vẫn đến trường. Lung cho hay, hồi cấp một năm nào em cũng thuộc học sinh tốp đầu trong lớp.
Nhưng rồi, lên cấp 2, trường học nằm ở rung tâm xã A Vao, cách nhà Lung gần 10 cây số đường rừng lên dốc, xuống khe, khiến một mình em không thể đến trường được. Giấc mơ con chữ của Lung bị gián đoạn em đành ở nhà trông coi ba đứa em nhỏ...
Khi nghe tin cậu bé vùng cao hiếu học gặp khó khăn phải bỏ học giữa chừng, các nhà hảo tâm của Quỹ học bổng Vang Vang (do cựu học sinh Trường Quốc học Huế sinh sống ở Mỹ và một số nhà hảo tâm ở Thừa Thiên-Huế sáng lập) đã tìm đến đến A Vao giúp đỡ Lung vào Huế.
Giữa năm 2010, lần đầu tiên, bố em cùng cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Nghĩa vượt Trường Sơn đưa Lung về TP Huế giúp em theo đuổi ước mơ học tập. Lung được bố trí sống tại trung tâm nhân đạo ở chùa Đức Sơn, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy (nằm sát TP Huế), cùng nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khác. Tại đây, em được tài trợ phẫu thuật, gắn chân giả...
Cảnh đi học bằng hai đầu gối của Lung giờ không còn nữa, giờ đây em đã đi lại bình thường trên đôi chân gỗ em có thể vui đùa cùng các bạn, chơi kéo co, đá bóng. Giã từ núi rừng Trường sơn, Lung đang sống và lớn lên trong sự đùm bọc yêu thương của các sư cô chùa Đức Sơn, được chăm sóc chu đáo cùng hằng trăm trẻ em bất hạnh ở chùa.
Hàng ngày em vẫn cắp sách đến trường. Lung tâm sự rằng, những ngày đầu mới vào chùa em lạ lẫm, sợ sệt, nhưng giờ đã quen, bởi ở đây rất nhiều đứa trẻ cùng trang lứa, em có thể trao đổi chuyện học và được các bạn giúp đỡ nhiều. Ước mơ của em là học thật giỏi để sau này trở thành thầy giáo dạy chữ cho các em nhỏ ở bản Ro Ró...
Năm nay, Lung đã 13 tuổi, đang học lớp 7 Trường THCS Thủy Bằng. Sư cô Minh Tú, trụ trì chùa Đức Sơn cho biết: "Sống cùng những đứa trẻ khác, thấy Lung hòa đồng, được hạnh phúc, các sư cũng mãn nguyện lắm. Các cháu khác ở chùa cũng rất thương Lung và hay giúp đỡ em trong sinh hoạt, học tập..."
Theo Giáo dục Việt Nam
Dạy học cho trẻ tự kỷ: Thiếu đủ thứ Trẻ tự kỷ ngày càng gia tăng trong khi trường học và giáo viên cho trẻ mắc căn bệnh này vẫn còn ít. Nhiều gia đình có trẻ tự kỷ phải tự học, thậm chí phải tự mở trường dạy khi con mình mắc bệnh. Xếp hàng chờ Để khám bệnh tự kỷ cho con ở TPHCM, từ hơn một năm nay phụ...