Những ai tuyệt đối không nên uống nhiều nước?
Lợi ích của nước đối với sức khỏe là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên, có những nhóm người đặc biệt không nên uống quá nhiều nước.
Hầu hết chúng ta đều đã quen thuộc với những thông tin về tác dụng của nước. Nước giúp cơ thể hòa tan và vận chuyển các hợp chất như protein, carbonhydrate, vitamin, khoáng chất… Nước giúp thúc đẩy việc tiêu hóa thức ăn, tăng cường quá trình tuần hoàn dịch trong cơ thể, loại bỏ chất thải sau quá trình trao đổi chất.
Uống quá nhiều nước có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt. Uống nhiều nước làm tăng áp lực lên hệ thống tim mạch, tăng gánh nặng cho thận, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, thậm chí có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước (còn gọi là nhiễm độc nước). Nguyên nhân của tình trạng này là do nạp vào lượng nước vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể.
Từ đó làm hạ natri máu, gây ra những xáo trộn điện giải do tăng lượng hydrat trong cơ thể đột ngột, khiến chức năng não bộ bị tác động và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Triệu chứng của nhiễm độc nước bao gồm đau đầu, buồn nôn, co giật cơ, có thể gây tử vong. Chính vì vậy không nên uống quá nhiều nước, đặc biệt nếu bạn thuộc một trong những nhóm người sau:
Người ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động
Video đang HOT
Hiện nay, dân văn phòng có thói quen thiếu lành mạnh là ngồi một chỗ và không tập luyện thể thao. Điều này dẫn tới nguy cơ sưng phù chân, giãn tĩnh mạch chân. Nếu ngồi nhiều và uống nhiều nước sẽ khiến máu lưu thông chậm, gây ra tình trạng chi dưới bị sưng, đau. Ngược lại, uống ít nước vừa không tốt, vừa tăng nguy cơ sỏi thận. Giải pháp lúc này là uống đủ lượng nước cần thiết, chịu khó đứng dậy đi lại và tăng cường tập luyện thể thao.
Người ra nhiều mồ hôi sau khi thể dục hoặc làm việc nặng nhọc
Khi cơ thể tiết ra một lượng lớn mồ hôi sẽ dẫn đến mất nước và các chất điện giải. Nếu uống nhiều nước cùng lúc sẽ xảy ra tình trạng cơ thể hấp thu nhiều nước trong khi các chất điện giải chưa được bổ sung kịp thời. Từ đó kéo theo việc nồng độ các chất điện giải như ion natri trong máu giảm nhanh chóng, có thể gây ngộ độc nước. Trong trường hợp này, bạn nên uống nước có bổ sung đầy đủ các chất điện giải.
Người thận yếu
Các bác sĩ thường gợi ý người khỏe mạnh nên uống nhiều nước để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, với những người thận yếu, điều này chưa chắc đã thích hợp. Uống nhiều nước làm tăng lưu lượng máu, tốc độ lọc tăng lên dẫn đến gia tăng gánh nặng cho thận và làm cho tình hình xấu đi.
Người suy thận cần phải cung cấp nước vừa đủ theo khuyến cáo của chuyên gia. Khi uống nước cần chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày thay vì uống quá nhiều cùng lúc hoặc quá ít.
Người có vấn đề tim mạch
Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng thể tích máu của cơ thể kéo theo tăng tải trọng lên tim và mạch máu. Đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch thì uống nhiều nước sẽ tăng nguy cơ bị suy tim, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Người bị bệnh gan
Nếu đang bị các bệnh về gan bạn cũng cần chú ý đến lượng nước uống mỗi ngày. Khi hấp thụ quá nhiều nước sẽ khiến cho bụng tích tụ nhiều dịch gây ra tình trạng tuần hoàn dịch bị rối loạn.
Người có đường huyết cao
Uống nước nhiều không giúp làm hạ thấp chỉ số đường huyết. Ngược lại, thói quen này còn tạo thêm gánh nặng cho cơ thể và gây ra tình trạng phù nề.
Ngoài ra không nên uống nhiều nước khi uống thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, trước và sau bữa ăn, trước khi đi ngủ. Tác dụng của thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là hình thành lớp bảo vệ bên ngoài niêm mạc dạ dày bị tổn thương để ngăn ngừa axit ăn mòn thành dạ dày. Việc uống quá nhiều nước sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, uống nhiều nước trước và sau bữa ăn gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá thức ăn. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến đi tiểu nhiều hơn, làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Cẩn thận uống nhiều nước cũng gây hại
Nước rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, vì vậy uống đủ nước là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước lại có thể dẫn đến ngộ độc nước.
Lượng nước uống mỗi ngày phụ thuộc vào môi trường, cân nặng, chế độ dinh dưỡng và tính chất công việc hàng ngày
Tác hại uống quá nhiều nước
Đi tiểu quá nhiều. Thông thường, mọi người đi tiểu từ 6-8 lần mỗi ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần mỗi ngày là bạn đang thừa nước. Nước tiểu sậm màu là không tốt nhưng nếu trong veo tới không màu thì lại phải cảnh giác.
Bị chuột rút. Sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút. Điều này xảy ra lượng nước cơ thể phải đào thải quá nhiều làm giảm mức điện giải. Mức điện giải thấp có thể dẫn đến chuột rút.
Luôn mệt mỏi và căng thẳng. Khi đó thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa và điều này kích thích tuyến thượng thận (chịu trách nhiệm đối phó với căng thẳng) quá mức. Khi có quá nhiều hormone căng thẳng trong cơ thể có thể còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Hại tim. Uống quá nhiều nước có thể làm tổn thương tim bởi uống quá nhiều nước có thể làm tăng thể tích máu trong cơ thể, do đó sẽ tăng gánh nặng cho tim. Áp lực không cần thiết này thực sự có thể làm hư hỏng các mạch máu, cũng có thể dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.
Ảnh hưởng đến thận. Thận là cơ quan có chức năng lọc nước, do đó, nếu bạn uống nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận.
Tổn thương não. Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước. Ngộ độc nước có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp cực đoan có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Uống thế nào là đủ?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước này còn phụ thuộc vào môi trường sống, cân nặng, chế độ dinh dưỡng, tính chất công việc hàng ngày. Nếu bạn là người thường xuyên vận động thể chất hoặc ngồi máy lạnh cả ngày thì cần nhiều lượng nước hơn. Nếu chế độ ăn nhiều rau và trái cây thì có thể giảm uống nước bởi trong rau và trái cây cũng chứa một lượng nước nhất định. Không nên đợi khát mới uống nước.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, uống nước có lợi cho những người khỏe mạnh không gặp vấn đề về bệnh tim hoặc thận mãn tính. Những người mắc bệnh mãn tính cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng nước họ tiêu thụ hàng ngày.
Lý do nên uống nước trước khi uống trà hoặc cà phê
Trước khi uống trà hoặc cà phê, hãy đảm bảo uống một ít nước trước. Lý do là vì uống nước trước khi uống trà hoặc cà phê sẽ làm giảm hàm lượng axit trong dạ dày. Trà có độ pH khoảng 6 (có tính axit) và cà phê có độ pH là 5 (cũng nằm trong khoảng axit). Vì vậy, khi bạn uống trà hoặc cà phê, dù là vào buổi sáng hay buổi tối, chúng đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét cấp tính và ung thư. Nước cũng làm giảm ảnh hưởng của trà lên răng do chứa hàm lượng axit cao.
Lý do không ngờ đằng sau việc phát tướng của các chị em đều vì 6 thói quen này Việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ khiến cơ thể không thể giải phóng lượng calo đã nạp vào, điều này tất nhiên sẽ làm tăng lượng mỡ thừa ở vùng bụng. 1. Lười uống nước Ngồi phòng điều hòa cả ngày, cơ thể hầu như không thể ra mồ hôi, nên các chị em cũng sẽ rất ít khi thấy khát. Bên...