Những bất cập với lực lượng công an xã
Liên quan đến loạt bài “Nỗi niềm công an xã” (NTNN số ra các ngày 13, 14, 15.8) phản ánh về những nguy hiểm, gian khó cũng như các bất cập trong chính sách, chế độ mà lực lượng công an xã đang phải đối mặt, PV NTNN đã có cuộc trao đổi với đại tá Nguyễn Viết Phú (ảnh) – Trưởng phòng Hướng dẫn, quản lý xây dựng công an xã (Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (V28), Bộ Công an.
Đại tá Nguyễn Viết Phú khẳng định: Hoạt động của lực lượng Công an xã (CAX) luôn gắn liền với việc xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn – địa bàn chiếm gần 80% diện tích và trên 70% dân số cả nước. Luật Công an nhân dân năm 2005 quy định: CAX là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã. Thực tế cho thấy CAX là lực lượng trực tiếp giải quyết 80% những vấn đề về an ninh, trật tự tại cơ sở; những vụ việc lớn về an ninh, trật tự do công an cấp trên thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật thì CAX cũng là lực lượng tiếp cận từ ban đầu và phối hợp cùng công an cấp trên trong quá trình điều tra, xử lý.
Tuy nhiên, được biết hiện nay lực lượng CAX đang đứng trước khó khăn là thiếu hụt về quân số. Ông có thể cho biết lý do dẫn tới tình trạng này?
Công an xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Ảnh: Hồng Đức
- Vướng mắc đầu tiên cần nhắc tới là độ vênh trong chính sách.
Cụ thể, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người, cấp xã loại 2 được bố trí tối đa không qua 20 người và cấp xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người; trong khi đó Nghị định 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ lại quy định cụ thể khung số lượng phó trưởng CAX và công an viên (mỗi xã được bố trí 1 phó trưởng CAX. Đối với xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1, loại 2 được bố trí không quá 2 phó trưởng CAX; tại trụ sở hoặc nơi làm việc của CAX được bố trí không quá 3 công an viên làm nhiệm vụ thường trực; mỗi thôn được bố trí 1 công an viên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1, loại 2 được bố trí không quá 2 công an viên).
Do sự vênh nhau như vậy, UBND các cấp rất khó khăn trong việc bố trí lực lượng CAX, làm sao để vừa phải đảm bảo đúng quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2009/NĐ-CP, vừa không vượt quá số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Chính sự không đồng bộ giữa 2 nghị định này đã gây ra khó khăn cho công tác của lực lượng CAX. Thành ra khi bố trí lực lượng CAX chúng tôi không bố trí nổi vì phải theo Nghị định 92 vì đó là quy định chung về số lượng cán bộ công chức cấp xã phường… Để giải quyết vướng mắc này, Bộ Công an đã đề nghị Chính phủ báo cáo đề xuất Quốc hội ban hành Luật CAX.
Không chỉ thiếu đồng bộ từ chính sách mà hiện nay, số người trong lực lượng bỏ ngành, rời khỏi ngành cũng không nhỏ, đúng không thưa ông?
Video đang HOT
- Chúng tôi chưa có con số cụ thể, nhưng số lượng này cũng khá lớn. Thứ nhất là số các đồng chí muốn chuyển công tác. Có thể qua những lần bầu cử tại địa phương, ai có năng lực thì được chuyển sang làm bên chính quyền như phó chủ tịch hoặc bên Đảng như phó bí thư.
Nhưng lý do nữa khiến nhiều đồng chí phải rời khỏi ngành là do phụ cấp quá thấp.
Ngoài đồng chí trưởng CAX được hưởng lương, chế độ công chức cấp xã theo ngạch bậc và trình độ đào tạo theo chuyên môn nghiệp vụ; căn cứ nguồn ngân sách của địa phương, mỗi địa phương quy định mức phụ cấp đối với phó CAX và công an viên khác nhau; hầu hết phó trưởng CAX hưởng phụ cấp 1,0 mức lương tối thiểu (1.150.000 đồng/tháng). Có khoảng 10 địa phương vận dụng bố trí phó trưởng CAX kiêm chức danh khác để hưởng chế độ như công chức cấp xã. Phụ cấp của công an viên thường trực phổ biến là từ 0,5 đến 1,0; công an viên ở các thôn, xóm, bản, làng, buôn, phum, sóc từ 0,3 đến 0,8 mức lương tối thiểu. Đó là mức phụ cấp quá thấp trong thời buổi hiện nay.
Nhưng trên hết là chế độ đối với họ không được đảm bảo. Trừ trưởng CAX, còn từ phó trưởng CAX trở xuống trước đây đều không được hưởng cả BHYT và BHXH. Một số địa phương quan tâm thì còn đóng BHYT cho lực lượng này. Đến năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 29 (2013) sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 92 (2009) có ưu việt hơn một chút là trong khoán quỹ lương do ngân sách T.Ư hỗ trợ, đã buộc các địa phương phải đóng luôn 3% BHYT cho người hưởng phụ cấp. Như vậy lực lượng CAX cũng mới có BHYT, còn BHXH vẫn chưa có.
Chính điều này khiến cho việc tuyển mới lực lượng CAX rất khó, chưa nói đến việc nhiều người đang chuyển khỏi lực lượng. Số còn lại thì có khi cũng kiêm nhiệm, nhưng chính vì thế nên chuyên môn lại không sâu, có sự lơ là, phân tán nhất định trong việc bảo vệ an ninh trật tự.
Được biết hiện nay vẫn còn tồn đọng nhiều trường hợp các đồng chí CAX hy sinh hoặc bị thương khi làm nhiệm vụ nhưng chưa được công nhận là liệt sĩ, thương binh. Vướng mắc ở đâu, thưa ông?
Đại tá Nguyễn Viết Phú
- Thực tế, việc anh em CAX hy sinh trong khi làm nhiệm vụ mà được công nhận là liệt sĩ, thương binh rất khó khăn. Dễ thấy nhất là trường hợp anh em kiểm tra người không đội mũ bảo hiểm đi xe máy hoặc bắt ổ cờ bạc, sơ sẩy bị đối tượng đâm chết, sẽ không được công nhận là liệt sĩ vì theo Pháp lệnh Người có công, liệt sĩ phải là người có hành động dũng cảm trước khi hy sinh.
Hay như trường hợp một CAX ở Bình Phước bị các đối tượng trộm mủ cao su đánh chết khi đang làm nhiệm vụ, đã rất nhiều lần nhân dân và ĐBQH của tỉnh này đề nghị phong tặng liệt sĩ cho anh nhưng vẫn chưa được chỉ do vướng mắc từ khâu báo cáo ban đầu. Trường hợp một đồng chí ở Hà Tĩnh bị kẻ xấu trả thù, bị nổ mìn tại nhà riêng khiến đồng chí hy sinh cũng không được công nhận liệt sĩ.
Những bất cập này phải sửa đổi từ Pháp lệnh Người có công mới tháo gỡ được. Nhìn chung, lực lượng CAX vẫn bị thiệt thòi đủ đường.
Vẫn còn tình trạng một số nơi, một số CAX có những hành vi vi phạm pháp luật khiến dư luận đánh giá không tốt về CAX. Làm gì để hạn chế được tình trạng này, thưa ông?
- Theo thống kê của chúng tôi, từ năm 2011 đến nay, có trên 50 vụ việc báo chí phản ánh CAX sai phạm trong khi làm nhiệm vụ, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành.
Điển hình như vụ Trần Đức Khánh, Phạm Ngọc Phụng, nguyên Phó trưởng Công an xã Tân Hải, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) bị khởi tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do liên quan đến vụ bán hơn 80 bao titan tang vật; vụ Vũ Xuân Định, nguyên Phó trưởng Công an thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) bị tuyên phạt 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội “giao cấu với trẻ em” và tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; vụ Hoàng Ngọc Tuyên, nguyên Phó trưởng Công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội và 3 công an viên bị truy tố về hành vi đánh người gây thương tích dẫn đến tử vong…
Đề ngăn chặn, hạn chế những sai phạm, xây dựng lực lượng CAX trong sạch, vững mạnh, Bộ Công an đã có nhiều văn bản chỉ đạo công an các địa phương tập trung chấn chỉnh các hoạt động của lực lượng CAX theo đúng quy định của pháp luật và của ngành.
Xin cảm ơn đại tá!
Theo Danviet
Tội phạm sợ camera
Sau hai năm thực hiện mô hình vận động nhân dân lắp đặt camera giám sát an ninh trật tự trong khu dân cư tại Q.Gò Vấp (TP.HCM), tình hình tội phạm đã giảm hẳn.
Các tuyến đường để bảng cảnh báo có camera quan sát từ xa ngăn ngừa tội phạm - Ảnh: Công Nguyên
Tại hội nghị sơ kết hôm qua 24.7 ở Q.Gò Vấp, đại tá Huỳnh Ngọc Phương, Phó cục trưởng Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (Bộ Công an), đã chia sẻ: "Đây là mô hình góp phần tích cực vào công tác phòng chống tội phạm ở các khu dân cư, cần phổ biến, nhân rộng trên cả nước".
Hàng ngàn "mắt thần"
Thượng tá Đặng Văn Đức, Phó trưởng công an Q.Gò Vấp, cho biết tính đến tháng 5.2015, trên địa bàn toàn quận đã lắp đặt 1.262 camera tại 47 tuyến hẻm, 29 đoạn đường phức tạp, 40 hộ có phòng cho thuê. Người dân đầu tư tiền lắp đặt camera rồi chia sẻ đường truyền đến trụ sở công an các phường, theo dõi; công an các phường thì lắp các bảng thông báo "khu nhà trọ, tuyến đường có camera quan sát từ xa".
Bà Tô Thị Mỹ Dung (chủ một nhà trọ trên đường Phan Huy Ích, P.12) kể: "Nhà tôi có 20 phòng trọ cho thuê, từ khi gắn camera, chia sẻ đường truyền cho công an phường thì tình hình trộm cắp không còn. Có khi qua camera, thấy cửa nhà trọ không đóng, công an phường liền gọi điện cho tôi nhắc nhở. Tôi thấy mô hình này tiết kiệm mà an toàn, hiệu quả cho cả chủ nhà và người thuê trọ". Tương tự, bà Huỳnh Thị Xuân Mai (ngụ đường Phạm Văn Chiêu, KP.7, P.14) cũng nhờ vào hệ thống camera an ninh mà bắt được băng trộm.
Ông Trần Văn Tĩnh, Trưởng ban điều hành KP.7, P.13, cho biết: "KP.7 hiện có 16 camera lắp đặt tại các tuyến đường, hẻm phức tạp nên tình trạng tập trung đá gà ăn tiền, chích ma túy ở đây không còn. Có camera người dân cũng tự điều chỉnh hành vi của mình như không vứt rác bừa bãi, dẫn chó đi phóng uế ngoài đường".
Không chỉ tại Q.Gò Vấp, mô hình camera an ninh khu phố còn được triển khai nhiều nơi tại TP.HCM. Tại P.13 (Q.3) hiện có 19 camera lắp đặt ở các con hẻm, tuyến đường trong KP.3; xã Phước Kiển (H.Nhà Bè) tính đến nay người dân đóng góp lắp đặt được 130 camera tại các khu nhà trọ, hẻm phức tạp.
Giúp phá án nhanh
Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, qua hình ảnh camera an ninh, Công an Q.Gò Vấp đã phát hiện và truy xét 56 vụ với 78 nghi phạm, ngăn chặn kịp thời 23 vụ thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng, có biểu hiệu hoạt động phạm tội trong khu dân cư... Riêng tuyến đường Tân Sơn, Phan Huy Ích (P.12) trước đây rất phức tạp về tệ nạn xã hội nhưng từ khi lắp đặt 18 camera, tình hình đã cải thiện rõ rệt.
Công an P.12, Q.Gò Vấp giám sát an ninh trật tự trên địa bàn thông qua hệ thống camera an ninh khu phố - Ảnh: Công Nguyên
Nhiều vụ phạm pháp được truy xét nhanh cũng chính nhờ sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống "mắt thần" khu phố. Chẳng hạn, sáng 13.5, trước phòng trọ ở đường Nguyễn Tư Giản (P.12), anh Nguyễn Hữu Toàn bị kẻ gian cạy cốp xe máy lấy ví tiền. Qua hình ảnh camera, công an bắt được Lê Quang Phi (người sống gần đó) - là thủ phạm. Ngày 6.6, qua hình ảnh camera, Công an P.14 cũng truy bắt được nhóm thanh niên lấy trộm xe máy của anh Bàng Phi Dũng (xảy ra trên đường Quang Trung).
Tại Q.3, Công an P.13 thông qua hình ảnh camera đã truy xét, bắt được nghi phạm cướp giật giỏ xách táo tợn tại hẻm 351 (KP.3) vào tháng 4.2015.
Công an xã Phước Kiển (H.Nhà Bè) cũng đã bắt được hai nghi phạm gây ra nhiều vụ trộm xe máy trên địa bàn thông qua hình ảnh từ camera.
Công Nguyên
Theo Thanhnien
15 thanh niên đâm, đánh thương vong 3 bảo vệ bãi biển Sáng 28/6, tin từ Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đang tiến hành điều tra làm rõ vụ án mạng chết người xảy ra tại bãi tắm biển thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. Vào khoảng 0h30' ngày 28/6, một nhóm thanh niên khoảng 15 người chạy xe từ TP Huế vào bãi tắm biển Thuận An gây náo...