Những biệt danh dễ thương học trò đặt cho thầy cô
Teen gọi thầy hiệu trưởng là “đại đội trưởng”, các cô hiệu phó là “H ka ka” và “N tỉ tỉ”, tuy nhiên, ngoài những biệt danh trìu mến, cũng có nhiều thầy cô bị học trò đặt những biệt danh phản cảm và vô lễ.
Tên gọi “dễ thương”
“Trường mình hầu như thầy cô nào cũng có một biệt danh. Thậm chí nhiều nickname được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cơ” – Lan Nhi (trường THPT L.Q.D) cho hay.
Minh Thủy (THPT N.H) còn tạo hẳn một danh sách biệt danh của các thầy côtrong cuốn sổ lưu bút lớp. Thầy Hiệu trưởng được gọi trìu mến với cái tên “Đại đội trưởng”, tiếp đến là hai cô “H ka ka và N tỉ tỉ”. Nghe qua tưởng chừng như nhắc tới 2 nhân vật võ lâm, nhưng thật ra đó là biệt danh của 2 cô hiệu phó – nỗi kinh hoàng của những mem cá biệt hay vi phạm kỉ luật.
Cô T (trường T.H.Đ) nổi tiếng với biệt danh “Nữ hoàng băng giá” vì lúc nào cũng nghiêm túc, lạnh lùng, hiếm khi mỉm cười. Có lần duy nhất trong cuốn album trường, cô cười rạng rỡ khi nhận giải “giáo viên giỏi khích tướng”.
Cô H.V trường L.T.V lại được học sinh trìu mến gọi là “chị nuôi”, vì cuối tuần tới nhà cô thể nào cũng được ăn đủ thứ hoa trái. Cô còn cặm cụi vào bếp trổ tài nấu nướng cho lũ “nhất quỷ nhì ma” thưởng thức.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Giới hạn của những nickname
Những biệt danh làm học trò thêm yêu quý thầy cô. Song cũng không ít cái tên teen đặt ra khá phản cảm. Thầy H (trường THPT Q.T) dạy môn Công nghệ. “Mỗi lần thầy giảng nói chữ “n” với “l” cứ loạn gết cả lên. Một lần, thầy giảng về “sâu non” mà cứ “sâu lon, sâu lon” mãi. Và thế là các ngay lập tức học sinh bên dưới gọi “thầy Sâu lon”.
“Mình biết thầy nghe thấy nhưng không nói gì. Bây giờ vào giờ học, thầy nói rất chậm, cố không nói nhầm, nhưng vẫn bị các bạn trêu mãi. Thương thầy lắm mà nói sao các bạn vẫn cứ trêu chọc thầy!” – lớp phó Minh Tuyết bùi ngùi kể.
Một số bạn còn lấy khiếm khuyết của các thầy cô để ghép vào tên, đặt thành biệt danh như: thầy “Canchiho” vì thầy bị rụng tóc, cô Hương “xấu lạ” – vì cô có ngoại hình không mấy ưa nhìn, hay cô Bình “móm”, thầy Phương “lác”, thầy Bảy “ngọng”…
Thế nhưng, dường như biết đó là việc làm quá đà và không nên, nên ngay sau khi đặt biệt danh như vậy, nhiều bạn đã cảm thấy áy náy và có phần xấu hổ.
Đức Anh (THPT K.B) kể: “Tận đến hôm thi tốt nghiệp, mình mới thấy mình thật có lỗi khi đã gọi cô chủ nhiệm là “người nguyên thủy” chỉ bởi mái tóc hơi khác lạ của cô. Bọn tớ rất xúc động khi 10h đêm, cô vẫn qua giảng lại cho mấy đứa bài toán nâng cao. Sáng hôm sau, thật tình cờ khi bài giảng của cô “trúng tủ”, cả lũ mừng húm, mình còn rinh điểm 10 tròn trĩnh cho môn Toán nữa. Biết ơn cô vô cùng”.
Theo Tiin
Bài học ngoài giáo án
Lớp 9C niên học 1969-1970 của trường cấp 3 (THPT) Phù Ninh năm ấy, tôi, cậu Hoàng, cậu Dung là ba tên chuyên đầu trò nghịch ngợm nhất. Bọn tôi nghĩ ra đủ các trò chọc phá mọi người, nhất là với các bạn nữ. Cả các thầy cô giáo dạy bộ môn cũng không thoát khỏi trò đó.
Tất nhiên với các thầy cô thì khác, bọn tôi chỉ dám đặt biệt danh cho các thầy cô và nói sau lưng. Ví dụ, cô Lượng dạy văn có biệt danh cô "điệu" thầy Oánh dạy lý thì gọi là ông "đại hàn", thầy Hải dạy sinh vật thì gọi là ông "Li-pít". So với thầy Oánh thường ném phấn vào trán mấy đứa hay nói chuyện riêng, thầy Hải rất hiền, thương học sinh và quan trọng nhất là thầy giảng bài rất hay. Môn sinh nhạt phèo mà cứ đến giờ thầy Hải là bọn tôi há hốc mồm ra nghe.
Không hiểu tại tướng tá thầy Hải "nông dân" quá hay tại thầy hiền lành không nặng lời với trò bao giờ, mà nhóm ba tên bọn tôi đặt biệt danh cho thầy là "li-pít". Cứ thấy bóng thầy thấp thoáng đằng xa là một trong ba thằng bọn tôi lại kêu lên: "Li-pít tới rồi!". Lần ấy, vừa qua giờ văn, nghỉ mười phút thì tới giờ sinh. Vừa thấy thầy Hải ôm chồng vở sắp vào lớp, cậu Hoàng to mồm nhất la lên. "Cô điệu vừa đi, Li -pít lại tới". Nó còn nhai nhải những hai ba lần.
Thầy Hải bước xuống lớp, đi dọc hai dãy bàn, dừng lại trước bàn tôi và cậu Hoàng. Thầy nhìn chúng tôi thân thiện, rồi chỉ tay vào Hoàng. "Mời em Hoàng đứng dậy!". Cậu Hoàng tái mặt, run run vịn bàn đứng lên.
Thầy quay lên bục giảng, nhìn bao quát cả lớp. "Trước khi vào bài mới, thầy muốn kể cho cả lớp nghe chuyện này. Hôm qua trên đường từ trường về nhà, qua khúc đường vắng, thầy bị một chú bé chăn bò bốc đất ném vào xe đạp. Thầy dừng lại, thấy cậu bé trông cũng khôi ngô, hỏi tại sao ném đất đá vào người đi đường? Nó cười và trả lời rất hỗn. Lúc đầu thầy rất ngạc nhiên, bây giờ mà vẫn còn những thiếu niên như thế sao. Thầy mới hỏi cậu bé. "Em có đi học không?". Nó trả lời cộc lốc: "Không!". Ồ, trẻ em bằng này tuổi không được đi học chắc hoàn cảnh gia đình sao đây? Thầy lại hỏi: "Thế em còn bố mẹ không?". "Không!". Nó nói xong, tự nhiên thầy không còn ngạc nhiên về hành động của cậu bé nữa. Hôm nay, vừa tới cửa lớp, thầy nghe tiếng có ai đó gọi thầy là "li-pít", gọi cô Lượng là "cô điệu". Chắc là ai đó vui miệng thôi, nhưng với thầy cô thì không được. Lúc đầu, thầy cũng rất ngạc nhiên... Các em được đi học, được gia đình và nhà trường dạy dỗ đến nơi đến chốn. Không phải học văn hóa, mà phải học cả cách làm người. Mai này khôn lớn, đi ra xã hội, mỗi khi tiếp xúc với ai, nói điều gì, các em cần cẩn trọng, suy nghĩ. Đừng để người mới gặp ngạc nhiên về mình, rồi sau họ lại không còn ngạc nhiên nữa, như câu chuyện của thầy vừa kể trên. Mời em Hoàng ngồi xuống. Chúng ta học bài mới".
Khỏi phải nói hôm đó chúng tôi xấu hổ, nhục nhã đến thế nào, còn trong lòng thì vô cùng biết ơn, thán phục cách dạy học trò của thầy Hải. Tất nhiên sau này, trò nghịch ngợm của chúng tôi chấm dứt. Mấy chục năm trôi qua, tôi từng trải qua nhiều công việc, tiếp xúc với rất nhiều loại người, nhưng mỗi lần định mở miệng cất lên một câu nói đùa, tôi lại giật mình nhớ tới lời thầy Hải.
Theo người lao động
Đau lòng trước sự vô lễ của teen với thầy cô giáo Đã đến lúc những câu nói vô lễ, thiếu tôn trọng người lớn và thầy cô giáo của teen nên dừng lại. Liều mình để "dọa" thầy cô Hồi trước, thế hệ học sinh thường khá "sợ" thầy cô, luôn luôn lễ phép chào hỏi, kính cẩn nghe lời. Còn bây giờ, có một thực tế đầy phũ phàng là phần lớn thầy...