Những bài văn ‘bá đạo’: Đề mở vô tư, chấm vô cảm
Thời gian gần đây, dư luận lên tiếng trước những bài văn sai kiến thức vẫn được điểm cao hay đề văn quá mở đến mức quá đà. Điều này một lần nữa đặt lại vấn đề cách dạy, học và chấm bài môn văn hiện nay.
Đề “mở” bao nhiêu cho vừa ?
Một bài văn học sinh bàn về “ canh gà Thọ Xương” là một… món canh ngon nổi tiếng ở Hà Nội được điểm 8 (cho toàn bài tập) với lời khen tích cực của giáo viên bị dư luận phản ứng mạnh mẽ. Một bài văn “nhập vai Cám để kể chuyện Tấm Cám” bị điểm 3 với lời phê “nhân vật Cám của em đáng sợ quá” cũng bị dư luận… phản đối kịch liệt vì học sinh “nhập vai” như thế là đạt, lẽ ra phải điểm khá.
Bà Nguyễn Như Hương, nguyên GV văn Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) cho rằng: “Từ khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa, ngành GD-ĐT khuyến khích GV ra đề theo hướng mở, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên không ít thầy cô giáo ra đề “hơi quá đà”, không rõ mục đích giáo dục là gì, thậm chí còn kích động những suy nghĩ phản giáo dục trong học sinh. Đề văn nhập vai Cám là một ví dụ”.
Video đang HOT
Giáo viên chấm thi môn văn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 (Ảnh chỉ có tính chất minh họa, không phải nhân vật đề cập trong bài viết).
Không thể phủ nhận có những đề mở đã giúp ra đời những bài văn chạm tới trái tim của người đọc. Bài văn về đồng tiền, gây xúc động mạnh cho bạn đọc cũng xuất phát từ một đề văn mở của cô giáo Đặng Thị Nguyệt Anh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Giáo viên này vốn nổi tiếng vì những đề văn thực sự sáng tạo, bất ngờ như: Tại sao lại không?, Điều em muốn nói với cô, Người ấy đối với tôi…
GS Đỗ Ngọc Thống, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng: “Cần khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo, mới lạ. Dạy học làm văn trong nhà trường càng phải như thế”. Tuy nhiên, ông Thống cũng cảnh báo: “Dù mới mẻ, khác lạ, mở đến đâu vẫn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ và yêu cầu giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ”.
Cần sự tương tác giữa thầy trò trong chấm văn
Giáo viên trong bài văn “canh gà Thọ Xương” đã được giải oan rằng không phải cô giảng cho học sinh đó là một “món canh” khiến nhiều học sinh làm bài sai như dư luận lên án trước đó. Tuy nhiên, giáo viên này thừa nhận đã có sai sót về nghiệp vụ trong quá trình chấm bài khi không gạch chân chỗ sai và giải thích cho học sinh hiểu mình sai ở chỗ nào.
Một phụ huynh có con học lớp 12 tâm sự: “Điều tôi thấy buồn nhất là nhìn vào bài làm văn của con, cô chỉ cho điểm, không kèm một lời phê, và nếu có lời phê cũng rất lạnh lùng, vô cảm. Chấm văn như thế thì làm sao các con tiến bộ được?”.
Thực tế đề ra theo hướng mở, giáo viên sẽ rất vất vả ở khâu chấm thi. Cô Như Hương nói: “Nếu đề ra theo kiểu bám sát chương trình, sách giáo khoa, chỉ cần đọc qua là biết ngay học sinh dùng tài liệu nào, sau đó “đo gang, chấm ý” rất nhanh. Còn bây giờ, là những tâm sự riêng, hoàn cảnh riêng của học trò nên các thầy cô không chấm theo kiểu đó được”.
Cô Nguyệt Anh tâm sự: “Ra đề theo hướng mở là chấp nhận các em có quyền phát biểu quan điểm, suy nghĩ. Khi đó, trách nhiệm của giáo viên không chỉ dừng lại ở việc ra đề, chấm bài nữa. Những lời phê của giáo viên giống như lời trò chuyện, trao đổi và tranh luận với học sinh để các em hiểu nên chọn giải pháp nào tốt nhất có thể chứ không phải để áp đặt chủ quan của giáo viên”.
Trong hồi ký của mình, cố GS – nhà giáo Dương Thiệu Tống kể ấn tượng về một người thầy đi chấm thi. Người ấy chỉ chấm 5 bài, rồi nghỉ ngơi cho thanh thản đầu óc, sau đó lại chấm tiếp chỉ vì sợ mình sai sót làm mất điểm học trò.
Theo Thanh Niên
Sai nghiệp vụ: Câu chuyện của ngành GD
Sau câu chuyện về món "canh gà Thọ Xương" trong bài văn của một học sinh trường THCS Lomonoxop (Hà Nội), dư luận cho rằng đó là hậu quả của việc dạy mẫu. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường đã kết luận: giáo viên đứng lớp có học sinh hiểu "canh gà Thọ Xương" là "món canh gà Thọ Xương" không mắc lỗi nhận thức mà chỉ có lỗi nghiệp vụ.
Dạy và học mẫu cho ra đời những người lười biếng
TS. Hồ Văn Hoành, Phó chủ tịch TƯ hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam: Cách dạy và học mẫu chỉ đào tạo ra những con người lười biếng, tư duy cũng vì thế mà mai một dần. Nếu không chữa được căn bệnh mãn tính này, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam sẽ còn cho ra đời những con lợn được "sinh sản vô tính" giống hệt nhau với "đầu to như thùng múc nước, hai tai như hai lá mít và mắt long lanh như hai hòn bi ve"...
Một thực tế đáng buồn hiện nay là nhiều học sinh, nhất là các em ở khu vực thành thị, ngày càng bị "mẫu hóa" do không có quan sát, kiến thức thực tế. Bởi lẽ, các em chỉ nhìn thấy con trâu, con lợn trong tranh, trong tivi thì làm sao mà tả chân thực được... Hơn nữa, học sinh ngày nay rất lười đọc sách, kiến thức sách giáo khoa nặng nên chỉ chăm chăm làm sao nhét hết đống kiến thức đó vào đầu. Trong khi đó, muốn làm văn, học sinh phải vốn kiến thức văn học, đời sống xã hội, có kỹ năng diễn đạt...
"Sai nghiệp vụ: Câu chuyện của cả ngành giáo dục"
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội: Lỗi sai của cô giáo trường THPT Lomonoxop là một lỗi sai nghiêm trọng về nghiệp vụ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhận thức của học sinh. Đây không chỉ là câu chuyện của một trường, một thầy mà còn là câu chuyện của cả ngành giáo dục.
Chất lượng giáo dục không thể vượt qua ông thầy, vì vậy nếu người thầy hỏng thì sẽ chẳng có chất lượng nào hết. Trong mấy tiêu chí về cơ sở vật chất để phát triển giáo dục như trường lớp, giáo viên, sách giáo khoa thì người thầy là tiêu chí tiên phong.
"Canh gà thọ xương" là hậu quả của dạy mẫu thì đáng buồn
Thầy Trịnh Minh Tập, cựu giáo viên THCS Hoa Hồng Bạch, Thái Bình:Tôi cho rằng sự cố canh gà Thọ Xương" chỉ là tai nạn nghề nghiệp.
Còn nếu đó là hậu quả của dạy mẫu thì thật đáng buồn. Chỉ có sản xuất các đồ vật thì người ta mới làm theo khuôn mẫu, con người mà cũng đào tạo kiểu đó, vô hình trung sẽ biến các em thành những cái máy học. Dạy học là dạy cho học sinh phương pháp, cách tư duy, từ đó mỗi em có một sáng tạo riêng, có một sản phẩm phù hợp với năng lực của từng người.
Theo kiến thức
Cô giáo chấm Văn 'đặc sản' canh gà Thọ Xương xin lỗi Sau khi bài Văn viết về "đặc sản" canh gà Thọ Xương của teen lớp 7 trường THCS Lômônôxốp (Hà Nội) xuất hiện trên các tờ báo và trang mạng, cô giáo H.T.T, người chấm điểm bài văn này đã chính thức lên tiếng xin lỗi. "Tôi xin lỗi phụ huynh vì đã không sửa bài thấu đáo cho con và cảm ơn...