Những ảnh hưởng bất lợi cho người mắc bệnh mãn tính xảy ra vào mùa đông như thế nào?
Thời tiết lạnh vào mùa đông dẫn đến rất nhiều tác động và gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe người mắc bệnh mãn tính. Đặc biệt các bệnh lý nền như tim mạch, đái tháo đường,…
Những ngày đông lạnh càng cần chú ý hơn tới biện pháp phòng chống các nguy cơ và chăm sóc người mắc bệnh lý mãn tính. Vì vậy, thời điểm mùa đông mọi người càng cần chú ý hơn tới việc chăm sóc sức khỏe cho người mắc bệnh mãn tính phù hợp để bệnh không trở nặng.
1. Tại sao thời tiết lại gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe người mắc bệnh mãn tính?
Thống kê hiện nay cho biết, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng. Mặc dù đây là bệnh không lây nhiễm nhưng lại là bệnh lý mạn tính có tỉ lệ tử vong và tàn phế rất cao. Đặc biệt, thời điểm rét đậm, rét hại của mùa đông càng ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột với nền nhiệt thấp, đặc biệt người cao tuổi khi sức đề kháng yếu, cơ thể khó có thể thích nghi nhanh chóng. Chính vì sự thích nghi chậm, kèm theo đó là các bệnh mạn tính đang mắc phải như tăng huyết áp có thể khiến mạch máu bị co lại và điều này gây ra những ảnh hưởng đến tuần hoàn, lưu thông máu đến não và tim bị tắc nghẽn.
Thời tiết thay đổi đột ngột với nền nhiệt thấp, đặc biệt người cao tuổi khi sức đề kháng yếu, cơ thể khó có thể thích nghi – Ảnh Internet
BS. Vũ thị Thanh Huyền, Trưởng khoa Nội tiết, Cơ xương khớp thuộc Bệnh viện Lão khoa Trung ương đưa ra khuyến cáo như sau:
“Thời tiết lạnh thì năm nào miền Bắc cũng phải đối mặt. Với người cao tuổi, những thay đổi của thời tiết dễ dẫn đến những tác động bất lợi, đặc biệt với người có bệnh lý nền như đái tháo đường, tim mạch. Do đó chúng ta phải kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, đường máu.
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi người cao tuổi dậy sớm đi tập thể dục, vì vậy cần phải thay đổi thói quen này. Cần mặc ấm, mặc nhiều lớp áo, dễ cởi ra hoặc mặc vào để phù hợp với điều kiện thời tiết. Nếu tập thể dục thì nên khởi động kỹ, sau quá trình tập, cần làm nguội cơ thể một cách từ từ”.
2. Cần làm gì vào mùa đông để bảo vệ sức khỏe?
- Duy trì khám bệnh đúng lịch hẹn
Thường vì thời tiết lạnh nên nhiều người ngại đi khám. Đặc biệt người cao tuổi mắc bệnh mãn tính lại càng ngại đi khám do thời tiết lạnh và việc trì hoãn các vấn đề thăm khám có thể làm nặng hơn các vấn đề sức khỏe của người bệnh.
Những bệnh nhân mắc bệnh cần tự kiểm tra đường máu, huyết áp và chú ý nên tự ghi nhớ các chỉ số này. Đồng thời cũng cần chủ động trong việc tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra tình hình cũng như sự thay đổi của bệnh.
Video đang HOT
Việc trì hoãn các vấn đề thăm khám có thể làm nặng hơn các vấn đề sức khỏe người mắc bệnh mãn tính – Ảnh Internet
Đối với một số trường hợp không thể tái khám đúng lịch hẹn, người bệnh nên chủ động gọi điện để nhận tư vấn sức khỏe từ nhân viên y tế. Kèm theo đó cần duy trì hoặc thay đổi đơn thuốc hiện đang sử dụng. Ngoài ra, nếu bệnh nặng hơn, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời, tránh các biến cố có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Nhiệt độ thấp làm gia tăng tình trạng đột quỵ
Trong khi đó, các nghiên cứu cũng cho kết quả rằng đối với nền nhiệt độ giảm thấp, giảm đến 5 độ C thì tỷ lệ người nhập viện vì các bệnh đột quỵ tăng tới 7% và tỉ lệ tử vong ở người bệnh cũng tăng gần 10%.
Kết quả thống kê cho biết tại Việt Nam có tới hơn 230.000 ca đột quỵ và hàng năm năm sau sẽ tăng cao hơn so với năm trước 2%. Trong khi đó, hơn 1 nửa những trường hợp bị đột quỵ tử vong, còn lại 90% những ca bị đột quỵ còn sống để lại những di chứng nặng nề, sức khỏe giảm rõ rệt.
3. Phòng chống các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạn tính
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, không hút thuốc lá giúp bảo vệ sức khỏe mùa đông tốt nhất – Ảnh Internet
Tình trạng đáng báo động về gia tăng tỉ lệ đột quỵ và mắc bệnh mãn tính cho biết việc duy trì giữ gìn sức khỏe trong mùa đông cần phòng chống các yếu tố nguy cơ gây các bệnh mạn tính như:
- Không hút thuốc lá.
- Không uống rượu bia.
Kèm theo đó là thực hiện vận động thể lực đúng cách để tăng cường sức khỏe, không bị tăng cân, béo phì,… Những kiến thức chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh mãn tính vào mùa đông ở trên có thể đem lại hiệu quả giúp người bệnh mãn tính không quá lo lắng khi mùa đông đến.
Cho trẻ ăn hoa quả vào mùa đông, cha mẹ cần lưu ý 4 loại sau để bảo vệ sức khỏe của con
Không phải cứ ăn nhiều hoa quả là tốt, đặc biệt là vào mùa đông - khoảng thời gian trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn các mùa khác trong năm.
Thời tiết mùa đông hanh khô, sức đề kháng cơ thể của trẻ tương đối yếu, dễ bị nhiễm vi rút, vi khuẩn. Trong khi đó các loại quả lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể, nâng cao sức đề kháng, bổ sung nước. Nhưng mùa đông, cho trẻ ăn hoa quả như thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, mang lại lợi ích sức khỏe thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Hãy cẩn thận khi ăn 4 loại trái cây này vào mùa đông
1. Táo tàu
Táo tàu là loại quả có hàm lượng vitamin C tương đối cao, hàm lượng vitamin C của nó gấp 4 lần quả kiwi và 7 lần so với cam. Trong mùa đông, quả táo tàu cũng được coi là loại trái cây bổ dưỡng, nhưng khi ăn cũng cần cẩn trọng, rất dễ gặp các nguy cơ như gây ngạt thở, thủng ruột, áp xe quanh hậu môn.
Trẻ dưới 6 tuổi ăn táo tàu cần có sự giám sát của cha mẹ (Ảnh minh họa).
Vì vậy, khi ăn táo tàu mùa đông, bạn phải chú ý: trẻ dưới 3 tuổi tốt nhất cắt cùi riêng và bỏ hạt, không ăn lúc đói, trẻ dưới 6 tuổi tốt nhất nên ăn dưới sự giám sát của cha mẹ.
2. Quả khế
Khế chứa một loại chất độc, thậm chí có thể gây tử vong trong trường hợp nặng. Tuy nhiên, độc tố này không phải là mối nguy với người bình thường, chúng ta có thể đào thải qua thận, tuy nhiên người suy thận không ăn được. Vì vậy, các cơ quan của trẻ dưới 3 tuổi đang trong giai đoạn phát triển, bản thân chức năng gan thận chưa tốt thì mẹ nên chú ý không cho trẻ ăn khế.
3. Trái cam
Cam rất giàu vitamin C, cả người lớn và trẻ em đều thích ăn. Tuy nhiên, không nên ăn cam thường xuyên. Bởi vì các axit hữu cơ trong nó có thể kích thích miệng và làm mòn răng.
Vì vậy, bạn cần chú ý khi ăn cam: Không cho trẻ ăn cam khi bụng đói, không ăn cam sau 8h tối. Tốt nhất nên cho trẻ súc miệng sau khi ăn cam.
4. Quả kiwi
Một số trẻ em ăn trái kiwi có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng (Ảnh minh họa).
Quả kiwi có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, bồi bổ cơ thể, dưỡng ẩm khô da, làm đẹp da, xoa dịu thần kinh, nâng cao trí tuệ. Tuy nhiên, quả kiwi là một loại thực phẩm lạnh và chứa nhiều pectin và axit hữu cơ. Ăn quá nhiều có thể gây hại cho lá lách và dạ dày, đồng thời có thể gây trào ngược axit dạ dày, đau dạ dày, tiêu chảy.
Các cuộc điều tra và nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số trẻ em ăn trái kiwi có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như ngứa cổ họng, ngứa ran ở lưỡi và thậm chí phù nề niêm mạc miệng. Vì vậy, trẻ em phải thận trọng khi ăn trái kiwi lần đầu tiên.
Không cho trẻ ăn trái cây "giả"
Trái cây sấy khô: Các loại trái cây như sấy khô bằng không khí, phơi nắng, sấy trong lò hoặc nướng bằng lò vi sóng, không thêm gia vị và không làm mất chất dinh dưỡng, là những món ăn nhẹ tương đối lành mạnh. Tuy nhiên, vì là đồ ăn vặt nên đương nhiên không thể cho trẻ ăn thường xuyên, chúng không thể thay thế cho hoa quả tươi. Trái cây sau khi sấy khô chứa nhiều đường, trẻ em ăn thường xuyên dễ bị béo phì, sâu răng. Lưu ý: Cho trẻ ăn 1 ~ 2 lần / tuần, mỗi lần không quá 15 ~ 30 gram.
Không nên cho trẻ ăn nhiều trái cây sấy khô (Ảnh minh họa)
Nước ép hoa quả : Một số mẹ nghĩ rằng, nước ép trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ. Trên thực tế, các bảng xếp hạng dinh dưỡng này là: thứ nhất là trái cây tươi, thứ nhì là bã trái cây sau khi ép, cuối cùng mới là nước ép trái cây
Kẹo trái cây: Có nhiều loại kẹo trái cây, nhìn rất bắt mắt, hấp dẫn đối với trẻ nhỏ như táo sấy dẻo, dứa sấy dẻo, mơ sấy khô,... ăn nhiều những loại kẹo này dễ hình thành thói quen ăn ngọt ở trẻ, hơn nữa thành phần dinh dưỡng không nhiều.
Ăn trái cây thế này có thể "chữa bách bệnh"
Ăn trái cây đúng cách không chỉ có thể giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng, ngoài ra còn làm giảm một số triệu chứng khó chịu về thể chất.
Quả bưởi giúp thanh nhiệt: Bưởi có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, hơn nữa hàm lượng dinh dưỡng trong quả bưởi khá cao, đặc biệt là giàu vitamin C. Lượng calo trong bưởi thấp, rất thích hợp cho những ai cần kiểm soát chế độ ăn uống.
Quả lê làm dịu cổ họng và giảm ho: Vào mùa đông trẻ dễ bị ốm, lê có nhiều nước có tác dụng làm ẩm cổ họng sau cơn ho khan, đặc biệt sau khi đun thành súp lê có thể bổ sung thêm nước cho những bé không thích uống nước.
Thanh long giảm táo bón: Thanh long có hàm lượng chất xơ cao, có thể làm tăng khối lượng phân và thúc đẩy nhu động ruột. Nó có thể được gọi là một loại quả nhuận tràng trong thế giới trái cây.
Quả táo hấp chữa tiêu chảy nhẹ: Nếu hấp táo trong vài phút, các chất dinh dưỡng trong táo sẽ không bị mất đi quá nhiều, pectin chứa trong nó cũng có tác dụng làm hết tiêu chảy.
Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình nhận được Trong thời tiết lạnh giá kéo dài, chỉ cần làm một hành động nhỏ như ăn một tép tỏi sau khi đi bên ngoài về nhà, bạn sẽ nhận được tác dụng không tưởng. Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh - Phương pháp đơn giản đánh bay cảm lạnh, phòng ngừa cảm cúm Cảm lạnh và cảm cúm là...