Những ai không được ăn xôi buổi sáng?
Xôi ngon bổ dưỡng và no lâu nhưng có những đối tượng do thể chất đặc biệt nên không được phép sử dụng vào bữa sáng.
Xôi là món ăn tiện lợi, nhiều dinh dưỡng vào buổi sáng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên có những đối tượng nên tránh do cơ địa và tình trạng sức khỏe.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân bị đau dạ dày
Mặc dù xôi cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể bạn nhưng xôi lại không phải là thực phẩm thích hợp dành cho người bị đau dạ dày. Đặc biệt, ăn xôi vào buổi sáng càng khiến cho tình trạng tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Gạo nếp dù là thành phần lành tính nhưng khi chế biến thành xôi, đây lại là thực phẩm khó tiêu, dễ khiến tình trạng tăng acid dạ dày xảy ra, khiến người có các vấn đề về tiêu hóa dễ bị trào ngược, ợ hơi, ợ chua và khó chịu.
Video đang HOT
Người béo phì, cơ địa nóng
Những người đã béo, hoặc muốn giảm cân thì nên tránh món xôi nếp, càng không nên ăn xôi buổi sáng thay cơm bởi tinh bột dồi dào, ăn nhiều sẽ bị tăng cân. Bên trong xôi có chứa nhiều thành phần khá nóng chính vì thế khi ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn bị “nóng trong”, dễ nổi mụn. Do đó người nào có cơ địa nóng thì nên hạn chế món này. Những người hay bị nổi mụn trứng cá cũng không nên ăn xôi buổi sáng, bởi cơ địa đã bị nóng, ăn vào càng sinh mụn và nóng trong người.
Phụ nữ sau khi sinh con
Phụ nữ sinh mổ, bị rạch khi sinh con cũng nên tuyệt đối tránh ăn món xôi nếp, vì gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ.
Người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ
Trong gạo nếp có chất Amylopectin rất khó tiêu. Vì vậy người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ không nên ăn xôi buổi sáng quá nhiều.
Người bị mẩn ngứa, mề đay
Những người bị mẩn ngứa, mề đay cũng không nên ăn xôi nếp buổi sáng vì có thể bị dị ứng thực phẩm. Với những món ăn chế biến từ đồ nếp giúp no lâu vì chứa rất nhiều calo. Hơn nữa đây được xem là thực phẩm an toàn, không chứa hóa chất độc hại như nhiều món ăn khác. Tuy vậy, theo các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều vào buổi sáng và không quá 2 lần/tuần.
Phụ nữ có thai
Những phụ nữ có thai cũng hạn chế ăn xôi sáng, tuy xôi nếp có tác dụng trị các chứng hư lao, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai, chống lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén. Trong thành phần gạo nếp có chứa nhiều chất béo, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp no lâu.
Tuy nhiên, mẹ bầu trong quá trình mang thai thường dễ bị táo bón, nóng trong nên nếu ăn xôi sẽ dễ làm cho cơ thể bức bối, khó tiêu. Bên cạnh đó, phụ nữ khi mang thai ăn nhiều xôi dễ bị tiểu dường thai kỳ không tốt cho mẹ và bé.
Quả đào ăn ngon nhưng nếu lạm dụng sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể
Là thực phẩm có nhiều ích lợi nhưng những trái đào thơm ngon có thể khiến người sử dụng rơi vào tình trạng nguy hiểm khi lạm dụng.
Một trái đào trung bình (147g) cung cấp khoảng 50 calories, 0,5g chất béo, không chứa cholesterol và muối, 15g carbohydrate, 13g đường, 2g chất xơ và 1g protein. Loại quả này có thể cung cấp được 6% nhu cầu vitamin A và 15% nhu cầu vitamin C.
Đào là một trong những loại quả quý, có vị ngọt, màu sắc đẹp, nên nhiều người thích ăn. Và không chỉ thế, quả đào còn có những tác dụng hữu ích trong việc chữa bệnh cũng như dưỡng nhan sắc. Đào cũng là nguồn cung cấp vitamin E, vitamin K, vitamin B3, folate, sắt, choline, kali, magie, phospho, kẽm và đồng rất tốt cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, vì có tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Vì vậy, với số lượng mỗi tuần ăn khoảng 2-3 quả đào không gây hại gì cho cả mẹ và bé. Khi ăn cần gọt vỏ để hạn chế lông ở vỏ quả đào gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng.
Từ góc độ y học cổ truyền mà nói, cơm đào có tính nóng mà vị chua ngọt, có tác dụng nhuận tràng, giải khát, thích hợp với những người bị đường huyết thấp, bệnh phổi hay cao huyết áp dùng làm thực phẩm bổ trợ trị liệu.
Nhưng đối với người có thể chất nóng thì ăn đào sẽ lại càng nóng. Do đó, những người có triệu chứng của bệnh nhiệt như miệng khô, đau họng, ra máu cam tốt nhất là không ăn hoặc ăn ít để tránh tình trạng nóng nhiệt càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh cơ thể suy nhược, nhiều bệnh trong người hay những người bệnh có chức năng tràng vị tương đối kém thì cũng không nên ăn quá nhiều đào, bởi vì trong đào có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị. Những người mắc bệnh về da, dễ nổi mụn, mề đay cũng nên ăn ít đào.
Trong đào có chứa 1 lượng lớn các phân tử chất. Ăn càng nhiều đào sẽ khiến dạ dày càng phải làm việc nhiều hơn, rất không có lợi cho cơ thể. Cũng như những bệnh nhân yếu dạ dày, trẻ em có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, khó hấp thụ được một số chất trong đào. Dùng không cẩn thận sẽ gây ra các phản ứng phụ cho trẻ.
Người bị tiểu đường cũng nên hạn chế ăn đào. Vì trong quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7gr đường. Vì vậy, người mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn.
Nguy hiểm khi dùng cyproheptadine trị biếng ăn cho trẻ Con tôi được 18 tháng tuổi nhưng cháu rất lười ăn. Người gầy gò nên cháu hay ốm vặt, đặc biệt mỗi khi thay đổi thời tiết. Thấy xót ruột cho cháu có người mách tôi mua thuốc cyproheptadine về uống sẽ giúp cải thiện tình hình ngay. Nhưng tôi cũng lo lắng không biết đây là thuốc gì và có gây ảnh...