Những bài văn bá đạo nhất năm 2014
Bằng trí tưởng tượng phong phú và suy nghĩ thật thà của trẻ thơ đã tạo ra những bài văn có 1-0-2.
Bài văn thư gửi 20 năm sau
Với đề bài: “Viết thư gửi tôi 20 năm sau”, Lương Trọng Nghĩa (học sinh lớp 10A2, trường THPT Anh-xtanh, Hà Nội) đã sáng tác một bài văn thú vị và hài hước.
Mở đầu bài làm là hình ảnh của lễ buổi khai giảng năm 2034, khi dó Nghĩa là hiệu trưởng của ngôi trường mình dã theo học. Ngôi trường hiện lên: Nơi chúng ta đang có mặt là phòng hội nghị đa chức năng với sức chứa hơn 15.000 người, hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng công nghệ 3D khiến các bạn dù ngồi xa tít ở góc phòng vẫn có thể nghe giọng tôi rất rõ, thậm chí thấy được nốt ruồi phía trên lông mày phải của tôi 3 cm”.
Bài văn dài 8 mặt giấy.
Bài văn với tư duy sáng tạo, ngôn ngữ linh hoạt của Lương Trọng Nghĩa nhận được phản hồi của đông đảo dư luận: “Hay, chất, bá đạo, văn phong khá lưu loát, tràn ngập ý cười”…
Trên fanpage của ca sĩ Khởi My, bài văn này nhận được gần 30.000 lượt like (thích), hàng trăm lời bình luận chỉ sau một ngày.
Điểm 0 với “không có gì để tả”
Tương tự với đề văn trên, nếu Trọng Nghĩa miêu tả ngôi trường trong tương lai dài 8 mặt giấy thì học sinh này viết rất ngắn gọn vơi câu kết “không có gì để tả”.
Bài văn bá đạo này được làm bởi đề bài: “Hãy tưởng tượng cảnh trường em 10 năm sau”. Thời gian làm bài là 45 phút nhưng học sinh này chỉ miêu tả vỏn vẹn 10 câu. Trong đoạn đầu, học sinh dẫn dắt cuộc gặp gỡ của hai người bạn cũ về thăm trường xưa sau 10 năm. Tuy nhiên, mọi việc bất ngờ xảy đến với “cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi” đã khiến bài văn có câu chốt: “Không còn gì tả!”.
Bài văn bị 0 điểm với lời phê của giáo viên: “Chép phạt 50 lần nội quy môn học và một bản kiểm điểm lớn. Mai nộp cho cô”.
Bài văn không có gì để tả.
Ông bố lười chỉ thích nằm ườn
Một bài viết thú vị của học sinh đã gây xôn xao dư luận. Bé Đỗ Hồng Anh (8 tuổi) viết: “Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố trả (chả) dọn rồi xuống chat Za lô (Zalo) với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm ô xin nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm”.
Video đang HOT
Bài văn tả ông bố lười.
Ông bố được miêu tả là anh Đỗ Mạnh Hà (sinh năm 1980) – làm việc tại trung tâm Công nghệ Thông tin – trường ĐH Thương mại Hà Nội. Sau khi được cô giáo chia sẻ, anh Hà đã đăng bài viết thú vị của con lên Facebook cá nhân để sinh viên đọc… cho vui.
Nhanh chóng bài văn này được cộng đồng mạng lan tỏa. Ạnh Đỗ Mạnh Hà xuất hiện trên truyền thông, báo chí, truyền hình về cách nuôi dạy con không theo khuôn mẫu của mình.
Bài văn “Miếng thịt định mệnh”
Trong một tiết học, kể chuyện của TS Vũ Thu Hương, học sinh Phúc Hưng – học sinh lớp 5, trường tiểu học Tây Sơn đã viết nên câu chuyện kể về cuộc tranh giành miếng thịt duy nhất trong rừng sâu từ trí tưởng tượng của mình.
Bài văn của Phúc Hưng như sau: “Ở một làng nọ có rất nhiều muông thú. Ở góc làng là hai ngồi nhà bằng cây và rơm. Ngôi nhà đầu tiên là của một bạn Gà, ngôi nhà thứ hai là của một bạn Vịt.
Học sinh Lê Phúc Hưng.
Một hôm cả 2 bạn cùng ra chợ Xe Hơi và ra hàng thịt lợn nhưng chỉ có một miếng cuối cùng. Bác Voi bán hàng bảo phải chia đôi, thế nhưng cả bạn Vịt và bạn Gà đều không đồng ý. Bác Voi thấy thế liền bảo: – Thôi, hai cháu đừng cãi nhau nữa. Chia đôi là được mà.
Thế nhưng hai bạn vẫn cãi nhau và giành lấy miếng thịt. Bác Voi sợ quá liền bỏ việc để chuồn về nhà. Hai bạn vẫn giằng nhau và miếng thịt bị rơi xuống bãi phân bò ngay đó.
Hai bạn liền đánh nhau và bác tổng thống Rừng là bác Sư Tử ra bảo: – Có chuyện gì thế? Bác Sư Tử dứt lời thì bạn Gà quay sang bảo: – Thật là hư đốn, hư, hư tất cả!
Và cuối cùng cả hai bạn cùng vào tù để cải tạo. Đó là tác hại của việc cãi tổng thống Rừng”.
Bài văn nhận được nhiều ý kiến bình luận của độc giả: “Sáng tạo, mang tính ngụ ngôn, hài hước…”.
Theo Zing
4 bài văn hút hàng trăm nghìn lượt like
Trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo hay sự thật thà của các học sinh đã tạo nên những áng văn bất hủ khiến ai đọc cũng phải bật cười.
Bài văn tả trường 20 năm sau
Tháng 3/2014, một bài văn về chủ đề "Viết thư gửi tôi 20 năm sau" của Lương Trọng Nghĩa (học sinh lớp 10A2, trường THPT Anhxtanh, Hà Nội) đã thu hút sự chú ý của dư luận bởi trí tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ hài hước.
Bài văn của Lương Trọng Nghĩa dài 8 mặt giấy.
Mở đầu bài làm là hình ảnh của lễ buổi khai giảng năm 2034, chàng trai này tưởng tượng khi đó mình đã trở thành hiệu trưởng của chính nơi đang theo học.
Đây còn là thời điểm khánh thành ngôi trường mới chuẩn quốc tế hoành tráng với phòng hội nghị công nghệ 3D sức chứa 15.000 người, học sinh giáo viên được trang bị iPad 16, hệ thống nhà hàng 8 sao, nóc tòa nhà còn có sân đỗ trực thăng...
Đặc biệt, nhân dịp này, vị hiệu trưởng mới đã đọc lại bức thư của chính mình viết cách đây 20 năm nêu lý do vì sao từ một nam sinh lười học lại có thể đạt được thành công như ngày hôm nay.
Sau khi xuất hiện trên Zing.vn, bài văn này được đăng tải trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội và nhận được hàng chục nghìn lượt thích, bình luận.
Tiêu biểu, trên fanpage 3,4 triệu like của ca sĩ Khởi My, bài văn này nhận được 29.000 lượt thích, hàng trăm chia sẻ và bình luận. Nhiều thành viên cũng có chung quan điểm với ca sĩ Khởi My và dành tặng lời khen cho bài văn độc đáo này.
Bài văn nhận lời phê "ngoài sức tưởng tượng"
Trước đó, bài văn viết thư cho người bạn học cũ trong lần về thăm trường sau 20 năm của Vũ Tường An, học sinh lớp 9A1 trường THCS Trần Phú - Hải Phòng cũng được dư luận chú ý. Đặc biệt, cậu học sinh này còn khiến giáo viên phải ngỡ ngàng và đặt bút phê "Bài viết của em ngoài sức tưởng tượng của cô".
Bài văn tưởng tượng khiến giáo viên cũng phải ngỡ ngàng.
Một đoạn văn thú vị trong bài làm này: "Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033
Khánh thân mến !
Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không? Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy.
Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không? Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt.
Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc. Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường".
Sau khi đăng tải trên một diễn đàn dành cho giới trẻ, bài văn nhận được hơn 100.000 lượt xem, bình luận. Trên Zing.vn bài văn này cũng được hơn 41.000 lượt thích.
Bài văn "không có gì tả"
Với đề bài tương tự: "Hãy tưởng tượng cảnh trường em 10 năm sau", trong thời gian 45 phút học trò này chỉ viết được vỏn vẹn một mặt giấy nhưng vẫn thu hút được sự chú ý của dân mạng.
Bài văn vừa mở đầu đã kết thúc.
Bài làm được mở đầu bằng một cuộc điện thoại giữa hai người bạn xưng hô mày - tao để dẫn dắt câu chuyện trở về thăm ngôi trường xưa sau 10 năm.
Nhưng với việc tưởng tượng ra cảnh "cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi", học sinh này đã đưa ra kết luận: "Không còn gì tả!" và kết thúc bài làm.
Măc dù đây chỉ là trò đùa của các học sinh, nhưng ngay sau khi xuất hiện trên Facebook T.T, bức ảnh này đã được đăng tải lại trên một diễn đàn dành cho giới trẻ và thu hút hơn 40.000 lượt xem. Trên Facebook của một hot blogger, bài văn nhận được hơn 86.000 lượt thích, gần 6000 bình luận và 3.800 chia sẻ.
Bài văn tả bố lười chỉ thích nằm ườn
Không chỉ có những học trò cấp 2, 3 mới có thể sáng tác những áng văn bất hủ, cậu bé Đỗ Hồng Anh (8 tuổi, Hà Nội) cũng đã có một "tác phẩm để đời" khi miêu tả ông bố của mình "lười, chỉ thích nằm ườn".
Bài văn thật thà của cậu bé này khiến người lớn rất thích thú.
Bài viết có nội dung như sau: "Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố trả (chả) dọn rồi xuống chat Za lô (Zalo) với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm ô xin nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm".
Sau khi bài văn được anh Đỗ Mạnh Hà (ông bố trong bài viết) đăng tải trên mạng đã được rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đăng tải và thu hút hàng trăm nghìn lượt thích, bình luận.
Ngay say khi bài văn lan truyền trên mạng, ông bố "lười, chỉ thích nằm ườn" đã chia sẻ Hồng Anh từng viết một bài văn tốt nhưng không thật về mình, sau khi được nhắc nhở, cậu bé đã làm lại và miêu tả đúng như thực tế.
Theo Zing
Bài văn tả người ông gây sốt trong 'Ai là triệu phú' Có nhiều người hay hỏi ông rằng: "Bác là giáo sư hay nhà thơ ạ?". Ông chỉ cười: "Tôi là người nông dân thực thụ". Đó là bài viết của học sinh Đặng Ái Duyên (lớp 6C, trường THCS Lê Ngọc Hân, Hà Nội). Bài viết được bố của bé Duyên là anh Đặng Hải Đăng chia sẻ trên Facebook cá nhân, thu...