Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người

Theo dõi VGT trên

Trong vài thập kỷ tới, suy thoái sinh thái, sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể gia tăng các mối đe dọa tới sức khỏe con người.

Các dịch bệnh trong quá khứ minh chứng rằng những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm có tác động mạnh mẽ đến sự lan truyền của dịch bệnh.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 1

Một trong số đó phải kể đến dịch sốt vàng đã xảy ra vào mùa hè năm 1878 tại miền Nam nước Mỹ, do virus truyền sang người qua muỗi vằn (Aedes Aegypti). Khoảng 100.000 người mắc bệnh, 20.000 người chết. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 200 triệu đô la ở thời điểm đó.

Trong suốt thế kỷ 18 và 19, sốt vàng da là căn bệnh nguy hiểm hằng năm của các thành phố lớn ở lưu vực hạ lưu sông Mississipi. Khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, dịch bệnh làm tê liệt hoàn toàn các ích lợi xã hội, hệ thống thương mại của thành phố và toàn nước Mỹ (theo Báo cáo của Thượng viện Hoa Kỳ năm 1911).

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 2

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 3

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 4

Một loạt hình ảnh vào thế kỷ 19 mô tả các diễn tiến của bệnh sốt vàng. Người bệnh sốt, vàng da, ở thể nặng sẽ ra máu mũi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, suy đa phủ tạng. Tỷ lệ tử vong ở thể nặng 20% tới 50%, các thể khác dưới 5%. Bệnh gây ra do muỗi vằn Aedes Aegypti truyền virus. Nguồn ảnh: https://scopeblog.stanford.edu/

Mãi cho đến năm 1911, các thùng nước và bể chứa được mới được đậy lại sau khi dùng. Những thay đổi này đã giúp hạn chế lượng muỗi sinh sôi. Nhưng phải đến cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học mới hiểu được vì sao dịch bệnh lại bùng phát lại nặng nề hơn ở một số thời điểm.

Từ năm 1793 đến 1905, đã có 9 trận dịch sốt vàng da tàn khốc, 7 trong số đó lại trùng với các đợt El Nino lớn.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ năm 1999, hiện tượng El Nino là điều kiện hoàn hảo để muỗi vằn có thể lây truyền bệnh sốt vàng da. El Nino và đại dịch năm 1878 là một trong những sự kiện quan trọng được ghi nhớ nhiều nhất.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 5

Rất khó để dự đoán biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ có tác động như thế nào tới sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm vì điều này còn phụ thuộc vào tác động qua lại rất phức tạp giữa khí hậu, thiên nhiên và con người.

Dù vậy, các số liệu hàng năm của một số bệnh truyền nhiễm do virus như cúm mùa, sốt vàng da đã chỉ ra một số bằng chứng về mối liên hệ nói trên.

Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, hoạt động của con người đã gây ra sự nóng lên toàn cầu, cụ thể nhiệt độ trái đất đã lên tăng khoảng 1 C. Nếu còn tiếp tục kéo dài, nhiệt độ có thể sẽ tăng lên đến 1,5 C trong khoảng từ năm 2030 đến năm 2052.

Như vậy, trên thế giới sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt và nóng bức. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm sẽ tác động mạnh đến hệ sinh thái động thực vật trên toàn cầu. Ví dụ, các loại virus chỉ có ở động vật sẽ có thể lây nhiễm cho con người qua trung gian truyền bệnh là côn trùng.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 6

Chưa có bằng chứng nào cho thấy biến đổi khí hậu tác động tới COVID-19, nhưng đã có một cuộc tranh luận gay gắt về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự lây lan nhanh của loại virus này giữa các loài có thể tạo ra các bệnh mới mà con người ít có khả năng miễn dịch.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của virus là:

Trung gian truyền bệnh (hay côn trùng).

Vật chủ.

Hoạt động của con người.

Hệ thống miễn dịch.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 7

Video đang HOT

Các loại côn trùng truyền bệnh như muỗi, ve và đom đóm là những sinh vật máu lạnh. Nghĩa là, chúng không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ bên ngoài.

Khi nhiệt độ tăng mạnh và đột ngột, một loại côn trùng có thể chết đi, nhưng nếu nhiệt độ tăng nhẹ và từ từ lại có thể là điều kiện tốt cho chúng. Vì thời tiết ấm hơn sẽ dẫn đến lượng thức ăn phong phú hơn, là điều kiện thuận lợi cho việc sinh sôi. Theo lý thuyết, tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu có thể làm tăng sự tiếp xúc của con người với côn trùng, hoặc làm tăng tỷ lệ số người bị côn trùng cắn.

Vì sao? Vì thiên nhiên luôn chia vùng sẵn cho các loài. Có một phạm vi khí hậu mà côn trùng có thể tồn tại và sinh sản trong đó. Nên khi khí hậu thay đổi theo hướng ấm lên, côn trùng buộc phải thay đổi phạm vi địa lý của chúng hoặc tiến hóa để thích nghi. Những thay đổi này có thể dẫn đến các bệnh truyền nhiễm mới nổi, điển hình là COVID-19, SARS, MERS… đã xảy ra trong 20 năm qua.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 8

Một nghiên cứu trên tạp chí Nature năm 2008 cho thấy các bệnh truyền nhiễm do trung gian truyền bệnh gây ra chiếm khoảng 30% trong số tất cả các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở thập kỷ trước. Điều đáng lo ngại là chúng đang tăng từng ngày.

Các học giả cho rằng sự gia tăng này trùng với những thay đổi bất thường của khí hậu trong những năm 1990.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 9

Biến đổi khí hậu toàn cầu gây nóng lên toàn cầu, hạn hán, sóng nhiệt, lũ lụt, mưa và bão nhiều và dữ dội hơn, băng tan ở Bắc cực, nước biển dâng, mùa không có sương giá dài hơn. Nguồn: Climate.nasa

Biến đổi khí hậu khiến tăng giảm lượng mưa ở một số vùng cũng gây ra tác động phức tạp, khó lường lên các trung gian truyền bệnh.

Lượng mưa tăng lên, nhiều vùng trũng và vật dụng phế liệu có nước đọng lại, sẽ là nơi ở tốt cho ấu trùng của các con vật là trung gian truyền bệnh. Ví dụ như muỗi vằn gây dịch sốt vàng da và sốt xuất huyết đã nói ở phần đầu.

Đồ họa về sự nóng lên toàn cầu từ năm 1880 đến 2019

Ở một số nơi, hạn hán cũng có thể làm tăng cơ hội kể trên, do lòng sông khô cạn để lại nhiều ao hồ tù đọng cũng như gia tăng thói quen trữ nước mưa trong các vật chứa.

Theo các chuyên gia, một mùa đông ấm áp và một mùa hè khô nóng vào năm 1999 đã dẫn đến sự bùng phát của virus West Nile (gây ra bệnh sốt West Nile -Tây sông Nin) lây truyền do muỗi chích giữa các tiểu bang Đại Tây Dương của Mỹ.

Ngoài ra, các ổ tù đọng cũng gây ra những thay đổi trong môi trường dẫn tới mất cân bằng sinh thái. Ví dụ khi mưa ít, số lượng ếch và chuồn chuồn ăn ấu trùng, côn trùng sẽ suy giảm. Đó là điều kiện cho côn trùng phát triển.

Chim là vật chủ chính của virus, và sự tụ tập đông đúc của chúng tại các hồ nước nhỏ có thể khiến chúng dễ dàng bị côn trùng cắn hơn. (Nếu có nhiều hồ nước lớn, mật độ chim chóc tại mỗi hồ sẽ thưa thớt hơn, do vậy chúng cũng ít bị côn trùng cắn hơn. Điều này gợi cho chúng ta suy nghĩ đến lệnh giãn cách xã hội đang được áp dụng trên toàn thế giới trong dịch COVID-19).

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 10

Các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người được gọi là zoonoses. Một số bài báo trên tạp chí Annals of the American Thoracic Association chỉ ra: nếu biến đổi khí hậu gây ra sự thay đổi ở các loài động vật hoang dã thì mầm bệnh của chúng cũng biến đổi theo.

“Biến đổi khí hậu có thể thay đổi môi trường sống và giúp các mầm bệnh dễ dàng tiếp xúc với động vật hoang dã, cây trồng, vật nuôi và con người hơn, sẽ có nhiều bệnh mà trước đây con người ít tiếp xúc và chưa có miễn dịch.”

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 11

Chuột gây ra bệnh Hantavirus, gây xuất huyết hội chứng thận và hội chứng phổi, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lây qua virus Hanta phát tán qua nước dãi, phân, nước tiểu của chuột ô nhiễm vào không khí và con người hít vào. Chuột không bị bệnh này.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 12

Biến đổi khí hậu toàn cầu gây nóng lên toàn cầu, hạn hán, sóng nhiệt, lũ lụt, mưa và bão nhiều và dữ dội hơn, băng tan ở Bắc cực, nước biển dâng, mùa không có sương giá dài hơn. Nguồn: Climate.nasa

Ví dụ, lượng mưa và nhiệt độ thay đổi gây ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của vật chủ (dơi, tinh tinh, tê tê và hươu), khiến phạm vi quần thể của chúng bị giảm đi và gia tăng cơ hội tiếp xúc với con người.

Có một số bằng chứng cho thấy điều này đã xảy ra trong quá khứ. Vào cuối năm 1999 và đầu năm 2000, các nhà khoa học ở Los Santos ở Panama đã xác định những trường hợp đầu tiên ở Trung Mỹ mắc bệnh phổi do hantavirus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra từ nước bọt, nước tiểu và phân của loài gặm nhấm, có khả năng gây tử vong ở người.

Một báo cáo về các bệnh truyền nhiễm mới nổi cho thấy nguyên nhân bùng phát số lượng loài gặm nhấm vào tháng 9 và tháng 10 năm 1999 ở Los Santos là do lượng mưa tăng gấp hai đến ba lần.

Mưa gây lụt lội cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy sự lây lan của enterovirus ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Đây là loại virus lây từ người sang người qua đường phân-miệng, gây ra bệnh bại liệt, tay chân miệng, viêm màng não vô khuẩn, viêm cơ tim ở trẻ sơ sinh, viêm đườnghô hấp trên, viêm màng trong và màng ngoài tim…

Cụ thể là lượng mưa lớn có thể gây ra lũ quét trên đất liền và kéo theo nước thải của con người xuống biển. Khi đó, một số loại virus này có thể làm ô nhiễm động vật có vỏ (ốc, sò…) dẫn đến mức độ gây bệnh cao hơn ở người.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 13

Các nhà hoa học tin rằng virus gây dịch COVID-19 xuất phát từ tê tê, một loài động vật hoang dã hay được buôn bán ở Trung Quốc.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính 3 trong số bốn bệnh mới nổi là đến từ động vật. Các chuyên gia đã tìm hiểu mối liên quan giữa các trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 với chợ Hoa Nam, tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc, là nơi buôn bán các động vật hoang dã để lấy thịt.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature xác nhận rằng coronavirus mới không phải là sản phẩm được tạo ra trong phòng thí nghiệm, như một số giả thuyết trước đó. Bộ gien của coronavirus có sự tương đồng đáng kể với loài coronavirus ở loài dơi và tê tê. Điều này phù hợp với giả thuyết cho rằng virus lây lan từ dơi sang người dơi thông qua tê tê được bán ở chợ Hoa Nam.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 14

Các nhà hoa học tin rằng virus gây dịch COVID-19 xuất phát từ tê tê, một loài động vật hoang dã hay được buôn bán ở Trung Quốc.

Trong dịch COVID-19, mặc dù chưa có bằng chứng khẳng định biến đổi khí hậu có vai trò trong sự xuất hiện của chủng virus này hay không, nhưng nó có thể là nguyên nhân ban đầu khiến thay đổi hoạt động của con người, theo hướng động vật hoang dã và con người dễ dàng tiếp xúc với nhau hơn.

Ví dụ, nếu mùa màng thất bát, gia súc bị chết do lũ lụt, hạn hán, nóng bức, sâu bệnh, nạn đói có thể khiến con người săn bắn và ăn nhiều động vật hoang dã hơn.

Một sự việc tương tự có thể đã dẫn đến sự xuất hiện của Ebola, một loại virus truyền nhiễm, gây chết người tại một ngôi làng nằm sâu trong rừng Minkebe ở miền bắc Gabon năm 1996. Các chuyên gia tin rằng nguyên nhân của vụ dịch là do dân làng đã giết một con tinh tinh.

Tiếp đó, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa một ổ dịch vào năm 2007 ở Tây Phi khi con người ăn một loài dơi ăn quả.

Sự phá hủy các hệ sinh thái rừng nguyên sinh do khai thác gỗ trái phép và các hoạt động khác của con người cũng có thể làm tăng nguy cơ các loại virus sẽ truyền từ động vật hoang dã sang người.

Theo một nghiên cứu khác được công bố trên Nature, môi trường sống bị suy thoái sẽ chứa nhiều loại virus hơn, và có thể dễ dàng lây nhiễm cho con người. Điều này có thể do thiên nhiên đang mất đi sự đa dạng sinh học

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 15

Ở các vĩ độ phía bắc, dịch cúm có xu hướng xảy ra trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 5, đạt đỉnh vào tháng 1 và tháng 2. Nhìn chung, khi thời tiết bắt đầu nóng lên thì bệnh cúm cũng bớt lây lan hơn. Điều này có thể là do con người ít có những tiếp xúc gần với nhau hơn khi trời nóng.

Ngoài ra, điều kiện ấm và ẩm hơn có thể làm giảm khả năng sống sót của virus đường hô hấp. Điều này lý giải vì sao các đợt bùng phát dịch bệnh theo mùa lại xảy ra nhiều ở phía bắc, nơi có thời tiết lạnh và khô hơn.

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa có bất kỳ sự thống nhất nào về việc biến đổi khí hậu trong những thập kỷ tới sẽ làm tăng hoặc giảm sự bùng phát của dịch cúm hay không. Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể có những tác động khó quan sát hơn.

Chẳng hạn, một phân tích về bệnh cúm ở Hoa Kỳ từ năm 1997 đến 2013 đã phát hiện ra rằng mùa đông ấm áp sẽ làm dịch cúm xuất hiện sớm hơn và nghiêm trọng hơn vào năm sau.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 16

Một nghiên cứu từ PLOS Currents: Influenza cho thấy mùa đông ấm áp có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cộng đồng vì ít người mắc phải virus này. Điều này làm cho virus dễ dàng lây lan vào năm sau, dẫn đến sự bùng phát tồi tệ hơn.

Các tác giả của một nghiên cứu khác được công bố trên IOPscience cảnh báo rằng sự biến động đột ngột của nhiệt độ – một đặc điểm của sự nóng lên toàn cầu – sẽ gây suy giảm khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của con người. Họ phát hiện ra thời tiết thay đổi nhanh chóng vào mùa thu-đang nắng nóng mùa hè chuyển sang lạnh- có mối liên hệ với mức độ nghiêm trọng của đợt dịch cúm xảy ra vào mùa đông sau đó.

Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ và người già đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Trong tạp chí Annals of the American Thoracic Society của hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ, các bác sĩ cho rằng viêm phổi trẻ em ở Úc có liên quan đến hiện tượng nhiệt độ giảm đột ngột.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 17

Khi những cảnh báo trên xảy ra, khoa học có thể là chỗ dựa tốt nhất để chống lại dịch bệnh. Với những tiến bộ công nghệ gần đây, các nhà khoa học có thể phát triển và sản xuất các xét nghiệm chẩn đoán, vắc-xin phòng bệnh với tốc độ nhanh chóng hơn nhiều so với một thập kỷ trước.

Nếu cách đây 10 năm, với một dịch bệnh như COVID-19, phải mất 10 – 15 năm mới có thể phát triển vắc-xin, vì thế tình hình sẽ rất tồi tệ. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học có thể tạo ra vắc xin chống lại SARS-CoV-2 chỉ trong vòng 12-18 tháng tới.

Một phân tích về dịch bệnh truyền nhiễm do Journal of the Royal Society Interface xuất bản năm 2014 kết luận: “Số liệu cho thấy mặc dù có sự gia tăng các đợt bùng phát dịch nhưng những tiến bộ trên toàn cầu về phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và điều trị sớm đang trở nên hiệu quả hơn trong việc giảm số người nhiễm bệnh.”

* Nguyễn Hồng Duyên – Nguyễn Thảo Ngân – Hà Xuân Nam, Nhóm CTV Y học cộng đồng biên dịch.

Cấu trúc của virus SARS-CoV-2 cho biết điều gì về điểm mạnh yếu của nó?

Những đột phá trong kỹ thuật hình ảnh đã cho phép các nhà nghiên cứu quan sát cận cảnh các gai của virus SARS-CoV-2, từ đó dần giải mã được những bí mật của nó.

3 thành phần chủ chốt cấu tạo nên SARS-CoV-2

Giống như các loài virus khác, SARS-CoV-2 có một mục tiêu duy nhất: Thâm nhập sâu vào bên trong tế bào vật chủ và biến tế bào đó thành cỗ máy nhân bản cho chúng. Nếu mục tiêu này được hoàn thành nó sẽ khiến chúng ta mắc bệnh, trong trường hợp này là bệnh đường hô hấp.

Cấu trúc của virus SARS-CoV-2 cho biết điều gì về điểm mạnh yếu của nó? - Hình 1

Loại tế bào vật chủ mà virus nhắm đến, cũng như cách chúng xâm nhập vào bên trong phụ thuộc hoàn toàn vào cấu trúc của virus. Tên "coronavirus" có nguồn gốc từ tiếng Latin: "corona", có nghĩa là vương miện hoặc hào quang. Tên gọi này xuất phát từ lớp gai đầu chùy đặc trưng bao quanh vỏ ngoài virus. Các nghiên cứu trước đây trên virus gây dịch SARS hay dịch MERS cho thấy, những chiếc gai này sẽ tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa-ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.

Các thành viên thuộc họ virus corona có dạng hình cầu với đường kính xấp xỉ 125 nm, với cấu trúc theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau:

-Lõi acid nucleic: Bộ gen của virus, cụ thể là sợi ARN đơn, dương sẽ giúp virus có thể tổng hợp các thành phần cấu tạo khi đã xâm nhập vào tế bào vật chủ, nhằm phục vụ cho việc nhân bản. Kích thước bộ gen của họ virus corona được xem là lớn nhất trong số các loại virus ARN: 26-32 kilobase.

- Vỏ protein (vỏ capsit): Lớp vỏ bọc bên ngoài bộ gen được cấu tạo từ các capsome đóng vai trò bảo vệ.

-Lớp vỏ ngoài: Cấu tạo từ lớp kép lipit và protein, bên trên có lớp gai protein. Lớp gai này sẽ thực hiện các nhiệm vụ của kháng nguyên, điển hình như giúp virus thâm nhập vào bên trong tế bào vật chủ.

Những đột phá trong kỹ thuật hình ảnh đã cho phép các nhà nghiên cứu quan sát cận cảnh các gai của virus SARS-CoV-2, từ đó dần giải mã được những bí mật của nó.

Chiến thuật ngụy trang hoàn hảo

Cấu trúc của virus SARS-CoV-2 cho biết điều gì về điểm mạnh yếu của nó? - Hình 2

Theo nhà virus học David Veesler - Đại học Washington, các phân tử đường bọc bên ngoài mỗi chiếc gai của virus SARS-CoV-2 cũng tương tự như phân tử đường nằm bên ngoài lớp màng tế bào của con người. Nhờ vào lớp ngụy trang carbohydrate này, virus SARS-CoV-2 trở nên khó bị phát hiện hơn bởi hệ miễn dịch của con người.

Thâm nhập tế bào nhờ cơ chế tháo xoắn-đóng xoắn

Mỗi chiếc gai của virus SARS-CoV-2 được tạo nên bởi 3 protein khác biệt xoắn vào với nhau, David Veesler cho biết. Nhóm của ông cũng đã chụp lại hình ảnh phần chóp của những chiếc gai đã mở ra vào giai đoạn trước và trong quá trình bám vào thụ thể trên tế bào. Các nghiên cứu được thực hiện với virus gây đại dịch SARS và MERS cho thấy, cả 3 protein trên chiếc gai cần phải cùng mở ra để mầm bệnh có thể xâm nhập vào tế bào. "Để có được loại vắc-xin chính thức phòng ngừa Covid-19 có thể cần đến cả năm trời, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào cơ chế thâm nhập này để phát triển vắc-xin" - Nhà virus học này nhận định.

Cấu trúc của virus SARS-CoV-2 cho biết điều gì về điểm mạnh yếu của nó? - Hình 3

Cách gai protein tháo xoắn-đóng xoắn để gắn vào thụ thể.

Một chuyên gia về virus khác là GS Vineet Menachery - Đại học Texas bổ sung thêm rằng, chúng ta có thiết kế loại vắc xin kích hoạt sự tấn công của các kháng thể vào phần protein lộ ra trong quá trình bắt cặp với thụ thể. Dựa vào cơ chế này, thậm chí còn có thể tạo ra loại vắc-xin giúp bảo vệ con người khỏi nhiều loại virus trong họ corona, chứ không riêng gì SARS-CoV-2.Bên cạnh vắc-xin, các chuyên gia cũng đang hướng đến một phương pháp điều trị có thể khóa các thụ thể trên tế bào của chúng ta, từ đó khiến gai protein của virus SARS-CoV-2 không còn chỗ bám, đồng nghĩa với việc nó không xâm nhập được vào tế bào và gây bệnh.

Trong khi chúng ta đang chờ đợi vắc-xin thì cách tiêu diệt virus đã có sẵn

Cấu trúc của virus SARS-CoV-2 cho biết điều gì về điểm mạnh yếu của nó? - Hình 4

Xà phòng, chất tẩy rửa, dung dịch sát khuẩn đều là những thứ có thể dễ dàng tiêu diệt hoặc bất hoạt virus. Đây là lý do vì sao mà việc rửa tay luôn được nhấn mạnh trong mùa dịch. Theo tính toán, sau 20 giây kể từ khi tiếp xúc, xà phòng có thể phá vỡ lớp màng bọc xung quanh virus. Trong khi đó, các dung dịch sát khuẩn có chứa cồn mất ít nhất 60 giây để tiêu diệt virus theo cách tương tự.

Ngoài các chất kể trên, nhiệt độ cao và tia UV cũng có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Ở ngưỡng nhiệt độ gần 100 độ C, protein ở gai của virus sẽ bắt đầu rã ra và bất hoạt. Trong khi đó, tia UV lại có thể phá vỡ vật chất di truyền nằm bên trong virus.

Minh Nhật

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựaPhát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựa
07:29:25 05/02/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịchVirus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch
20:59:50 05/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn
15:22:50 05/02/2025
Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăngVi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng
15:31:14 05/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025

Tin đang nóng

Thi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng ThápThi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng Tháp
22:01:57 06/02/2025
Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"
20:44:01 06/02/2025
NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"
19:54:11 06/02/2025
Phản ứng đầu tiên của ca sĩ Lynda Trang Đài trước tin bị bắt vì trộm cắp vặtPhản ứng đầu tiên của ca sĩ Lynda Trang Đài trước tin bị bắt vì trộm cắp vặt
21:47:00 06/02/2025
Chồng Từ Hy Viên chính thức "tuyên chiến" với chồng cũ nữ diễn viên, nói 1 câu về khối tài sản khiến dân mạng dậy sóng!Chồng Từ Hy Viên chính thức "tuyên chiến" với chồng cũ nữ diễn viên, nói 1 câu về khối tài sản khiến dân mạng dậy sóng!
22:31:57 06/02/2025
Cô gái được Vũ Cát Tường cầu hôn sau nhiều năm hẹn hò bí mật là ai?Cô gái được Vũ Cát Tường cầu hôn sau nhiều năm hẹn hò bí mật là ai?
21:22:45 06/02/2025
5 năm yêu đương kín tiếng của Vũ Cát Tường và bạn gái vũ công5 năm yêu đương kín tiếng của Vũ Cát Tường và bạn gái vũ công
21:54:37 06/02/2025
Phát hiện 1 đôi chị - em Vbiz lệch 6 tuổi hẹn hò bí mật, 2 bức ảnh lọt ống kính nói lên tất cảPhát hiện 1 đôi chị - em Vbiz lệch 6 tuổi hẹn hò bí mật, 2 bức ảnh lọt ống kính nói lên tất cả
20:22:58 06/02/2025

Tin mới nhất

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

15:05:00 06/02/2025
Các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, một số bệnh có vắc xin dự phòng có thể ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.
4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

14:47:46 06/02/2025
Thịt gà là món ăn nhiều người ưa thích thường xuyên đưa vào chế độ ăn. Thịt gà chứa nhiều protein nạc đáng kể, ít chất béo và có nhiều công thức nấu ăn với thịt gà.
Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

13:25:36 06/02/2025
Bổ sung mộc nhĩ vào thực đơn hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch người bệnh.
Dịch sởi có thể bùng phát, làm gì để phòng tránh?

Dịch sởi có thể bùng phát, làm gì để phòng tránh?

12:54:41 06/02/2025
Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

12:43:40 06/02/2025
Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, đã tiếp nhận trường hợp bé trai 8 tuổi bị chó cắn phải nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm, bao gồm vết thương ở tai phải, da đầu, cánh tay phải và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi

Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi

11:38:54 06/02/2025
Trong đó có 23 trẻ đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My, 10 trẻ đang được điều trị tại Trạm Y tế xã Trà Leng, 3 trẻ điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam. 7 trẻ đã khỏi bệnh được ra viện.
Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

15:28:48 05/02/2025
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, kèm theo có nhiều vết rách da, sưng nề vùng trán, vai, tay và bầm tím nhẹ vùng ngực. Sau khi được xử lý vết thương và điều trị tích cực, trẻ đã hồi phục sức ...
Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

15:20:19 05/02/2025
Bộ Y tế khuyến cáo người dân dự phòng bảo vệ sức khỏe mùa lạnh, đặc biệt là người già và trẻ em, đó là hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng.
Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

15:06:29 05/02/2025
Nếu ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, 2 loại hormone này sẽ giúp chúng ta kiểm soát cảm giác thèm ăn và hạn chế ăn quá nhiều, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

15:02:22 05/02/2025
Nhiều người nghĩ rằng nếu họ đã bị bệnh tim, việc đi bộ sẽ không còn hữu ích. Nhưng đi bộ có thể giúp những người mắc bệnh tim theo nhiều cách. Nó giúp cơ tim mạnh hơn, các triệu chứng giảm theo thời gian và giảm nguy cơ tử vong do vấn ...
Những người không nên uống hoa đu đủ đực

Những người không nên uống hoa đu đủ đực

18:48:32 04/02/2025
Trên đây là những thông tin về ai không nên uống hoa đu đủ đực cũng như tác dụng và một vài lưu ý khi sử dụng loại hoa này để tránh làm cơ thể gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

18:44:21 04/02/2025
Các chất chống oxy hóa trong táo ta giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do stress oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Một số nghiên cứu cho thấy táo ta có thể cải thiện trí nhớ và chức năng nhậ...

Có thể bạn quan tâm

Thế giới vừa trải qua tháng 1 nóng nhất lịch sử

Thế giới vừa trải qua tháng 1 nóng nhất lịch sử

Thế giới

04:47:42 07/02/2025
Điều đáng nói là kỷ lục này được thiết lập trong bối cảnh hiện tượng thời tiết La Nina - vốn được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu ứng làm mát - đang diễn ra. Tuy nhiên, thay vì hạ nhiệt, nhiệt độ toàn cầu lại tiếp tục tăng cao, phá vỡ mọi dự đ...
Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy

Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy

Netizen

23:23:18 06/02/2025
Trong lúc leo sang mái nhà hàng xóm để chơi, bé trai không may bị rơi từ nóc xuống dưới đất khiến người xem bàng hoàng.
Trấn Thành: "Tôi tự tin mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam"

Trấn Thành: "Tôi tự tin mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam"

Hậu trường phim

23:00:44 06/02/2025
Tại sao tôi không có quyền tin rằng, mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam? Tôi muốn làm điều đó , Trấn Thành bày tỏ.
Những cảnh giường chiếu gây sốc nhất trong phim Hàn

Những cảnh giường chiếu gây sốc nhất trong phim Hàn

Phim châu á

22:45:39 06/02/2025
Phim truyền hình Hàn Quốc ngày càng trở nên táo bạo hơn với những cảnh nóng khiến nhiều khán giả phải đỏ mặt khi xem.
Người đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật này

Người đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật này

Lạ vui

22:24:48 06/02/2025
Trong một diễn biến ấm lòng và đầy bất ngờ, những gì tưởng chừng là một cuộc giải cứu mèo con đã trở thành câu chuyện đầy thú vị.
Chàng trai Hải Dương cao 1,88m thi Nam vương Du lịch Thế giới

Chàng trai Hải Dương cao 1,88m thi Nam vương Du lịch Thế giới

Sao việt

22:20:57 06/02/2025
Hưng Nguyễn cho biết anh đang tích cực rèn luyện hình thể, học tiếng Anh để sẵn sàng chinh chiến tại cuộc thi Nam vương Du lịch Thế giới 2025.
Lâm Y Thần tiết lộ lý do lập di chúc khi ở đỉnh cao sự nghiệp

Lâm Y Thần tiết lộ lý do lập di chúc khi ở đỉnh cao sự nghiệp

Sao châu á

22:13:40 06/02/2025
Diễn viên Lâm Y Thần tiết lộ cô lập di chúc từ những năm tuổi 20 và vừa cập nhật văn bản quan trọng này cách đây ít lâu.
Vợ Ryan Reynolds lại bị kiện, đòi bồi thường 7 triệu USD

Vợ Ryan Reynolds lại bị kiện, đòi bồi thường 7 triệu USD

Sao âu mỹ

22:06:38 06/02/2025
Vụ việc diễn ra sau khi vợ tài tử Ryan Reynolds cáo buộc bạn diễn Justin Baldoni quấy rối tình dục và bị anh này kiện ngược, đòi bồi thường 400 triệu USD.
Thầy giáo gặp cảnh 'con anh, con em' với vợ kém tuổi khiến Hồng Vân xót xa

Thầy giáo gặp cảnh 'con anh, con em' với vợ kém tuổi khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:04:02 06/02/2025
Hành trình hôn nhân của cặp đôi Minh Phúc - Kim Huyên với những nỗi khổ liên quan đến chuyện con anh con em được chia sẻ trong Mảnh ghép hoàn hảo khiến NSND Hồng Vân xót xa.
Hà Nội: Thiếu niên bị đâm nhập viện tại lễ hội chùa Đậu

Hà Nội: Thiếu niên bị đâm nhập viện tại lễ hội chùa Đậu

Pháp luật

22:03:56 06/02/2025
Hai thanh thiếu niên có mâu thuẫn từ trước, sau đó gặp nhau tại lễ hội chùa Đậu (huyện Thường Tín, Hà Nội) và xảy ra ẩu đả khiến một người bị đâm bằng dao phải nhập viện.
Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng

Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng

Tin nổi bật

22:02:22 06/02/2025
Một số học sinh tại THPT ở Đồng Nai vừa bị phát hiện có hành vi cho vay nặng lãi, với lãi suất cao gấp 12-28 lần so với quy định pháp luật.