Những bí quyết giúp Samsung lên ngôi vương di động
Thành công của Samsung trong năm 2012 khi độc chiếm cả “ngôi vương” smartphone và điện thoại di động hoàn toàn không phải do may mắn. Vậy điều gì làm lên thành công đó.
Ra mẫu mới liên tục, giá cả đa dạng
Samsung đã chứng minh khả năng sản xuất nhanh và thay thế một loạt thiết bị cầm tay nhắm tới các đối tượng người dùng khác nhau. Nếu như cuối năm 2009, Samsung chỉ chiếm 3,3% thị phần và Android chiếm khoảng 5,2% thì đến năm nay sản lượng smartphone Samsung xuất xưởng đã chiếm tới 28% thị phần smartphone toàn cầu, vượt qua cả Apple với 20%. Trong năm qua hãng cũng đã giành thêm được 8% thị phần, nới rộng khoảng cách với Apple so với cùng kỳ năm ngoái.
Điện thoại cao cấp, smartphone giá rẻ nhất, một SIM, hai SIM, hay điện thoại tính năng bình dân, tích hợp máy chiếu, Samsung đều có hết.
Samsung dự kiến sẽ sản xuất 510 triệu điện thoại trong năm 2013, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 20% so với năm nay. Trong số 510 triệu điện thoại dự kiến bán ra có 390 triệu là smartphone và 120 triệu là điện thoại bình dân và tính năng.
Nếu mọi người nghĩ rằng, Samsung chỉ đặt cược duy nhất vào hệ điều hành Android thì điều đó hoàn toàn sai lầm. Không hoàn toàn núp bóng vào nền tảng này, Samsung đã cố gắng để phát triển phần mềm với những bản sắc riêng từ giao diện người dùng tới các tính năng để biến chiếc điện thoại nhỏ bé có thể “cảm nhận và thẩu hiểu” được người dùng. Hơn nữa, hãng cũng phát triển hệ điều hành riêng của mình Bada, phát hành dòng thiết bị mới hoạt động trên hệ điều hành Windows Phone 8 của Microsoft. Hãng cũng đẩy mạnh các sản phẩm hỗ trợ hệ điều hành TIZEN- do Samsung phối hợp với Intel phát triển.
“Bằng cách cung cấp giá rẻ hơn cho người tiêu dùng ở các quốc gia đang phát triển, Samsung cũng đang tìm kiếm xu hướng tăng trưởng mới. Điều này cũng sẽ cho phép người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển mua các thiết bị với giá phải chẳng hơn”, một lãnh đạo Samsung tuyên bố.
Thiết kế
Giống như một cậu học sinh đột nhiên nhận ra cậu ta có thể đánh trả những kẻ bắt nạt mình trong lớp. Samsung dường như đã đạt được sự tự tin rằng họ có thể thiết kế các sản phẩm và đổi mới giống như Apple từng làm. Ví dụ điển hình là Galaxy S3, đối thủ xứng tầm của iPhone với nhiều tính năng nổi bật như camera mặt trước có thể theo dõi mắt người dùng và giữ cho màn hình sáng lên khi có người dùng nhìn vào đó, điều khiển bằng giọng nói, tự động gắn tag hình ảnh…
Video đang HOT
Galaxy S3 được đánh giá là smartphone của năm 2012.
Ngoài các tính năng độc đáo, Galaxy S3 cũng nổi bật với thiết kế phần cứng, chúng chỉ có một nút bấm duy nhất trên màn hình, điều mà nhiều nhà sản xuất Android né tránh để khỏi bị so sánh với sản phẩm của Apple. Chính đặc điểm này cũng kéo Samsung vào cuộc chiến pháp lý với Apple trong một thời gian dài.
Ngoài Galaxy S3 là thiết bị hàng đầu của Samsung trong năm 2012, Samsung cũng đã cung cấp cả máy ảnh mang thương hiệu Galaxy và smartphone cỡ bự Galaxy Note 2.
Các sản phẩm này thể hiện rằng, Samsung không bắt chước Apple. Họ đã học hỏi và làm được những điều tương tự mà Apple đã làm. Họ bắt đầu sao chép khá cẩn thận sản phẩm của Apple nhưng SIII không hoàn toàn giống sản phẩm Apple. Họ đã chạy đua và hiện giờ đang dẫn đầu thị trường.
Mạnh về phần cứng
Samsung không chỉ chế tạo các thiết bị điện tử tiêu dùng mà còn là nhà cung cấp màn hình, chip…cho các nhà sản xuất khác, trong đó có cả đối thủ Apple. Với lợi thế đó, Samsung hoàn toàn đã biết phát huy tối đa sự hợp sức giữa phần cứng và phần mềm trên các thiết bị của họ bán ra thị trường. Tại triển lãm CES vừa rồi, Samsung đã trình diễn bộ xử lý Exynos 8 nhân mạnh mẽ.
Chiến lược tiếp thị
Nhà phân tích Rob Enderle của Tập đoàn Enderle Grou cho rằng, Samsung có thể đánh bật các đối thủ cạnh tranh của họ là nhờ vào có chiến lược tiếp thị hiệu quả. Lần đầu tiên Samsung đã quyết định chi đậm cho đoạn quảng cáo video trong trận chung kết bóng bầu dục Mỹ với nội dung nhắm chính diện vào đối thủ Apple và những fan hâm mộ cuộc nhiệt của “Trái Táo cắn dở” đang xếp hàng dài chờ đợi iPhone 5 bán ra.
Việc công kích Apple không phải là chiến lược mới lạ. Microsoft đã thử chiến lược đó trước khi trở thành nhà sản xuất máy nghe nhạc Zune MP3 và laptop. Motorola cũng đã có quảng cáo công kích Apple tại Super Bowl năm 2011. Tuy nhiên, nhà phân tích Tim Bajarin cho rằng, Motorola đã không đủ ngân sách quảng cáo để tiếp tục thách thức Apple như Samsung đã làm. Không phải chỉ chi đậm cho quảng cáo mà những quảng cáo này của Samsung đã đánh trúng tâm lý của người dùng đang chán nản sự thống trị của Apple và những kiểu cuồng nhiệt của fan hâm mộ.
Mặt khác, ví dụ điển hình nhất thể hiện chiến lược tiếp thị nhạy bén của Samsung là thương hiệu Galaxy. Thương hiệu này xuất hiện trong nhiều thiết bị của họ để thể hiện đẳng cấp. Samsung nói rằng: “Chúng tôi cung cấp một loạt các sản phẩm có cùng chất lượng như Galaxy S3″. Thời điểm phát hành Galaxy hàng năm của Samsung đều được đoán trước và gây áp lực cho việc nâng cấp iPhone của Apple.
Tham vọng tương lai
Bước tiến mới về thiết kế, tiếp thị và sản xuất đã đưa Samsung trở nên nổi bật trong năm 2012 và là công ty duy nhất mà Apple phải lo sợ hơn cả. Samsung đang ấp ủ kế hoạch tạo ra sự đột phá trong mảng nội dung di động và thâm nhập vào môi trường donah nghiệp – vốn lợi thế nghiêng về nhà sản xuất BlackBerry.
Mặt khác, Samsung từng nói rằng, họ muốn trở thành một đối thủ lớn trong phân khúc máy tính, thị trường mà hãng đã gia nhập từ năm những năm 1990. (Hiện Lenovo đang dẫn đầu thị trường PC toàn cầu).
Máy tính bảng cũng là lĩnh vực Samsung có thể chinh phục, cho dù máy tính bảng Galaxy 10.1 có doanh số bán đáng thất vọng.
Nếu đạt được thị phần đáng kể trong cả hai lĩnh vực này và chuyên tâm vào dịch vụ khách hàng, thực sự sẽ tạo cho Samsung trở nên hùng mạnh hơn. Nhưng sẽ luôn có những mối đe dọa có thể khiến Samsung bị phân tán. Bởi vì, dù thành công của Samsung hiện nay đã là một kỳ công đối lớn nhưng không ai có thể ở đỉnh cao hơn một thập kỷ.
Theo VnMedia
Sự sắc bén của Apple đang bị bào mòn
Cổ phiếu Apple giảm 25% kể từ khi đạt đỉnh. Tuy nhiên, điều này không đáng lo bằng thực tế hãng đang đánh mất sự sắc bén của mình.
Điều đó đồng nghĩa Apple không còn là người lãnh đạo nổi bật trong một vài danh mục từng thống trị thế giới trong 5 năm qua. Dù vẫn là công ty có giá trị nhất và lợi nhuận nhất thế giới; thiết kê sản phẩm, sản xuất và dây chuyền đáng chú ý; cho ra đời những sản phẩm tuyệt vời, sự sắc bén của Apple đang dần bị bào mòn.
Với smartphone, Apple là hãng đã tái phát minh điện thoại thông minh bằng sự ra đời của iPhone năm 2007. Trong 5 năm đầu xuất hiện, iPhone rõ ràng là smartphone tốt nhất thị trường song hiện nay nhiều người cho rằng smartphone khác đã vượt qua iPhone như Google Nexus, Samsung Galaxy S3. Khi Galaxy S4 "chào đời", rất có thể, Apple còn tụt lại xa hơn.
Trong khi đó, vài năm đầu tiên iPad đồng nghĩa với thị trường máy tính bảng. Hiện iPad vẫn là người dẫn đầu trong phân khúc tablet cỡ lớn, bỏ xa các đối thủ khác song Apple lại chậm chân trong phân khúc tablet cỡ nhỏ. Như một hệ quả, công ty đánh mất giá trị và thị phần trong mảng này. Mặt khác, trong nỗ lực nhằm bảo toàn lợi nhuận biên, iPad Mini thiếu đi một số tính năng như màn hình Retina, khiến "fan" thất vọng.
Về giá bán, khi iPhone và iPad xuất hiện, Apple dẫn đầu thế giới cả về tính năng sản phẩm và giá bán. Đây là điểm đáng chú ý: Apple có sản phẩm tốt nhất với mức giá hợp lí nhất. iPhone được định giá ngang bằng các smartphone hàng đầu khác, nhưng lại từ bỏ thị trường smartphone đại chúng tại các nước mới nổi nơi có sự tăng trưởng lớn vào tay các hãng như Samsung. Bên cạnh đó, mẫu iPad Mini mới của Apple cũng bị cho là quá đắt so với các thiết bị cùng danh mục. Vì vậy, Apple không còn là người đứng đầu thị trường "dễ chịu".
Cũng do chỉ tập trung vào thị trường "cao cấp", trong 2 năm qua, thị phần smartphone, tablet toàn cầu của Apple đã giảm dần. Nếu đây chỉ là thị trường "thiết bị" đơn thuần, nó không đáng ngại vì Apple có đủ quy mô để một chút thị phần không ảnh hưởng lớn tới quy mô kinh tế. Song, thị trường thiết bị nay cũng là thị trường "nền tảng" (nơi các công ty sản xuất thiết bị và bán ứng dụng), thị phần lại có tác động khá lớn.
Cuối cùng là dịch vụ đám mây và ứng dụng. Sở hữu App Sotre và những ứng dụng cơ bản nhất trên smartphone, tablet như lưu trữ đám mây, email, gọi điện, lịch, đồng hồ, Apple từng kiểm soát từ đầu tới cuối hệ sinh thái dịch vụ và phần mềm. Song với thảm họa Maps mùa hè năm 2012 cùng sự chậm chạp trong các ứng dụng mũi nhọn và dịch vụ đám mây, Apple đã đánh mất lợi thế sân nhà vào tay Google, Dropbox, Evernote và nhiều công ty khác có khả năng viết ứng dụng tốt hơn hẳn ứng dụng bản địa (native) của Apple. Càng nhiều người dùng sản phẩm của bên thứ ba, thiết bị của Apple càng bớt đi tầm quan trọng khi xét về nền tảng (Nếu bạn dễ dàng đưa mọi ứng dụng, dịch vụ, nội dung sang nền tảng khác, có ít lí do để tiếp tục gắn bó với Apple).
Trong tất cả các lĩnh vực kể trên, Apple đều đánh mất vị thế dẫn đầu một thời của mình. Ngoài ra, phải kể tới Apple TV - thiết bị nhiều người tin rằng Apple sẽ giới thiệu trong năm 2012 và làm nên "cơn sốt" mới. Tuy nhiên, hiện tại các chuyên gia cho rằng ít nhất phải tới mùa thu năm 2013 mới có thể chiêm ngưỡng sản phẩm này. Trong thời gian chờ đợi, các hãng điện tử khác đều cố gắng qua mặt Apple TV, như Samsung. Rất khó để Apple thực hiện bước tiến vượt bậc từ thế hệ tivi hiện tại và đặt ra mức giá cao cấp như mong muốn.
Ngay cả những công ty tốt nhất cũng khó duy trì được sự nhạy bén của mình, đặc biệt trong thị trường chuyển động nhanh như công nghệ. Do đó, vài năm tới, bức tranh công nghệ sẽ vô cùng thú vị, đặc biệt khi Apple thực sự bước chân vào kỉ nguyên "hậu Steve Jobs" từ năm 2013.
Theo Du Lam
BI/Ictnews
HTC công bố doanh thu gây thất vọng HTC, nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 châu Á vừa qua đã công bố bản báo cáo tài chính của họ trong quý 4 năm 2012. Theo đó, doanh thu của đại gia Đài Loan này trong năm vừa qua đã gây thất vọng cho nhiều nhà phân tích vì nó đã không chạm tới định mức đã dự đoán của các...