Những biện pháp giúp chẩn đoán viêm gan B
Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B là dạng bệnh truyền nhiễm ở gan, nguyên nhân do virus hepatitis B – viết tắt là HBV gây ra.
Bệnh lây qua nhiều đường khác nhau như đường máu, từ mẹ sang con, quan hệ tình dục. Virus xâm nhập vào cơ thể phá hủy gan, suy giảm chức năng gan gây viêm gan B.
Những triệu chứng cảnh báo viêm gan B
Viêm gan B tiến triển âm thầm với các triệu chứng khá mờ nhạt. Vì vậy, phần lớn người bệnh thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu của bệnh. Đôi khi phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe hoặc khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh sớm:
- Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon
- Đau bụng
- Đau khớp
- Buồn nôn, nôn mửa
- Vàng da, vàng mắt
- Đau vùng gan
- Phân bạc màu
- Sốt nhẹ
Video đang HOT
- Ngứa ngáy
Những xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng rất khó để xác định người bệnh có bị mắc viêm gan B hay không. Dưới đây là các xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý này.
- Xét nghiệm HBsAg: HBsAg chính là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu kết quả là HBsAg ( ) nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm kết quả HBsAg (-) có nghĩa là không bị nhiễm bệnh.
- Xét nghiệm Anti-HBs: Xét nghiệm này giúp kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Với người bệnh có kháng thể chống lại virus viêm gan B do tiêm ngừa vắc xin viêm gan B hoặc bị nhiễm virus viêm gan B khi xét nghiệm anti-HBs sẽ cho kết quả dương tính. Nồng độ Anti-HBs>10mUI/ml được xem là có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B, không thể lây sang người khác hoặc được bảo vệ bởi các vắc xin, miễn dịch tự nhiên .
Trên là 2 xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán viêm gan B và đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể với virus này. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm men gan AST, ALT
- Xét nghiệm HBeAg, Anti-HBe, Anti-HBc,…
- CT scan
- Sinh thiết gan
Mục đích nhằm đánh giá chức năng gan, lượng virus, khả năng nhân lên của virus…từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.
Tiến bộ mới, mở ra hướng điều trị tích cực và đem lại hy vọng cho người viêm gan B
Hiện nay, đã có nhiều xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị viêm gan B một cách hiệu quả như xét nghiệm HbsAg, HBeAg, Anti Hbe, HBV-DNA,... mà gần đây nhất là xét nghiệm HbcrAg (kháng nguyên lõi virus viêm gan B) được cho là một tiến bộ mới, mở ra hướng điều trị tích cực và đem lại hy vọng cho người viêm gan B.
Những tiến bộ trong y học hiện nay, cùng với xét nghiệm HBcrAg ngày càng mở ra nhiều hi vọng mới đối với những người mắc bệnh gan nói chung cũng như viêm gan B nói riêng. Theo đó, người bệnh sẽ là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp trong quá trình điều trị, cắt giảm được chi phí điều trị và sử dụng thuốc, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Mới đây Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, gan mật cùng với Phòng khám Đa khoa Hoàng Long phối hợp đưa vào triển khai chính thức xét nghiệm HbcrAg trong công tác theo dõi và quản lý người bị viêm gan. Theo đó, trong một số trường hợp, chỉ cần xét nghiệm HbcrAg cho kết quả ÂM TÍNH, bác sĩ hoàn toàn có cơ sở xem xét và quyết định cho bệnh nhân ngừng thuốc điều trị virus trong một khoảng thời gian nhất định.
TS.BS Đào Việt Hằng - Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa gan mật cho biết, "HBcrAg ngoài ý nghĩa có tính quyết định cho bệnh nhân ngừng thuốc điều trị viêm gan B thì còn có những tính năng ưu việt mà các xét nghiệm trước đây chưa làm được".
HBcrAg - chỉ số xét nghiệm mới trong chẩn đoán và điều trị viêm gan B
GS.TS Đào Văn Long - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y, Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu & Đào tạo tiêu hóa, gan mật.
Khi theo dõi điều trị viêm gan B, các bác sĩ luôn quan tâm đến nồng độ cccDNA trong tế bào gan (cccDNA của HBV đóng vai trò then chốt trong sự sao chép và sự tồn tại kéo dài của virus viêm gan B). Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra sự có mặt của HBcrAg trong huyết thanh có mối tương quan với nồng độ cccDNA.
Xét nghiệm mới này sau khi được Bộ Y tế cấp phép hoạt động theo Quyết định số 3310/QĐ-BYT đã nhanh chóng nhận được những phản hồi tích cực từ các bác sĩ lâm sàng cũng như đem đến tin vui cho người bệnh phải điều trị viêm gan B mạn tính.
TS.BS Đào Việt Hằng cho biết: "HBcrAg mang lại nhiều kết quả tích cực, là một trong những chỉ số giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá hiệu quả trong việc điều trị viêm gan B hiện nay. Có HBcrAg, chúng tôi cũng tự tin hơn trong việc quyết định cho bệnh nhân dừng thuốc hay vẫn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị"
HbcrAG - yếu tố tính quyết định giúp bác sĩ chỉ định bệnh nhân ngừng thuốc điều trị viêm gan B
Trước đây, người bị viêm gan virus B (hay còn gọi là virus HBV) thường được khuyến cáo nên uống thuốc điều trị liên tục, suốt đời, kèm tuân thủ lịch trình tái khám định kỳ.
Sau khi xét nghiệm HbcrAg được đưa vào triển khai chính thức mà Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, gan mật cùng với Phòng khám Đa khoa Hoàng Long phối hợp thực hiện, trên các kết quả xét nghiệm theo dõi trên những người bị viêm gan, chỉ cần xét nghiệm HbcrAg cho kết quả âm tính, bác sĩ hoàn toàn có cơ sở xem xét và quyết định cho bệnh nhân ngừng thuốc điều trị virus trong một khoảng thời gian nhất định.
TS.BS Đào Việt Hằng - Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa gan mật.
TS.BS Đào Việt Hằng cũng chia sẻ thêm, HBcrAg ngoài ý nghĩa có tính quyết định cho bệnh nhân ngừng thuốc điều trị viêm gan B thì còn có những tính năng ưu việt mà các xét nghiệm trước đây chưa làm được như:
- HBcgAg giúp phân biệt rõ các giai đoạn của viêm gan B mạn tính, từ đó giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng của bệnh nhân để có hướng can thiệp kịp thời;
- HBcrAg còn giúp tiên lượng khả năng chuyển đảo huyết thanh và thể hiện sự ưu việt hơn khi theo dõi bằng HBeAg và Anti - HBe;
- HBcrAg giúp các bác sĩ đánh giá nguy cơ ung thư gan trong nhiều trường hợp khác nhau cũng như tiên lượng chính xác nguy cơ bùng phát viêm gan B;
-Do HBcrAg có sự tương quan rõ rệt với cccDNA trong tế bào gan nên được xác định là xét nghiệm tin cậy để theo dõi nồng độ cccDNA. (cccDNA của HBV đóng vai trò then chốt trong sự sao chép và sự tồn tại kéo dài của virus viêm gan B ).
Chuyên gia tiêu hóa, gan mật GS.TS Đào Văn Long - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y, Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu & Đào tạo tiêu hóa, gan mật cũng chia sẻ thêm "Người bị viêm gan cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh các thực phẩm dầu mỡ, mặn, cay, nóng; không sử dụng rượu bia và tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp... để hướng tới một cơ thể khỏe mạnh không viêm gan B."
Được biết, Trước đây, người bị viêm gan virus B (hay còn gọi là virus HBV) thường được khuyến cáo là uống thuốc điều trị liên tục, suốt đời, kèm tuân thủ lịch trình tái khám định kỳ. Mục tiêu của những loại thuốc đặc trị này là nhằm làm giảm nguy cơ tiến triển nặng của bệnh và góp phần ngăn ngừa virus lây truyền sang người khác.
Gần đây, khi xét nghiệm HBcrAg được đưa vào triển khai, rất nhiều người bệnh đã được chỉ định ngừng thuốc điều trị trong một khoảng thời gian nào đó. Đây thực sự là tin vui cho những người đang "sống cùng viêm gan B".
Viêm gan B - sát thủ thầm lặng
Viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus) là bệnh do virus viêm gan siêu vi B gây ra, lây truyền theo các con đường chủ yếu như đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Virus viêm gan B tấn công trực tiếp tới gan, gây nhiễm trùng gan cấp tính và mạn tính. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và các bệnh lý gan nguy hiểm khác.
Tương tự như các đường lây của HIV nhưng virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV. Trong điều kiện bình thường, virus viêm gan B có thể sống được 1 tháng, trong khi HIV không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể và không có khả năng lây nhiễm khi ở ngoài tự nhiên.
Virus này có thể gây ra nhiễm trùng gan cấp tính và mạn tính, dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Bởi theo các chuyên gia, thế giới không ý thức được hết mức độ nguy hiểm của viêm gan. Đã tới lúc cần phải huy động một nỗ lực toàn cầu để đối phó với căn bệnh này trên quy mô tương tự như cuộc chiến với những căn bệnh truyền nhiễm khác như HIV/AIDS và bệnh lao.
Xơ gan và chảy máu thực quản Người bệnh viêm gan B đã sang giai đoạn xơ gan có chảy máu thực quản là ở giai đoạn rất nặng, nguy cơ chuyển sang ung thư gan ở những trường hợp như vậy là 25%. Ảnh minh bhoaj Tôi năm nay 50 tuổi, bị viêm gan B và đã bị xơ gan, thời gian gần đây tôi bị chảy máu thực...