Những ai không nên ăn măng tươi?
Ăn măng quá thường xuyên và không đúng cách có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Măng có rất nhiều loại như măng tây, măng nứa, măng vầu, măng tre, măng trúc… Về dinh dưỡng, nó chứa hàm lượng calo thấp và rất giàu chất xơ, kali. Nhiều nghiên cứu cho thấy măng giúp giảm Cholesterol phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
Thứ hai, măng giúp phòng ngừa bệnh trĩ, viêm túi thừa và ung thư đại trực tràng. Măng cũng hoạt động như một prebiotic, cung cấp nhiên liệu cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Thứ ba, nó hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, tiểu đường loại 2, trầm cảm và béo phì, hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, măng giàu Polyphenol có hoạt tính sinh học và nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời. Chúng có vai trò giảm viêm và điều chỉnh phản ứng miễn dịch để ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính.
Ăn măng quá thường xuyên và không đúng cách có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm từ măng được cho là do chế biến măng sai cách. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ phương cách chế biến để tránh sai lầm.
Trong măng tươi chứa một lượng độc chất Cyanide taxiphyllin, goitrogens, một số tannin, oxalat và kim loại nặng, có thể gây hại cho tuyến tụy, hệ thần kinh trung ương và tuyến giáp. Cách tốt nhất là luộc măng trong nước hoặc ngâm nước muối lên men. Rửa măng tươi cũng có thể làm giảm hàm lượng cyanogen. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên tránh ăn măng sống và chưa chế biến.
Ăn măng quá thường xuyên và không đúng cách có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Đặc biệt một số người không nên sử dụng món ăn này để phòng ngừa các rủi ro cho sức khỏe.
Video đang HOT
Những người không nên ăn măng
Phụ nữ mang thai
Các chuyên gia cho biết, trong măng chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài nghĩa là cơ thể không chịu nổi chất độc.
Trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng ở nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng như nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Mặc dù, chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận bà mẹ mang thai ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, bà mẹ mang thai không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.
Người bị bệnh thận
Khi bị bệnh thận thì chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.
Người bị đau dạ dày
Đau dạ dày là một bệnh lý thường chuyển thành mãn tính, hay tái phát nhiều lần khiến không ít người bệnh nản lòng điều trị. Những bệnh nhân bị đau dạ dày phải rất cẩn thận trong việc chọn món ăn hằng ngày. Việc kiêng khem ăn uống vẫn phải thực hiện dù dạ dày của người bệnh đã hồi phục để hạn chế sự tái phát.
Măng là một trong những món ăn cần tránh cho người đau dạ dày vì trong măng chứa nhiều acid cyanhydric (khoảng 230mg trong một kg măng củ). Đây được xem là chất gây hại cho dạ dày nên những người bị đau dạ dày không nên ăn măng.
Người bị bệnh gout
Khi bị bệnh gout, cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm với tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, hay măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, cho nên bệnh nhân gout cần tránh.
Trẻ em
Phụ huynh không nên để trẻ ăn quá nhiều món ăn chứa nhiều nhựa xơ như quả sung, quả hồng giòn hay măng tươi. Đặc biệt không nên ăn những thực phẩm này lúc đói, vì lúc này thức ăn dễ kết lại với nhau tạo thành khối bã, dẫn đến tắc ruột.
Măng vầu nhồi thịt
Yên Bái là tỉnh miền núi do đó có rất nhiều đặc sản về măng rừng: Măng nứa, măng vầu, măng sặt, măng lay, măng trúc, măng giang, măng mai, măng tre...
Mỗi loại đều có hương vị riêng rất độc đáo, du khách dù chỉ mới được thưởng thức một lần cũng không thể nào quên, một trong những món ăn ngon được làm từ măng trong đó phải kể đến món măng vầu cuốn thịt. Món măng vầu cuốn thịt không cầu kỳ, phức tạp, chỉ từ nguyên liệu đơn sơ là chút măng vầu, mớ rau răm, một quả trứng, thịt ba chỉ và các loại gia vị như muối, bột ngọt... nhưng hương vị thơm ngọt của nó lại khiến ta khó có thể cưỡng lại.
Ngày xuân, lên với đồng bào Yên Bái trong mâm cơm đón khách, sẽ chẳng thể nào thiếu được món ăn chế biến từ măng vầu. Dù chế biến cách nào, cái món ăn ấy vẫn chất chứa những cái hồn hậu, mộc mạc tinh nguyên của núi rừng.
Những người sành ăn măng thì hay chọn ăn loại măng vầu cuốn thịt.
Vì như vậy mới cảm nhận hết được sự thú vị của món ăn này, cái cảm giác đắng, chát cứ mất dần sau mỗi miếng nhai nhẩn nha, thay vào đó là cảm giác thoáng ngọt bùi, hơi the the nơi đầu lưỡi, rất lạ. Và khi đã ăn một lần đều muốn ăn thêm lần sau.
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, khi nào có sấm thì măng đắng nhiều hơn, sẽ khó ăn lắm. Đến Yên Bái, du khách có thể gặp măng vầu ở khắp các góc chợ từ thành phố đến các chợ huyện vùng cao. Măng vầu là nguyên liệu mà người dân Yên Bái dùng để chế biến món "măng vầu cuốn thịt" mang hương vị vô cùng đặc biệt, món ăn không chỉ có trong bữa cơm hàng ngày mà còn xuất hiện trong các nhà hàng, hay tiệc cưới của bà con nơi đây.
Món măng vầu cuốn thịt không cầu kỳ, phức tạp, chỉ từ nguyên liệu đơn sơ là măng vầu, mớ rau răm, một quả trứng, thịt ba chỉ và các loại gia vị như muối, bột ngọt... Công đoạn đầu tiên là chọn củ to luộc trên bếp khoảng ba đến năm tiếng cho đỡ he và dễ gọt. Sau khi bỏ hết lớp vỏ già bên ngoài, người ta dùng tay bóc nhẹ lấy lớp lá non. Công đoạn này cũng cần sự khéo léo, nếu lỡ tay để lá bị rách, khi cuốn thịt dễ bị bung ra ngoài. Còn phần củ, dùng dao gọt xung quanh, dài khoảng tám đến mười phân. Nên gọt thật mỏng để tránh bị dai khi ăn.
Để làm được món măng vầu cuốn thịt, chú trọng nhất là phần nhân thịt, thường thì phải là thịt ba chỉ vì có cả mỡ lẫn nạc, măng cần có nhiều mỡ để tăng vị thơm ngon. Rau răm băm thật nhỏ, trộn đều với thịt đã xay nhuyễn và trứng, thêm một chút muối và bột nêm. Không để nhân thịt nhiều muối, như vậy măng sẽ đắng hơn, nhất là lúc chấm cùng gia vị sẽ không còn thơm và đúng chất.
Xong khâu chuẩn bị thì bắt tay vào cuốn. Những lớp lá non cuốn nhân thịt được xếp trên cùng vì dễ chín. Nên lọc lấy thịt, còn bì để dưới đáy nồi, như vậy sẽ làm măng có nhiều mỡ và không bị cháy. Khi nồi nóng lên, cho thêm một chút nước vào và luôn giữ ngọn lửa vừa phải, đun đến khi măng mềm và chín là có thể lấy ra.
Khi ăn, từng cuộn măng được xắt khúc ngắn, khoanh tròn đặt trên đĩa trông thật hấp dẫn, đẹp mắt.
Cảm nhận đầu tiên khi đặt miếng măng cuốn vào đầu lưỡi là vị ngòn ngọt, đăng đắng cùng sự béo ngậy của thịt và mùi thơm của rau răm. Trước kia, thường nước chấm được nấu lên từ mẻ, cho khoảng ba thìa mẻ vào chảo rán thật vàng rồi cho nước vào, thế là có bát nước chấm chua dịu và thơm lừng. Còn bây giờ, phần nhiều người ta dùng nước mắm tỏi ớt.
Món măng vầu cuốn thịt là sự kết hợp khéo léo giữa hương vị của món măng vầu và thịt khiến ta khó có thể cưỡng lại. Nếu có dịp đặt chân đến Yên Bái, du khách đừng quên thưởng thức món ăn dân dã mà cũng thật độc đáo nơi đây.
Món măng cuốn thịt thường được dùng để đãi khách quý vào các dịp lễ, tết, những ngày vui của gia đình, làng bản. Chỉ cần một đĩa măng cuốn, cơm nếp chín và rổ rau cải non làm rau ghém là mâm cơm đã được xem là thịnh soạn.
Vị ngọt của những món đắng Nếu liệt kê ra thì sẽ có rất nhiều món ăn mang vị đắng, ví dụ như mướp đắng, măng đắng, rau đắng, cà đắng... Cái vị đắng ấy điển hình đến mức đã thực sự trở thành tên gọi. Nhưng với những người không ăn được thì chỉ một miếng cũng không bao giờ thử, ngược lại những ai ăn được lại...