Những bãi bồi sông Hồng hoang sơ vắng dấu chân người ở Hà Nội
Sông Hồng chảy qua địa phận TP Hà Nội tạo ra hàng trăm bãi bồi lớn nhỏ khác nhau giữa dòng.
Mùa này, các bãi bồi trắng xóa lau dại, phần nhiều trong số đó vắng dấu chân người.
Những bãi bồi hoang sơ vắng dấu chân người trên sông Hồng
Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội nổi lên rất nhiều bãi bồi giữa sông (bãi giữa) với nhiều kiểu hình dáng, ở nhiều vị trí khiến cho dòng chảy bị chia tách.
Các bãi giữa này đều có một điểm chung là hoang sơ và ít dấu chân người. Trong ảnh là một phần của bãi bồi giữa sông Hồng ở đoạn giữa xã Võng La (Đông Anh – bên tả) và Liên Mạc ( Bắc Từ Liêm – bên hữu).
Vào đầu năm 2021, UBND thành phố Hà Nội đã đề nghị các sở, ngành liên quan, UBND quận Hoàn Kiếm xem xét chủ trương nghiên cứu lập 3 đề án trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Trong đó có đề án số 3 phát triển khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thành công viên văn hóa và du lịch.
Tháng 11-12, đặc sản ở những bãi giữa chính là cỏ tranh, cỏ lau. Vào những ngày thời tiết đẹp lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, ánh nắng chiếu xuống bông cỏ trắng muốt tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ.
Các bãi giữa cũng có hình dáng chung dạng hình thoi, xuôi theo dòng chảy. Trong ảnh là một bãi giữa ở khúc quanh thuộc địa phận giữa xã Tráng Việt (Mê Linh – tả sông Hồng) và xã Hồng Hà (Đan Phượng – hữu sông Hồng).
Ở các bãi bồi đủ lớn, nền đất chắc chắn, người dân thường tận dụng canh tác hoa màu và chăn nuôi.
Video đang HOT
Chỉ có người dân đi thuyền ra đây để chăm trồng hoa màu, hoặc những người bơi sông có thể đặt chân lên bãi. Những lối đi quen trên đất hoang dần trở thành đường mòn.
Những bụi cây dại thấp và cỏ dại tạo thành những mảng màu tự nhiên rất hoang sơ. Những bãi bồi thấp thường bị ngập trong mùa nước lên.
Những bãi cát hoang sơ chỉ nhìn đã muốn tắm.
Một bãi bồi có hình dáng giống như một âu thuyền.
Toàn cảnh bãi giữa khu vực dưới chân cầu Vĩnh Tuy, đây là bãi lớn kéo dài gần sát chân cầu Thăng Long. Trên suốt chiều dài sông Hồng, bắt đầu từ Lào Cai chảy qua rất nhiều tỉnh, thành phố rồi đổ ra biển có rất nhiều bãi bồi lớn nhỏ hình thành giữa sông, nhưng lớn nhất có thể là bãi giữa thuộc các phường Tứ Liên, Chương Dương của Hà Nội.
Bức tranh đa sắc của thảm thực vật mọc tự nhiên xen lẫn bàn tay con người.
Tầm nhìn từ một bãi giữa hướng về khu vực phường Phú Thượng (Tây Hồ).
Một bãi giữa dưới chân cầu Long Biên, cây cỏ rậm rạp cao đến 2-3 m. Đây là một bãi giữa hoang vắng rất đẹp. Từ trên cầu có thể bao quát phần lớn bãi bồi này.
Nhiều năm trở lại đây, do thượng nguồn sông Hồng xuất hiện các công trình thủy điện lớn nhỏ, con sông quanh năm đỏ ngầu phủ sa này không còn lũ. Ngay cả mùa mưa. Bãi giữa ổn định hơn, thu hút người dân ra đây canh tác chăn nuôi.
Tàu thuyền như mắc cửi trên sông Hồng uốn lượn qua Hà Nội
Dòng sông lớn nhất miền Bắc kiến tạo nên văn minh sông Hồng, khi chảy qua Hà Nội có nhiều khúc quanh kỳ lạ cùng nhiều tên gọi Nhị Hà, hay Nhĩ Hà.
Tại địa phận Hà Nội, sông Hồng có bãi giữa dài và rộng, dòng chảy bị chia làm hai nên gọi là Nhị Hà. Cái tên Nhĩ Hà xuất phát từ quan điểm khác cho rằng, sông quanh co, uốn khúc như hình cái tai.
Xa xưa sông Hồng khi chảy qua Thăng Long thường xuyên đổi dòng, nên cuối thế kỷ XVII, cát bồi ở khu vực Nhật Tân đã lấp cửa sông Thiên Phù, con sông chảy xuống ngã ba Giang Tân (tương ứng chợ Bưởi ngày nay) cấp nước cho sông Tô Lịch. Trong ảnh là cầu Nhật Tân và phía xa là cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng.
Ngoài tên sông Hồng, nó còn có rất nhiều tên gọi. Khi chảy qua mỗi địa phương lại có một cách gọi tên riêng. Ví dụ như sông Thao, sông Cái, sông Nhĩ Hà... Trong ảnh là một khúc quanh giống hình cái tai ở địa phận xã Hồng Hà (Đan Phượng, Hà Nội).
Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng, là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Trong ảnh là đoạn sông thuộc địa phận quận Hai Bà Trưng, phía xa là 2 cây cầu Chương Dương, Long Biên (Hoàn Kiếm).
Thời Hậu Lê, vai trò của Nhị Hà trong vận chuyển hàng hóa, buôn bán là vô cùng quan trọng. Một điều quan trọng khác là nhờ Nhị Hà mà sinh ra một số phố có tên "Hàng" như Hàng Buồm, Hàng Mắm...
Tại địa phận Hà Nội, nhiều dự án xây dựng phát triển nhanh chóng khiến 2 bờ sông thay đổi từng ngày. Trên dòng nước, tàu thuyền qua lại tấp nập, chủ yếu là tàu, xà lan chở hàng, vật liệu xây dựng...
Ý tưởng về Dự án thành phố bên sông Hồng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân cũng như sự tranh luận của các nhà nghiên cứu về quy hoạch, kiến trúc. Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, sông Hồng được xác định sẽ là một trục cảnh quan quan trọng nhất của Thủ đô trong bố cục quy hoạch TP Hà Nội.
Các bãi bồi được nhìn thấy rất rõ dù đang mùa nước lên, phân chia dòng chảy của sông thành các nhánh nhỏ. Trong ảnh là đoạn sông địa phận Bắc Từ Liêm.
Sông Hồng (bắt nguồn từ Trung Quốc) có tổng chiều dài là 1.149 km, đoạn chảy qua miền Bắc Việt Nam dài 510 km, rồi đổ ra biển ở vịnh Bắc Bộ. Trong ảnh là một bãi bồi trên sông Hồng nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Thăng Long.
Sông Hồng đoạn cuối cùng thuộc địa phận Hà Nội, đoạn chảy qua xã Tiến Thịnh (Mê Linh).
Ở Hà Nội, sông chảy qua các quận, huyện: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì ở hữu ngạn và Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm ở tả ngạn.
Xưa sông Hồng đã đem lại cho đất Thăng Long sức sống của một trung tâm thương mại. Hàng hóa xuôi ngược, lâm sản miền núi lại theo sông Hồng về đồng bằng.
Đây đang là thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm, các tàu thuyền xuôi ngược như mắc cửi, chủ yếu là các loại vật liệu như cát, sỏi.
Sông Hồng trở thành ranh giới tự nhiên giữa Hà Nội - Hưng Yên; Hà Nội - Vĩnh Phúc; Hà Nam - Hưng Yên; Hà Nam - Thái Bình; Nam Định - Thái Bình. Sông Hồng sau đó đổ ra biển ở cửa Ba Lạt.
Để trị thủy cho Hà Nội, một hệ thống đê sông Hồng được hình thành, là một trong 4 hệ thống đê điều của các tỉnh phía Bắc nước ta. Đê sông Hồng có tổng chiều dài lớn nhất với 1.314 km và là hệ thống đê sông có quy mô lớn và hoàn thiện hơn so với các hệ thống đê còn lại.
Nhiều điểm đê ở ngoại thành Hà Nội sụt lún Sau đợt mưa lớn giữa tháng 10, nhiều điểm đê sông Đáy, sông Hồng ở ngoại thành Hà Nội sụt lún, nứt toác. Đê tả sông Đáy, đoạn qua xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, xuất hiện điểm sụt lún dài khoảng 40 m, rộng 8-10 m. Hiện chính quyền địa phương đã gia cố tạm bằng bao cát và phủ bạt nhằm...