Những bản nhạc ‘cứu vớt’ cả bộ phim
Nhạc phim luôn được xem là yếu tố không thể thiếu trong một tác phẩm điện ảnh. Và đôi khi, sức hấp dẫn mà các ca khúc này mang lại còn vượt trội so với bộ phim.
Tác phẩm đầu tiên phải kể đến là ca khúc trong phim Twilight: New Moon. Vốn không được đánh giá cao với tư cách sản phẩm điện ảnh, series Twilight còn bị giới phê bình chỉ trích dữ dội với các tình tiết nhạt nhẽo trong New Moon. Điểm sáng duy nhất trong phim chính làPossibliity, ca khúc do chính nhạc sĩ từng đoạt giải Oscar Alexander Desplat thực hiện.
Nhạc phim Twilight: New Moon được đánh giá cao hơn hẳn so với chất lượng bộ phim. Ảnh: Daily Mail.
Không phủ nhận thành công của Tron: Legacy chủ yếu đến từ hiệu ứng hình ảnh và kỹ xảo tuyệt vời. Tuy nhiên, phần nhạc phim cũng chính là một trong những điểm thu hút khán giả. Với âm thanh đậm chất viễn tưởng, nhóm nhạc giấu mặt Daft Punk đã hoàn toàn làm thoả mãn người hâm mộ khi mang lại cho họ cảm giác như đang bước vào một thế giới game khổng lồ.
Dù Jennifer’s Body không giành được thiện cảm từ giới chuyện môn và thất bại về mặt doanh thu, bộ phim hài – kinh dị này vẫn để lại ấn tượng nhờ âm nhạc. Từ I’m Not Gonna Teach Your Boyfriend How To Dance With You của Black Kids, cho đến Teenagers của Hayley Williams, các ca khúc trong phim đều thể hiện sự vượt trội hơn hẳn so với chính bộ phim.
Jennifer’s Body không được đánh giá cao về mặt chất lượng, nhưng lại có phần nhạc phim “cứu vãn”. Ảnh: Cinemablend.
Trong khi giá trị điện ảnh mà Fifty Shades of Grey mang lại không là gì ngoài những cảnh sex thô thiển và diễn xuất cứng đờ của 2 nhân vật chính, các bản nhạc trong phim lại liên tục giành ngôi đầu các bảng xếp hạng danh tiếng. Trong số đó phải kể đến ca khúc được đề cử OscarEarned It của The Weeknd, hay Love Me Like You Do của Ellie Goulding và Crazy In Love của Beyoncé.
The Beach bị xem là một trong những thất bại điện ảnh lớn nhất của nam tài tử Leonardo DiCaprio. Tuy vậy, tác phẩm vẫn để lại dấu ấn không nhỏ nhờ loạt ca khúc trong phim, với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ đình đám như Moby, Blur và Sugar Ray.
The Beach bị xem là một trong những dự án phim thất bại của Leonardo DiCaprio nhưng lại có phần nhạc phim ấn tượng. Ảnh: Yahoo.
Video đang HOT
Giá như Ben Stiller chỉ phát hành ca khúc Dirty Paws của Of Monsters and Men thay vì cả bộ phim The Secret Life of Walter Mitty, công chúng đã có thể thoả mãn hơn. Với giai điệu êm đẹp và ca từ ý nghĩa, Dirty Pawsdường như khiến khán giả quên mất bộ phim để chìm đắm trong thế giới diệu kỳ của Of Monsters and Men.
The Great Gatsby không tệ, nhưng những thành công của ca khúc Young and Beautiful của Lana Del Rey, $100 Bill của Jay Z và Love is Blindnesscủa Jack White lại hoàn toàn vượt trội. Cả 3 bài hát đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong việc truyền tải những cảm xúc đẹp đẽ đến người xem, đồng thời tạo dấu ấn đáng kể với tư cách là đĩa đơn.
Wicker Park không phải là tác phẩm điện ảnh được nhiều người chú ý. Bộ phim là bản làm lại của bộ phim Pháp L’Appartment, nhưng thất bại thảm hại. Tuy vậy, những ca khúc trong phim lại giành được nhiều thiện cảm, đơn cử là các bản phối của The Postal Service, Broken Social Scene, Mates of States…
Wicker Park không được đánh giá cao về mặt chất lượng, nhưng lại thu hút người xem nhờ các ca khúc trong phim. Ảnh: Mubi.
Nói đến những bản nhạc phim xuất sắc hơn tác phẩm điện ảnh, không thể bỏ qua Kiss From a Rose của Seal. Không chỉ là bản nhạc tạo nên thành công của phim Batman Forever, Kiss From a Rose còn được xem là một trong những nhạc phim tuyệt vời nhất trong lịch sử điện ảnh, và là dấu ấn đáng kể trong sự nghiệp danh ca Seal.
Theo Zing
Những bộ phim thất bại khiến cả thương hiệu lao đao
"Terminator: Genisys", "Fantastic Four", "John Carter" hay "Batman & Robin" là những tập phim khiến cho cả thương hiệu bị sứt mẻ nghiêm trọng trong lòng khán giả.
Terminator: Genisys (2015): Tạo ra dòng thời gian mới cho câu chuyện Kẻ hủy diệt, nhưng Paramount Pictures rốt cuộc không thể "tái sinh" thương hiệu phim khoa học viễn tưởng gắn liền với ngôi sao Arnold Schwarzenegger. Kịch bản dở tệ, diễn xuất đơ cứng của các ngôi sao trẻ khiến Terminator: Genisys suýt chút nữa lỗ vốn nếu không được thị trường Trung Quốc kịp thời "giải cứu". Nhưng kế hoạch thực hiện phần tiếp theo đến nay đã đổ bể và hiện chưa rõ tương lai loạt phim Kẻ hủy diệt sẽ đi về đầu. Ảnh: Paramount
Fantastic Four (2015): Nỗ lực tái khởi động thương hiệu Bộ tứ Siêu đẳng của Fox trở thành "trò cười" khi bộ phim ra mắt hồi mùa hè 2015 bị giới phê bình trù dập và khán giả quay lưng. Bản thân đạo diễn Josh Trank thì sử dụng mạng xã hội Twitter để chỉ trích sự can thiệp quá đà của đội ngũ nhà sản xuất và cho rằng sản phẩm ngoài rạp không còn là của chính anh. Chỉ thu được 168 triệu USD so với kinh phí sản xuất 120 triệu USD, kế hoạch thực hiện phần tiếp theo cho năm 2017 đến nay bị hủy bỏ và công chúng mong đợi Fox sẽ kết hợp với Marvel Studios để khai thác nhóm siêu anh hùng trong tương lai gần. Ảnh: Fox
The Amazing Spider-Man 2 (2014): Có kinh phí sản xuất lên tới gần 300 triệu USD, nhưngThe Amazing Spider-Man 2 lại gây ra tranh cãi lớn về chất lượng. Con số doanh thu 709 triệu USD toàn cầu cũng không thể khiến Sony hài lòng, bởi ngay cả khi có sự hỗ trợ của công nghệ 3D, nó vẫn còn kém hơn so với các phim Người Nhện trước đây của đạo diễn Sam Raimi. Rốt cuộc, Andrew Garfield "đánh mất" nhân vật vào tay tài năng trẻ Tom Holland. Spider-Man mới xuất hiện trong Captain America: Civil War (2016) và chuẩn bị có tập phim riêng mới mang tênHomecoming (2017). Đây là sản phẩm hợp tác giữa Sony, Marvel Studios và Disney. Ảnh: Sony
John Carter (2012): Tác phẩm giả tưởng dựa trên loạt tiểu thuyết Barsoom của Edgar Rice Burroughs đến nay là ví dụ điển hình cho một "bom xịt" tại phòng vé. Có kinh phí sản xuất lên tới 250 triệu USD, nhưng John Carter rốt cuộc chỉ thu được 284 triệu USD (với 73 triệu USD tại Bắc Mỹ). Giới phê bình không quá mặn mà với tác phẩm, còn khán giả thì cho rằng đây là một bộ phim "lạc thời", được kể theo lối cũ kỹ. Thất bại đó khiến tài tử Taylor Kitsch không còn cơ hội tiếp tục sắm vai người hùng sao Hỏa. Ảnh: Disney
Green Lantern (2011): Bộ phim siêu anh hùng về riêng nhân vật Green Lantern năm 2011 khiến hãng Warner Bros. hứng chịu thất bại nặng nề. Tác phẩm vốn được thai nghén từ năm 1997, nhưng kết quả cuối cùng lại không như mong đợi khi từ kịch bản đến kỹ xảo đều bị công chúng chỉ trích. Theo kế hoạch, Green Lantern sẽ tái xuất trong Green Lantern Corps (2020) - tác phẩm thuộc vũ trụ phim siêu anh hùng DC. Nhưng chưa rõ ai sẽ là người kế nhiệm Ryan Reynolds, bởi giờ tài tử đang rất thành công với Deadpool (2016). Ảnh: Warner Bros.
Tron: Legacy (2010): Người ta phải chờ hơn hai thập kỷ mới được theo dõi phần tiếp theo củaTron (1982) trên màn ảnh. Nhiều khả năng họ lại phải chờ đợi quãng thời gian tương tự mới được thưởng thức phần ba, bởi hãng Disney mới hủy bỏ kế hoạch thực hiện Tron 3, bất chấp lời kêu gọi của cộng đồng fan ruột và các ngôi sao. Điểm số 51% trên Rotten Tomatoes cho thấy giới phê bình không hưởng ứng Tron: Legacy và Disney có lẽ muốn nhiều hơn là con số 400 triệu USD mà nó đạt được. Ảnh: Disney
The Golden Compass (2007): Thu được 372 triệu USD, giành tượng vàng Oscar hạng mụcKỹ xảo hình ảnh xuất sắc năm 2008, nhưng chừng đó là chưa đủ để The Golden Compass có thể được thực hiện tiếp phần hai. Tác phẩm giả tưởng do Anh-Mỹ hợp tác sản xuất có sự góp mặt của nhiều ngôi sao như Eva Green, Daniel Craig, Christopher Lee và Nicole Kidman, nhưng lại không thể tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ tại phòng vé như những Harry Potter hay The Chronicles of Narnia tại thời điểm ra mắt. Rốt cuộc, người ta không biết đến bao giờ mới được theo dõi tiếp hai tập The Subtle Knife và The Amber Spyglass. Ảnh: New Line Cinema
Blade: Trinity (2004): Chàng thợ săn ma cà rồng của Wesley Snipes có khởi đầu đầy hứa hẹn vào năm 1998, nhưng cuối cùng cũng không thể tránh khỏi lời nguyền "phần sau dở hơn phần trước" tại Hollywood. Bỏ ra 65 triệu USD để thực hiện Blade: Trinity, New Line Cinema sau đó chỉ thu về được khoảng 128 triệu USD. Những lùm xùm phía sau hậu trường thậm chí còn khiến Wesley Snipes đưa hãng phim ra tòa và thương hiệu Blade chính thức chìm nghỉm từ đó. Ảnh: New Line Cinema
Star Trek: Nemesis (2002): Trong vòng 23 năm, thương hiệu khoa học viễn tưởng có 10 phim điện ảnh và nhiều loạt phim truyền hình hỗ trợ. Nhưng bước sang đầu thế kỷ XXI, niềm hâm mộ dành cho Star Trek bị sụt giảm nghiêm trọng. Tập Nemesis chỉ thu vỏn vẹn 67,3 triệu USD so với kinh phí sản xuất 60 triệu USD, bị giới phê bình lên án và chìm nghỉm giữa những Harry Potter hay The Lord of the Rings. Mọi chuyện chỉ trở nên khởi sắc hơn khi J.J. Abrams tái khởi động thương hiệu với tập phim năm 2009, và sau đó tiếp nối bằng Star Trek Into Darkness(2013) cùng Star Trek Beyond (2016). Ảnh: Paramount
Batman & Robin (1997): Bị đánh giá là một trong những tác phẩm siêu anh hùng tệ nhất mọi thời đại, Batman & Robin của đạo diễn Joel Schumacher khiến Người Dơi vắng bóng trên màn ảnh suốt gần 10 năm sau đó. Bộ phim bị đánh giá là có cốt truyện lủng củng cùng loạt nhân vật phản diện ngô nghê, đồng thời đánh dấu lần duy nhất George Clooney khoác lên mình bộ áo choàng của Batman. Phải tới năm 2005, thương hiệu Người Dơi mới được tái sinh với Batman Begins của đạo diễn Christopher Nolan. Ảnh: Warner Bros.
Alien: Resurrection (1997): Loạt Alien lẽ ra đã có thể kết thúc ở phần ba, nhưng tiềm năng kiếm tiền của loài quái vật ngoài không gian khiến đội ngũ sản xuất không thể bỏ qua cơ hội thực hiện tiếp Alien: Resurrection. Nhưng đó là một sai lầm tệ hại, nhất là khi đội ngũ biên kịch đặt câu chuyện mới vào bối cảnh 200 năm sau đó. Phần bốn của Alien thậm chí còn ra mắt kém cả tác phẩm hài hước Flubber của Robin Williams. Phải đến năm 2012, đạo diễn Ridley Scott mới trình làng Prometheus, coi đây như phần tiền truyện của Alien và gây ra tranh cãi lớn trong cộng đồng người hâm mộ về nội dung. Hiện đạo diễn Neill Blomkamp đang phát triển Alien 5 với Sigourney Weaver và Michael Biehn. Ảnh: Fox
Beverly Hills Cop III (1994): Beverly Hills Cop là một trong những loạt phim hài ăn khách nhất thập niên 1980, giúp danh hài Eddie Murphy trở thành ngôi sao hạng A. Nhưng cho đến tập ba, những chiêu trò của anh đã trở nên "mất thiêng", bị giới phê bình ghẻ lạnh và may mắn lắm mới thu hồi được vốn liếng bỏ ra. Trong suốt hơn 20 năm qua, các nhà sản xuất từng nhiều lần muốn "tái sinh" thương hiệu với Beverly Hills Cop IV. Nhưng dự án đến nay vẫn mới chỉ nằm trên giấy tờ. Ảnh: Paramount
RoboCop 3 (1993): Ra đời năm 1987, RoboCop chinh phục cả người hâm mộ lẫn giới phê bình bằng cốt truyện sáng tạo và đậm tính bạo lực. Nhưng RoboCop 2 (1990) là một bước lùi và khiến ngôi sao Peter Weller rời bỏ vai diễn chàng cảnh sát người máy. Đó có lẽ là quyết định sáng suốt khi RoboCop 3 còn "thê thảm" hơn thế. Đơn vị Orion Pictures phá sản trong lúc bộ phim đang được thực hiện. Để kiếm thêm tiền từ khán giả nhí, nhà sản xuất quyết định gia giảm độ bạo lực của RoboCop 3 và chuốc lấy thất bại nặng nề. 21 năm sau, đạo diễn José Padilha tái khởi động thương hiệu RoboCop, nhưng bộ phim cũng chỉ nhận được sự thờ ơ, và đến giờ vẫn chưa rõ có phần tiếp theo hay không. Ảnh: Orion Pictures
Superman 4: The Quest for Peace (1987): Christopher Reeve trở thành huyền thoại Hollywood nhờ vai diễn Siêu Nhân, nhưng ông cũng không thể cứu nổi chất lượng của The Quest for Peace - tác phẩm bị coi là nỗ lực kiếm tiền đáng thất vọng của Warner Bros. trong con mắt giới phê bình. Phải 20 năm sau, công chúng mới được gặp lại Superman trongSuperman Returns (2006) của Bryan Singer. Nhưng đó lại là một thất bại khác, và mở đường cho Henry Cavill sắm vai nhân vật trong vũ trụ phim siêu anh hùng của DC kể từ Man of Steel(2013) đến nay. Ảnh: Warner Bros.
Theo Zing
Những nhóm nhạc giấu mặt nổi tiếng thế giới Trong khi hầu hết nghệ sĩ xuất hiện trực tiếp trước công chúng, thì những nhóm nhạc này lại hạn chế để người hâm mộ biết được gương mặt thật của mình Nightcore Cho đến nay, hiện tượng Youtube có tên Nightcore vẫn là một điều bí ẩn đối với các tín đồ nhạc điện tử. Với hàng trăm video âm nhạc được...