Những bệnh lý dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm và cách phòng ngừa hiệu quả
Ra Tết, thời tiết tại miền Bắc xuất hiện tình trạng mưa phùn, nồm ẩm và khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, thời tiết nồm ẩm gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi ở người có sức đề kháng giảm.
Như mọi người vẫn biết, thời điểm ra tết là thời điểm trong giai đoạn chuyển mùa đông xuân. Đặc biệt lúc này có rất đông bệnh nhân tới khám bệnh. PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Hội cũng cho biết thêm, khi thời tiết nồm ẩm trở thành nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý hô hấp, tiêu chảy hay cảm cúm,… ở con người.
1. Cảm cúm xảy ra do thời tiết nồm ẩm
Có thể bạn chưa biết, tình trạng cảm cúm là một trong những căn bệnh phổ biến nhất không chỉ xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi mà người trưởng thành cũng dễ mắc cảm cúm khi thời tiết thay đổi.
Đặc biệt, cảm cúm là bệnh dễ mắc phải nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua thậm chí tự mua thuốc về điều trị. Cũng có nhiều người sử dụng cả kháng sinh với hi vọng bệnh có thể nhanh khỏi.
Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh sau này, bệnh cúm theo mùa còn có khả năng lây lan thành dịch và đặc biệt một số chủng cúm A gây ra như H5N1 hay H1N1 rất phổ biến.
Cảm cúm xảy ra do thời tiết nồm ẩm là bệnh thông thường với các triệu chứng như ho, sốt và đau đầu hoặc đau mình mẩy, xuất hiện tình trạng rét run và sau đó một vài ngày thì tình trạng trên được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên đối với một số trường hợp có thể trở nặng và đặc biệt có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh như chủng cúm A/H5N1 với tên gọi là cúm gia cầm và xuất hiện ở gia cầm có thể lây sang người.
Trong khi virus H5N1 có thể đi vào phổi, gây tàn phá phổi. Đặc biệt, trước năm 2005, tỷ lệ tử vong do bệnh cúm nguy hiểm này còn có thể lên tới 80%. Hiện nay, với sự cố gắng của nền y học trong nước và thế giới thì tỷ lệ tử vong do cúm gây ra còn khoảng 50%.
Cảm cúm xảy ra do thời tiết nồm ẩm là bệnh thông thường với các triệu chứng như ho, sốt và đau đầu hoặc đau mình mẩy – Ảnh Internet
Phân biệt bệnh cúm A/H5N1, H1N1, H3N2 thực tế là điều không dễ dàng. Đối với các triệu chứng lâm sàng của cúm sốt và đau đầu, sổ mũi hay ho khan thì các triệu chứng của 3 bệnh này hoàn toàn giống nhau. Chỉ khác nhau ở chỗ tới 2 đến 3 ngày sau bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn hoặc gặp phải tình trạng khó thở hơn và người thân cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm máu và chụp CT phổi nhằm xác định chính xác liệu bệnh nhân có mắc cảm cúm hay không và tình trạng bệnh liệu có đang tiến triển nặng hay không để xây dựng kế hoạch điều trị bệnh cụ thể.
Rất nhiều người chủ quan cho rằng cảm cúm mà mình đang mắc phải là bệnh cảm cúm thông thường mà không cần tới bệnh viện cho đến khi cơ thể không chịu nổi mới tới bệnh viện thì lúc đó cơ thể đã bị tàn phá quá nhiều đặc biệt kèm theo hội chứng suy sụp đa phủ tạng.
Video đang HOT
Thực tế, dù với hệ thống máy móc có tác dụng hỗ trợ tim, phổi hay gan thận có nhiều nhưng tỷ lệ người bệnh tử vong xảy ra cũng khá cao. Tuy người mắc cảm cúm có thể không nhất thiết phải tới bệnh viện ngay ngày đầu tiên nhưng bệnh nhân và người thân khi thấy bệnh trở nặng thì cần được nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để chẩn đoán và theo dõi kịp thời.
2. Bệnh hô hấp do thời tiết
Thời tiết thay đổi, khô và gió mùa về chuyển sang độ ẩm nhanh, bị mưa phùn và làm cho trẻ thích nghi không kịp có thể dẫn đến các bệnh lý cấp tính hô hấp như cảm cúm hoặc viêm đường phế quản và viêm phổi xảy ra.
Không những thế, khi thời tiết nồm ẩm, trở lạnh còn khiến cả người lớn và trẻ nhỏ mắc bệnh viêm đường hô hấp hay viêm phế quản và viêm phổi. Do đó, phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ có các dấu hiệu như chảy mũi trong, sốt nhẹ hoặc ho mà tự ý điều trị. Bởi vì, diễn biến bệnh viêm phổi diễn ra rất nhanh, đối với các biểu hiện bệnh nhẹ nhưng khi tới bệnh viện đã có thể trở nên nghiêm trọng như bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng.
Đặc biệt, phụ huynh không nên tự ý cho con sử dụng kháng sinh mà nên đưa con đi khám nhằm điều trị đúng. Thời tiết lạnh, nên tăng cường về chế độ dinh dưỡng và giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, không nên để trẻ mặc quá nhiều quần áo, trẻ ra mồ hôi lạnh càng dễ gây ra tình trạng viêm phổi hơn.
Các bệnh có liên quan đến đường hô hấp dễ xảy ra do thời tiết nồm ẩm – Ảnh Internet
3. Bệnh tiêu chảy dễ gặp
Thời tiết nồm ẩm là sự thay đổi về môi trường từ nhiệt độ, độ ẩm gây ra nhiều tác động trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, tình trạng này dễ xảy ra đối với những người có sức khỏe yếu, không kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết thì dễ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, thời tiết nồm ẩm còn là điều kiện môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh, vi khuẩn và virus phát triển sau đó lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Ngoài bệnh về đường hô hấp dễ xảy ra khi thời tiết nồm ẩm thì tiêu chảy cũng là bệnh dễ mắc trong mùa lạnh.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở mọi người khi thời tiết nồm ẩm là do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh hoặc ăn uống không khoa học. Ngoài ra còn kèm thêm ô nhiễm từ môi trường có thể khiến bệnh tiêu chảy phát sinh. Tiêu chảy do thay đổi thời tiết nồm ẩm gây ra còn có thể gây nhiều nguy hiểm cho người mắc bệnh vì nếu không kịp thời được phát hiện và điều trị thì dễ dẫn tới mất nước hoặc có thể gây ra tử vong cho người bệnh.
Khi gặp phải tình trạng tiêu chảy cấp do thời tiết nồm ẩm gây ra, mọi người cần không cho người bệnh bị mất nước bằng cách uống bổ sung dung dịch oresol sau mỗi lần đi ngoài.
Thực tế, việc có nên sử dụng kháng sinh hay không còn tùy thuộc vào nguyên tắc cần có chỉ định của thầy thuốc về liều lượng vì có nhiều trường hợp không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Thậm chí, có nhiều trường hợp việc sử dụng thuốc kháng sinh còn có thể khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra, nếu do dị ứng thức ăn thì không cần sử dụng thuốc đặc hiệu miễn không để người bệnh mất nước điện giải.
Thời tiết nồm ẩm có thể gây bệnh tiêu chảy – Ảnh Internet
4. Phòng bệnh khi thời tiết nồm ẩm bằng cách nào?
Có thể bạn chưa biết, thời tiết nồm ẩm thật sự là mối đe dọa cho sức khỏe con người. Vì vậy, mọi người cần chủ động quan tâm, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh trong dịp tết.
Một số lời khuyên từ các chuyên gia có tác dụng giúp bạn phòng bệnh khi thời tiết nồm ẩm hiệu quả:
- Tránh tiếp xúc với đối tượng đang có dấu hiệu nhiễm bệnh truyền nhiễm.
- Cần giữ ấm cho cơ thể khi đi xe, đi ra ngoài trời hoặc khi phải làm việc ngoài trời vào thời tiết ban đêm hoặc sáng sớm.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều hoa quả, cân đối các nhóm dưỡng chất, uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
- Nên tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch đối với một vài bệnh cụ thể như bệnh sởi, rubella, ho gà,…
- Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh gia đình và giữ nhà cửa thoáng, ấm. Ngoài ra, cũng cần giữ vệ sinh cá nhân và thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh tai mũi họng hằng ngày bằng nước muối.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi mắc bệnh đường hô hấp, cảm cúm hay tiêu chảy cấp cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được kịp thời thăm khám và nhận điều trị.
Điều cần lưu ý khi sơ cứu
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể gặp phải những tình huống cần phải sơ cứu người bệnh trước khi thầy thuốc 115 đến.
Việc sơ cứu rất quan trọng, có thể ảnh hưởng tới sự sống còn hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh nhân. Sơ cứu đúng cách sẽ hỗ trợ người bệnh khi chưa có được sự trợ giúp của y tế, giúp ích cho điều trị tiếp theo đó.
Những bệnh cấp cứu sau đây thường gặp:
Bệnh tim mạch: Tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành tim, biến chứng của bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp, suy tim cấp.
Bệnh về tiêu hóa: Xuất huyết trong hoặc nôn ra máu do loét dạ dày, ung thư, ngộ độc thức ăn, nước uống, tiêu chảy cấp, dị vật thực quản.
Bệnh hô hấp: Viêm phổi cấp, cơn hen phế quản, ho ra máu, tắc thở do trào tắc khí quản.
Bệnh tâm thần kinh: Cơn kích động, cơn động kinh, hôn mê, liệt, rối loạn tiền đình nặng.
Ngoài ra còn gặp những chấn thương do ra máu, gãy xương, sai khớp, tổn thương não tủy...
Đặt người bệnh nằm yên trên mặt phẳng, không vội vàng di chuyển hay vác chạy.
Những điều cần làm khi sơ cứu: Bình tĩnh đặt người bệnh nằm yên tĩnh ngay tại chỗ, nới bớt thắt lưng, quần áo, tránh để lạnh quá hay nóng quá. Nếu người bệnh còn tỉnh nên động viên họ yên tâm, đừng quá hoảng sợ. Nếu bị chấn thương gây chảy nhiều máu, tạm thời dùng băng ép, garo cầm máu ngay sát trên chỗ tổn thương. Nếu có gãy xương, đặt nạn nhân nằm bất động hoặc buộc nẹp tạm thời ở tay chân...
Những điều không được làm khi sơ cứu: Vội vàng xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo. Hoảng hốt di chuyển bệnh nhân không đúng cách, vác, chạy. Tiêm hay cho uống thuốc khi chưa rõ bệnh. Tập trung đông người gây ồn ào, ngột ngạt làm người bệnh thêm hoảng sợ.
Một số cách sơ cứu điển hình:
Sơ cứu khi gãy xương đùi: Buộc chân đau vào chân lành ở 3 đoạn - Cổ chân với cổ chân, đầu gối với đầu gối, đùi với đùi, sau đó đặt nhẹ nạn nhân lên cáng rồi vận chuyển đến cơ sở y tế.
Sơ cứu khi bị tăng huyết áp: Để người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Dùng máy đo huyết áp để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp. Để hạ huyết áp có thể cho người bệnh uống một cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt.
Sơ cứu khi bị tụt huyết áp: Tùy vào vị trí, nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao 2 chân. Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp, hoặc cho uống trà gừng, nước sâm...
Ăn 5 phần rau quả mỗi ngày sống thọ hơn Theo dõi dữ liệu hơn 100.000 người trong suốt 30 năm, một nhóm nhà nghiên cứu rút ra kết luận là ăn 5 khâu phân trái cây, rau một ngày có thể kéo dài tuổi thọ. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation đầu tháng 3. Tiến sĩ Dong Wang, người đứng đầu nghiên cứu và là thành viên...