Những áng văn “gây sốc” mùa thi ĐH 2012
“Không còn nhiều ánh văn gây cười, nhưng cách đặt vấn đề về “thần tượng”, “ thói cơ hội”… trong bài làm của thí sinh mùa thi ĐH năm 2012 đã khiến không ít người chấm phải giật mình. Thí sinh dù còn không ít những “tấm gương” vô cảm, nhưng phần lớn họ đã biết suy nghĩ, học theo điều cần học…” – nhận xét của giáo viên chấm thi ĐH môn Văn.
Tại Hà Nội, một số giáo viên chấm môn văn thi ĐH cho biết do đây là cuộc thi lớn nên thí sinh đa phần ý thức được việc mình phải viết gì, viết thế nào nên gần như không có chuyện “ mê muội, fan cuồng” lên tiếng phẫn nộ trong bài thi.
Câu văn hỏi về ngưỡng mộ thần tượng nhiều học sinh cho rằng: không cấm học sinh thưởng thức âm nhạc và có hâm mộ ca sĩ cụ thể. Nhưng ngưỡng mộ đến quên tất cả gia đình, bạn bè, sẵn sàng đánh đổi bản thân để được gặp thần tượng là các ban nhạc Hàn Quốc là không thể chấp nhận.
Bill Gates, Steve Jobs,… đã trở thành thần tượng của nhiều thí sinh trong bài thi môn Văn.
Nhiều em ngưỡng mộ chính bố mẹ hay dòng họ mình khi có nhiều người thành đạt. Có học sinh xúc động khi viết về những gia đình nông thôn điều kiện vất vả, đông con nhưng con cái vẫn học giỏi, đỗ đại học và thành công trong cuộc sống.
Nhiều thí sinh bày tỏ sự ngưỡng mộ chính bố mẹ hay dòng họ mình (Ảnh minh họa)
Ở câu hỏi nghị luận xã hội về “thói cơ hội”, có học sinh lập luận: “Người cơ hội luôn tạo ra thành tích ảo. Còn người chân chính ở trong cơ quan luôn khát khao đi tìm thành tựu, phát hiện cái mới lạ nhưng có khi cả đời không ai biết. Thành tựu phải nên được biết như thành tích ở một giai đoạn nào đó. Âm thầm, lặng lẽ là tốt. Song tốt hơn là biết lập thành tích trên từng chặng đường đó để lẽ ra anh không phải con người vô danh”.
Video đang HOT
Rồi thí sinh đưa so sánh “trong khi đó, những người mẫu như Ngọc Trinh dù không có tài năng nổi bật nhưng với dáng người đẹp, phát ngôn kiểu “yêu không tiền thì cạp đất mà ăn”,… bỗng nổi tiếng và trở nên giàu có. Vậy thành tựu và thành tích trong mối quan hệ đó phải nên như thế nào?”.
Một thí sinh không ngần ngại phê phán: “Vụ việc Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam bị truy nã với những sai phạm nghiêm trọng khiến nhiều người đặt nghi vấn về tài đức của ông? Là ông có tài, đức hay là người cơ hội?”.
Ở miền Trung, có học sinh thần tượng Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh với nhiều việc làm kiên quyết được thông tin trên báo chí. Số ít thí sinh vẫn khẳng định tình yêu với những thần tượng âm nhạc Hàn Quốc nên lập luận: “Bạn em cũng có rất nhiều người thích và em thấy rằng yêu thích thần tượng chả có gì sai cả nên em cũng không biết phải làm bài văn này như thế nào nữa cả”.
Trong một thí sinh khác khẳng định: “Không có gì là thảm họa cả vì ban nhạc em yêu thích đêu đẹp trai, dê thương, hát hay và sành điêu”.
Ở TP.HCM, nhiều học sinh đưa những câu nói coi cửa miệng của các bạn trẻ như “bố mẹ là phù du. Chu Du là tất cả” khi phê phán việc mê muội thần tượng. Chuyện nhầm lẫn “Pá Tra” viết thành “Bá Tra”, A Sử thành A Phủ. Một số phân tích thơ trong Tràng Giang theo kiểu tán, bôi.
Không có nhiều bài viết xuất sắc, vẫn có những mô-tip lặp lại ở ví dụ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội do học sinh đã được luyện từ trước.
Về điểm thi học sinh thường được điểm 5 đến điểm 6, điểm thấp ít. Tại Hà Nội điểm 8, điểm 9 không nhiều vì học sinh trình bày ý lộn xộn, thiếu chọn lọc. Ở Huế và Đà Nẵng mức điểm cao nhất giáo viên chấm là 9,25 điểm. Tại TP.HCM vẫn có một vài thí sinh không làm được bài thi nên bỏ giấy trắng. Thí sinh phần lớn đạt điểm trung bình khá. Học sinh điểm cao nhất cũng chỉ đạt điểm 9.
Theo VNN
Đề Văn 'mở' nhưng thí sinh vẫn 'đóng'
Theo nhận định của nhiều giáo viên chấm thi thì đa số thí sinh đều a dua và không có chính kiến.
Giáo viên chấm thi khó tìm thấy những bài viết dám thể hiện suy nghĩ thực của thí sinh. Các em vẫn có lối viết hướng theo sách vở. Dù những đề "mở" kiểu này, nếu thí sinh đưa ra quan điểm khác đáp án nhưng hợp lý thì vẫn được điểm.
Nhiều bài văn của thí sinh viết khá ngô nghê
"Ít thí sinh dám đưa ra ý kiến của bản thân"
Theo chia sẻ của một giáo viên chấm thi (xin được giấu tên): "Trong mấy năm trở lại đây, đề thi môn Ngữ văn có thêm câu hỏi mở để thí sinh nói lên chính kiến của mình. Tuy nhiên, trong quá trình chấm thi, tôi nhận thấy tuyệt đại đa số thí sinh đều a dua và không có chính kiến. Ví dụ đề vào tác phẩm Chí Phèo thì bảo Chí Phèo là kiệt tác nhân loại, vào Tràng giang thì bảo đây là bài thơ hay nhất Đông Dương, nhì thế giới... Đề hướng như thế nào thì nói như thế. Câu hỏi mở ấy chỉ là một câu nói rất bình thường nhưng khi làm bài, thí sinh lại coi đó là một chân lý. Thí sinh diễn giải cái chân lý ấy mà không dám lấy ra một ví dụ nào đó trái ngược lại hoặc không đúng với ý ở trong đề".
Trong câu 2 của đề thi môn Ngữ văn khối C yêu cầu trình bày ý kiến của bản thân về câu nói: "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu", thí sinh cũng tiếp tục a dua theo đề. Rất hiếm thí sinh dám khẳng định hay đưa ra quan điểm, chính kiến của mình. Trong cả quá trình chấm thi, rất ít bài văn đưa ra quan điểm của người viết.
Một thí sinh viết: "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu. Chính câu nói này đã thật sự thức tỉnh em và cho em biết ngồi đây hôm nay không phải điều em thực sự mong muốn. Cơ hội chỉ có một lần và em không từ bỏ ước mơ của mình để theo đuổi con đường em không tin tưởng. Em cảm ơn thầy cô đã giúp em nhận ra điều đó khi chưa quá muộn".
Thầy Trần Hinh, giảng viên trường Đại học KHXH&NV chia sẻ: "Khi chấm những bài văn "mở" này, hầu hết chúng tôi đều nhận thấy thí sinh vẫn chưa dám nói những điều các em nghĩ, viết không chân thực và chưa dám đưa ra chính kiến của mình. Bởi các em vẫn có lối viết hướng theo sách vở. Với những đề mở kiểu này, nếu thí sinh đưa ra quan điểm khác đáp án nhưng hợp lý thì vẫn được điểm. Bởi đây là câu hỏi đưa ra quan điểm của thí sinh, trên sự hiểu biết về xã hội...".
Bằng quan điểm của một giảng viên giảng dạy môn văn lâu năm, ông Trần Hinh chia sẻ: "Việc thí sinh làm bài theo quan điểm của người khác với những câu hỏi mở là chuyện quá bình thường. Đây là loại câu hỏi kiểm tra kiến thức xã hội của học sinh, không phải là văn chương đúng nghĩa. Đề thi chủ yếu xoáy sâu vào "cái xấu, cái ác" trong xã hội: sự giả dối, thiếu trung thực, đạo đức giả, thói vô trách nhiệm, mê muội thần tượng, thành tích... Đừng bắt những tâm hồn trong sáng trở nên "vẩn đục" vì phải bàn quá nhiều về những vấn đề đó. Hãy chọn những vấn đề, tác phẩm trong sáng để làm sao tạo cho họ hướng đến những điều tốt đẹp với con người".
Những miêu tả buồn cười
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bài khiến người chấm thi phải giật mình bởi những lỗi sai cơ bản của thí sinh. Ngoài những lỗi sai chính tả, câu cú thì cũng có những lỗi ngớ ngẩn về nội dung. Thầy N.C, chấm thi tại trường Đại học Luật Hà Nội chia sẻ: "Trong một buổi chấm thi tôi gặp nhiều bài có những lỗi sai cơ bản về chính tả. Đó là việc các thí sinh viết chữ "Di - gan" thành "man di, mai di, ri gan, đi gan...
Hay như câu 3b của chương trình nâng cao, đề thi khối C hỏi về cảm nhận của thí sinh về "Hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ nổi tiếng Tràng giang của nhà thơ Huy Cận". Tác giả nhầm một cách tai hại kiến thức cơ bản về bài thơ và khẳng định "như đinh đóng cột": "Bài thơ Tràng giangđược in trong tập Lỡ bước sang ngang" (1940) trong khi đó bài thơ này thuộc tập Lửa thiêng.
Theo nhiều giáo viên chấm thi môn Ngữ văn của một số trường như đại học KHXH&NV (ĐH Quốc gia HN), đại học Luật Hà Nội.. nhiều bài làm của thí sinh chưa đưa ra chính kiến cá nhân của mình mà chỉ viết theo lối mòn sáo rỗng, không nói lên được khả năng văn chương của người học.
Bên cạnh đó có bài thi còn "vận dụng triệt để" những từ cảm thán như "Ôi! Nhé! Nhỉ! Đúng không nào..." Nhiều bài khiến người chấm giật mình về cách miêu tả. Như trong câu 1 ở đề thi khối C, trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp phần thượng nguồn của sông Hương với hình ảnh hai người phụ nữ duyên dáng thì có thí sinh viết "Khi vào đến kinh thành Huế, dòng sông Hương như một cô gái đã qua thời kì đủ lớn".
Trong câu 3A, theo chương trình chuẩn khối C, đề thi không hề đề cập đến việc hô hào khẩu hiệu hay nhắc tới phong tục tập quán, địa danh của một nước nào đó nhưng có thí sinh đã kết thúc bài văn của mình bằng việc nói đến Nhật Bản và Singapore: "Để những lớp trẻ như chúng tôi khi đọc xong tác phẩm phải suy nghĩ mà từ đó nói với lòng mình rằng: Thanh niên của đất nước Nhật Bản, họ đã sáng chế ra những thiết bị nhằm bảo vệ môi trường sau vụ động đất, sóng thần năm ngoái. Thanh niên của đất nước Singapore, họ đã cùng nhau phát động và thực hiện cùng tất cả người dân của toàn đất nước, bảo vệ và ngăn cấm việc vứt rác bừa bãi. Để đưa đất nước Singapore thành một nước được mệnh danh là "thành phố xanh nhất thế giới". Còn các thanh niên Việt Nam hay đồng thanh hô to khẩu hiệu: "Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên". Bác Hồ đã nói rằng: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Kết luận kiểu này không "ăn nhập" với đề bài.
Theo Người Đưa Tin
'Tôi sẵn sàng điên cuồng vì thần tượng nếu...' "Ai cũng có thần tượng... Bên cạnh Taylor, tôi cũng có nhiều thần tượng ở các lĩnh vực khác như David Villa hoặc Sharapova hay thậm chí là T-ara (Kpop)" - đó là một trong những chia sẻ xung quanh đề Văn khối D. Cảnh khán giả chen lấn, xô đẩy trong một chương trình ca nhạc tại Hà Nội. Là một nét...