Những bài học giúp bạn mạnh mẽ hơn sau chia tay
Hãy bình tâm đối diện với sự đổ vỡ và rút ra những bài học về mối quan hệ thất bại để tránh vấp ngã cho những mối quan hệ sau này.
Khi một mối quan hệ kết thúc, chúng ta thường chỉ tự hỏi làm thế nào để không gục ngã, làm thế nào để vui vẻ trở lại? Hãy bình tâm đối diện với sự đổ vỡ và rút ra những bài học về mối quan hệ thất bại để tránh vấp ngã trong những mối quan hệ sau này.
Thay vì phí thời giờ cố gắng tìm hiểu lý do chia tay, hãy dành thời gian để tìm hiểu cuộc sống khi thiếu vắng người đó (Ảnh minh họa)
1. Bạn sẽ học được cách hiểu về bản thân mình hơn
Khi một mối quan hệ kết thúc, chúng ta có thể dành rất nhiều thời gian để mổ xẻ vô số tình huống nhằm khám phá những gì đã sai, điều gì đã khiến mối quan hệ đổ vỡ. Tâm trí chúng ta hành động như thám tử, liên tục xem xét lại các tình huống để tìm manh mối cho những gì đã gây ra cái kết của tình yêu. Bạn bè của chúng ta trở thành nhà trị liệu tâm lý, bản thân chúng ta không ngừng phân tích cảm xúc về một người đã không còn là một phần của cuộc sống của mình.
Không sao, điều đó sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn nhưng nếu bạn quá sa đà vào những suy tưởng về lỗi lầm, về lý do, nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ, điều đó có thể ngăn cản bạn sống cho hiện tại và tương lai, mà điều đó là quan trọng nhất. Thay vì phí thời giờ cố gắng tìm hiểu lý do chia tay, hãy dành thời gian để tìm hiểu cuộc sống khi thiếu vắng người đó, tìm hiểu bản thân mình là ai khi không có một người quen thuộc bên cạnh. Từ từ nhìn rõ chính bản thân mình là bước ngoặt cực kỳ tốt để khởi động lại cuộc sống.
2. Học được cách yêu thương bản thân mình
Nếu bạn vừa kết thúc một mối quan hệ khiến cho bạn nản lòng, buồn chán, cảm thấy bị coi thường, hãy đặt câu hỏi: “Tại sao mình lại yêu cầu người khác yêu thương, tôn trọng mình trong khi mình còn không làm điều đó với chính bản thân mình?”.
Video đang HOT
Thay vì tìm đến người khác để chứng minh mình thật dễ thương và độc đáo, bạn nên nhìn vào gương và bắt đầu với chính mình. Tự chăm sóc bản thân theo cách chúng ta muốn người khác đối xử với mình có nghĩa là bạn đã tự biết cách tỏa sáng.
Hãy nhớ rằng, bạn làm người đó đặc biệt vì bạn yêu người đó chứ không phải bạn yêu người đó vì sự đặc biệt. Khi hai bạn chia tay, bạn chỉ lấy lại tình yêu, lấy lại cách bạn làm người khác trở nên đặc biệt mà thôi. Hãy yêu thương chính bản thân mình nhiều nhất có thể.
3. Học được cách không đổ lỗi
Chia tay, đa số mọi người đều đổ lỗi cho những người có liên quan, hoặc tiêu cực hơn, nhận mọi tội lỗi về phía mình. Khi chúng ta đổ lỗi cho người khác, chúng ta không cảm thấy cơn giận tan biến, đó đơn giản chỉ là cách ta đang biện minh cho những sai lầm và tội lỗi của mình. Tệ hơn, khi bạn nhận mọi tội lỗi về mình, bạn cảm thấy xấu hổ như một kẻ tội đồ.
Đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai, mối quan hệ kết thúc có rất nhiều nguyên nhân, quanh quẩn với việc nhận lỗi hay đổ lỗi chỉ càng khiến tâm tình bạn trở nên tồi tệ hơn. Hãy học cách đứng lên, kiểm điểm lại những sai lầm và bước tiếp.
4. Bạn học được giá trị của sự kiên nhẫn
Một tình yêu tan vỡ sẽ mang đến cho bạn một quang phổ cảm xúc, cảm xúc của bạn lên xuống thất thường, từ nỗi đau đến niềm vui, từ tức giận đến phấn khích. Sự thật là quá trình phục hồi sau đổ vỡ không bao giờ là một đường thẳng, nó giống như tàu lượn, nơi chúng ta có thể trải nghiệm vô số cảm xúc cùng lúc.
Bạn có thể lựa chọn hét lên hay tận hưởng cuộc hành trình. Hãy kiên nhẫn tận hưởng cả những nỗi đau vì cuộc đời đâu phải ai cũng có thể khiến ta buốt tim.
5. Bạn học được cách vượt qua cảm xúc tiêu cực
Suy nghĩ về một mối quan hệ đã kết thúc thông thường khiến chúng ta nhớ lại những kinh nghiệm đau đớn chứ không mấy ai tỉnh táo nghĩ đến những kỷ niệm ngọt ngào và nhìn vào đó như điểm tích cực. Hãy nhớ lại những điều tốt đẹp về mối quan hệ đã qua, chúng ta sẽ có một góc nhìn khách quan, lành mạnh.
Tập trung vào những khía cạnh tiêu cực chỉ khiến bạn giận dữ và đau đớn, khó thoát được khỏi cái bóng của một tình yêu không kết trái.
6. Bạn học được cách tha thứ
Tha thứ là một trong những món quà tốt nhất mà chính bạn có thể tặng cho bản thân mình sau chia tay. Điều đó có nghĩa là bạn đã có thể buông bỏ quá khứ đau đớn, gạt bỏ tác động của nó đến những tiềm năng cho hạnh phúc hiện tại.
Thời điểm bạn học được cách tha thứ, bạn sẽ nhận ra rằng, cuộc sống vẫn tiếp diễn, ngày mai là một ngày khác. Việc tha thứ cũng giúp chúng ta giải phóng sức mạnh trong trong trái tim và tâm trí, giúp chuyển đổi sự tức giận, đau đớn và thất vọng thành một thứ gì đó tươi sáng, nhẹ nhàng và có ý nghĩa hơn.
7. Bạn học được cách “chế biến” nỗi đau thành năng lượng tích cực
Khi một mối quan hệ kết thúc, chúng ta có thể đắm mình trong công việc, các dự án gia đình hoặc sở thích. Chúng ta trở nên xã hội hơn, cố gắng tìm kiếm những trải nghiệm mới, hoạt động mới và để mọi người lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống của chúng ta.
Thông qua những hoạt động đó, bạn có thể chôn vùi những cảm xúc đau buồn và trống vắng, cho đến một ngày những hoạt động mà bạn tham gia khiến cho bạn cảm thấy bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn, đó cũng là lúc bạn “chế biến” thành công nỗi đau từ một mối quan hệ thất bại trở thành một nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống của mình.
Theo 24h
Đàn bà đâu chỉ có mỗi việc để đẻ
Phụ nữ đừng coi thường sức mạnh của bản thân, càng không được để ai khác xem thường mình. Đàn ông lấy vợ chỉ để duy trì nòi giống là đàn ông sai, phụ nữ chấp nhận làm mỗi cái máy đẻ lại càng thiển cận.
Chị bạn tôi, lấy chồng phố cổ, nhà lại mặt phố có cửa hàng kinh doanh do bố mẹ chồng để lại. Vợ chồng chị không ai học lên, chỉ cái bằng tốt nghiệp phổ thông tiếp quản cửa hàng, thế mà vẫn mua may bán đắt. Từ cái thời chỉ có hơn triệu một chỉ vàng, thì vợ chồng chị đã có trong tay tiền tỉ. Khổ nỗi, chị sinh con một bề, lại toàn con gái, nên bản thân không vui, lúc nào cũng lo sợ chồng không toàn tâm toàn ý với vợ, đi "gửi" một đứa con trai bên ngoài rồi của nả sau này trao hết cho nó.
Thế nên cứ nghe ở đâu có bí quyết sinh con trai là chị lại muốn thử, đa phần toàn những thông tin, kế sách hỡi ôi nên đã nghiêm túc áp dụng đến 4 lần, mỗi lần một "sách", có rút kinh nghiệm sâu sắc hẳn hoi mà vẫn chỉ ra một lũ vịt giời. Rốt cuộc chị sồ sề, xấu xí thấy rõ sau lần sinh công chúa thứ tư. Người ta cứ bảo tứ nữ bất bần nhưng mỗi ngày anh chị lại thêm sa sút, thời buổi cạnh tranh khó khăn, kinh doanh đã kẹt còn phải phân tâm lo cho các con, mà nuôi chúng cũng bằng gạo, bằng tiền, làm gì có chuyện không tốn kém. Mọi người thấy chị hết năm này qua năm khác chỉ bầu bì thì gọi chị là cái máy đẻ. Sau mấy lần mang thai sinh nở, chăm sóc cho bầy con, chị bê trễ việc kinh doanh, giao cho anh cả nên đến giờ tự biến mình thành bà nội trợ, không thể chia sẻ, gánh vác tài chính với chồng, ngoài chuyện các con ăn ngủ học hành ra sao, nhiều lúc chị chẳng còn đề tài nào để nói với anh hết, vợ chồng ngày càng xa nhau.
Tôi lại có cậu em họ đằng chồng, tính gia trưởng và coi thường phụ nữ kinh khủng. Tôi có một dịp đến nhà cậu ấy dùng cơm một lần, nhưng tự nhủ lòng không bao giờ quay lại cái môi trường gia đình vô lý đó nữa. Ngồi mâm cơm có đầy đủ mẹ, vợ, và chị dâu trưởng là tôi, nhưng cậu ấy điềm nhiên dẫn giải "đàn bà đái không qua ngọn cỏ", rằng phụ nữ chẳng làm được cái việc gì đâu, cho ăn học lên nhà giáo, nhà báo hay tiến sĩ giáo sư thì cái việc quan trọng nhất vẫn là đẻ. Và đã đàn bà thì chớ có lên tiếng can dự cùng chồng vào bất cứ việc gì. Tôi ngồi ăn cơm mà nóng hết cả mặt, cậu ấy vô tình hay cố ý động chạm vào tôi, bà chị dâu tiến sĩ đang giảng dạy trong trường đại học? Nhưng nhìn cái cách cậu ấy sai phái vợ con phục dịch luôn tay trong bữa cơm thì tôi tin là vô tình thôi. Đến những người phụ nữ thân thương, máu mủ nhất cậu ấy còn chẳng quan tâm gì đến cảm xúc của họ thì vô tình "động chạm" đến tôi là lẽ rất thường.
Sau này cũng cậu em họ đằng chồng ấy đến tìm tôi, "nhờ bác xin việc cho cháu". Nghĩ chuyện cũ tôi muốn bảo cậu về đi, "đàn bà đái không qua ngọn cỏ", tôi làm sao mà giúp được, nhưng thấy cậu ấy lam lũ quá tôi lại đành nhận lời. Là cậu ấy đã coi thường những người phụ nữ trong gia đình nên bỏ qua mất sức mạnh tổng thể của sự đồng sức đồng lòng, một người đàn ông nai lưng nuôi phụ nữ rồi cho phép mình coi thường họ đâu thể hưng thịnh bằng cả nhà, đàn ông đang bà cùng lao động, nuôi sống và yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Cho nên mới nói, phụ nữ đừng coi thường sức mạnh của bản thân, càng không được để ai khác xem thường mình. Đàn ông lấy vợ chỉ để duy trì nòi giống là đàn ông sai, phụ nữ chấp nhận làm mỗi cái máy đẻ lại càng thiển cận. Duy trì nòi giống chỉ là một phần của hôn nhân, vợ chồng tương kính, biết yêu thương, san sẻ với nhau trên hành trình làm bạn đời mới là biết tạo ra hôn nhân hạnh phúc.
Theo VNE
Mẹ là anh hùng lao động Mẹ vốn là người có năng lực, thời trẻ mẹ năng nổ và có nhiều cống hiến cho đoàn thể cơ quan, lại sống tình cảm nên ai ai cũng mến yêu, thủ trưởng còn cất nhắc muốn cho mẹ đi học sau này làm cán bộ chủ chốt. Nhưng hai đứa con trứng gà trứng vịt lại thêm gia cảnh nhà chồng...