Những biện pháp giúp làn môi tươi trẻ
Để làn môi tươi trẻ, áp dụng đúng các biện pháp chăm sóc giúp nuôi dưỡng làn môi. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn sở hữu làn môi mềm mại.
Dùng mặt nạ mật ong và nước cốt chanh
Dùng 1 thìa mật ong trộn với 1 thìa nước cốt chanh, đánh đều và dùng bông gòn thấm lên môi. Kiên trì thực hiện đều đặn bạn sẽ thấy những dấu hiệu tích cực không lâu sau đó.
Dùng mặt nạ nước cốt chanh và sữa chua
Sử dụng một lượng bằng nhau nước cốt chanh và sữa chua, đánh đều rồi thoa lên đôi môi. Nước cốt chanh có chứa hàm lượng axit cao nên mang lại hiệu quả trị thâm nhanh chóng. Bạn có thể rửa sạch sau khoảng nửa giờ.
Tẩy tế bào chết
Bạn chỉ cần chiếc bàn chải đánh răng nhỏ, lông mềm, ví dụ như bàn chải đánh răng cho trẻ nhỏ từ 3 đến 4 tuổi.
Dung dịch tẩy tế bào chết cho môi rất dễ kiếm, đó là đường hoặc muối hoặc nước cốt chanh, bạn dùng 1 trong 3 loại dung dịch này bôi lên môi trong khoảng 2 đến 3 phút.
Video đang HOT
Những biện pháp giúp làn môi tươi trẻ
Sau đó dùng bàn chải đánh răng chải nhẹ nhàng và tẩy đi lớp tế bào chết trên môi. Sau đó bạn rửa sạch lại môi với nước ấm. Làm từ 1 đến 3 lần/1 tuần để mang lại hiệu quả cao nhất.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Cơ thể khỏe mạnh sẽ mang đến làn môi tươi tắn. Bạn cần uống ít nhất đủ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. Để tránh tình trạng cơ thể mất nước gây thâm môi. Chế độ dinh dưỡng cũng giúp môi tươi trẻ và hồng hào. Đây là cách dưỡng môi khỏe đẹp từ bên trong, có lợi cho sức khỏe và làn da của bạn.
Dưỡng môi bằng dầu
Các loại dầu tự nhiên có thể giúp bạn tăng độ ẩm cho đôi môi. Từ dầu dừa, ô liu, thầu dầu, hạt lanh… bạn chỉ cần thoa vài giọt lên môi, chúng sẽ giúp hạn chế tình trạng nứt nẻ. Với sự hỗ trợ của các axit béo, tất cả các loại dầu này có thể giúp bạn thay đổi vẻ ngoài đôi môi.
Theo BĐT Gia Đình VN
Soi môi cũng thành 'sát thủ'?
Thời gian dài sử dụng son môi có thể dẫn đến nhiễm độc chì mãn tính đấy các ấy ạ.
1. Dễ bị dị ứng
Thành phần chủ yếu của son môi là lanolin, sáp và thuốc nhuộm. Do thành phần lanolin phức tạp nên dễ dẫn các đến phản ứng nhạy cảm như môi bị khô nứt nẻ, có khi còn cảm thấy ngứa hoặc đau nhẹ ở môi.
2. Chứa chất gây ung thư
Hầu hết son môi đều sử dụng thuốc nhuộm nhựa than đá, chất có nguy cơ gây ung thư. Sau khi thoa son lên môi, các động tác như nói chuyện, uống nước, ăn cơm, sẽ khó tránh khỏi việc vô ý liếm phải son môi.
Hơn nữa, chất bảo quản, chất chống oxy hóa BHA có trong son môi đã được chứng minh là chất gây ung thư. Như chất bảo quản (paraben) có thể gây ung thư vú.
Ngoài ra, màu sắc nhân tạo của son môi, khi tiếp xúc với bức xạ cực tím, có thể sẽ chuyển hóa về nguyên bản gốc, dẫn đến bệnh ung thư.
Son màu hồng, đỏ có hàm lượng kim loại chì, catmi cao. Ảnh minh họa: Internet
3. Dễ hấp thụ vi khuẩn
Lanolin trong son môi có tính hấp thụ tương đối mạnh, có thể "hấp thụ" bụi, vi khuẩn, virus, một số kim loại nặng dính lên môi. Khi uống nước, khi ăn, có thể các chất dính vào son trên môi sẽ theo thức ăn vào cơ thể, gây nguy hại đến sức khỏe.
4. Dễ bị trúng độc chì mãn tính
Theo các tài liệu nước ngoài, trong số các bạn nữ mắc bệnh ung thư, có tới 18,2% bệnh nhân có liên quan đến việc sử dụng son môi thường xuyên. Son màu hồng, đỏ có hàm lượng kim loại chì, catmi khá cao, thời gian dài hấp thụ các chất này vào cơ thể, sợ rằng cơ thể sẽ bị trúng độc chì mãn tính, kéo theo thiếu máu, đau bụng, suy thận cấp, và các vấn đề về bệnh lý thần kinh.
Khi sử dụng, bạn nên chú ý, khi phát hiện thấy dấu hiệu dị thường sau khi thoa son môi, bạn nên kịp thời rửa sạch môi và ngừng đánh loại son đang sử dụng.
Theo iOne
Mẹo nhỏ giúp son môi không in vết lên miệng cốc Nỗi ám ảnh của những cô nàng thích son đậm chính là vết son môi in hằn lên thành cốc mỗi khi uống nước. Đầu tiên, hãy thoa một lớp son dưỡng. Dùng chì kẻ môi (nên chọn loại cùng tone với màu son bạn sắp sử dụng), viền định hình môi rồi thoa một lớp mỏng phía trong lòng môi. Phủ một...