Những bài toán làm ‘náo loạn’ cộng đồng mạng năm 2015
Trong năm 2015, cộng đồng mạng đã liên tục đăng tải và chia sẻ những bài toán của học sinh nhưng khiến cho không ít người lớn phải đau đầu suy nghĩ để tìm ra đáp án.
Bài toán lớp 3 gây bão mạng
Giữa tháng 5, một bài toán ôn tập để thi cuối kỳ của học sinh lớp 3 ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước.
Hàng nghìn độc giả đã thử sức giải bài toán, trong đó có cả những tiến sĩ và đa số đều đánh giá đây là một bài toán vượt quá khả năng của học sinh lớp 3. Không chỉ gây xôn xao dư luận trong nước, bài toán còn được đăng tải trên báo Anh, thách thức nhiều độc giả quốc tế.
Giáo viên ra đề bài toán gây “bão” được xác định là bà Nguyễn Thị Kim Quyên, giáo viên lớp 3A3, đồng thời là khối trưởng khối lớp 3 Trường tiểu học Thăng Long, P.B’Lao, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Bài toán lớp 3 gây bão mạng.
Theo trao đổi của bà Quyên với báo chí, bài toán được bà cho một nhóm học sinh có học lực khá giỏi khoảng 20 em làm thêm vào khoảng một tuần trước (thời điểm bài toán lên báo- PV), trích từ cuốn Phiếu bài tập cuối tuần toán và tiếng Việt lớp 3 của Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm. Mục đích khi bà Quyên ra bài toán hóc búa này cho học sinh là để kích thích khả năng tư duy của các em.
Liên quan đến vụ việc, Phòng GD-ĐT TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã yêu cầu hiệu trưởng và cô giáo Trường tiểu học Thăng Long, P.B’Lao, TP Bảo Lộc tường trình. Qua tường trình của giáo viên, lãnh đạo đơn vị này đã đề xuất xử lý ở mức độ nhắc nhở các cá nhân liên quan về việc đưa bài toán lớp 3 không nằm trong chương trình giảng dạy Bộ GD-ĐT theo quy định.
Giáo sư, tiến sĩ đau đầu vì bài toán mẫu giáo
Video đang HOT
Vào khoảng cuối tháng 6, cộng đồng mạng đã chuyền tay nhau một bài toán được đăng tải trên báo Anh của học sinh mẫu giáo.
Cụ thể, trang Guardian bài toán xuất hiện với tựa đề đầy thách đố “Bạn có giải được bài toán này không? bạn có thông minh hơn đứa trẻ 6 tuổi không?”. Yêu cầu của bài toán là số thích hợp vào chỗ có 3 dấu “?”.
Bài toán khiến các vị giáo sư cũng phải vò đầu bứt tóc.
Đã có rất nhiều độc giả của tờ báo, trong đó có cả những học giả, tiến sĩ toán học đã thử giải bài toán này và đa số đưa ra đáp án là 2. Tuy nhiên, để có được đáp án như vậy thì có không ít người phải tốn rất nhiều thời gian và phương pháp giải.
Cả thế giới “vỡ đầu” vì bài toán lớp 5
Một bài toán của học sinh lớp 5 được Người dẫn chương trình truyền hình Kenneth Kong chia sẻ trên Facebook từ 11/4 đã khiến cho cả thế giới phải “vỡ đầu” khi đi tìm đáp án.
Bài toán hỏi về ngày sinh nhật của cô Cheryl
Cụ thể như sau: “Albert, Bernard vừa kết bạn với Cheryl và họ muốn biết ngày sinh nhật của cô. Cheryl đã đưa cho họ một danh sách với 10 ngày là: 15/5; 16/5; 19/5; 17/6; 18/6; 14/7/ 16/7; 14/8; 15/8 và 17/8.
Cheryl sau đó đã nói riêng với Albert về tháng và Bernard về ngày sinh của mình.
Albert: Tôi không biết sinh nhật của Cheryl là ngày nào nhưng tôi biết Bernard cũng không biết nhiều hơn
Bernard: Lúc đầu tôi không biết sinh nhật Cheryl nhưng bây giờ thì tôi đã biết.
Albert: Sau đó tôi cũng biết sinh nhật Cheryl là ngày nào.
Vậy, Cheryl sinh nhật vào ngày nào?”
Ngay khi được đăn tải lên mạng xã hội bài toán đã nhận hơn 2.000 lượt chia sẻ. Hàng ngàn bộ óc được huy động để thử sức với đề ra này nhưng để có được đáp án thì là một điều không dễ dàng.
Bài toán khiến 96% học sinh giỏi nước Mỹ chịu thua
Bài toán này được chính thức xuất hiện vào cách đây khoảng 20 năm trước giành cho học sinh giỏi toán đến từ 16 quốc gia trên thế giới. Đó là vào năm 1995, tại kỳ thi học sinh giỏi dành cho học sinh cuối cấp các trườn trung học của 16 quốc gia có đề thi: “Dây quấn ống trụ tròn”.
Đề bài “Dây quấn ống trụ tròn” như sau:
“A string is wound symmetrically around a circular rod. The string goes exactly 4 times around the rod. The circumference of the rod is 4 cm. and its length is 12 cm. Find the length of the string? Show all your work”.
Tạm dịch là:
“Một sợi dây được quấn đối xứng 4 vòng quanh một ống trụ tròn đều. Ống trụ có chu vi 4 cm và độ dài là 12 cm.
Hỏi: Sợi dây dài bao nhiêu cm? Giải thích cách làm”.
Bài toán được Hiệp hội đánh giá thành tựu giáo dục quốc tế (IEA) cho rằng câu hỏi này đã làm khó hầu hết các thí sinh. Và kết quả chỉ có 4% học sinh Mỹ trả lời đúng và 10 % học sinh tham dự cuộc thi có đáp án chính xác.
Bài toán lớp 2 gây tranh cãi gay gắt
Một bài toán lớp 2 được đăng tải lên mạng xã hội hồi tháng 11 cũng đã tạo nên sự tranh cãi gay gắt. Bài toán được phụ huynh đăng tải với lời bình:
“Theo mình thì bạn A đúng vì cái nào trong ngoặc thì làm trước. Khi có phép tính bình thường thì nhân chia trước, cộng trừ sau.
Bài toán lớp 2 gây tranh cãi.
Từ phải qua trái nếu chia đứng trước thì làm trước nhân làm sau và ngược lại và cộng trừ cũng như vậy. Vậy mà nhiều người vẫn cho rằng B đúng”.
Bài toán lớp 3 được một phụ huynh đăng tải trên diễn đàn toán học đã “gây bão” về đáp án. Đó là câu hỏi thuộc đề thi vòng 6, kỳ thi ViOlympic, lớp 3 diễn ra ngày 9/11. Bài toán hỏi: “Có bao nhiêu góc vuông trong hình vẽ sau?”
Và khi bài toán được đưa lên mạng thì có rất nhiều kết quả khác nhau được đưa ra như: 4, 9, 18, 25, 27…
Theo Ngaynay.vn