Những ai đã cảnh báo nhằm ngăn chặn hậu quả đại án Vạn Thịnh Phát?
Có hàng loạt cán bộ ngân hàng, thanh tra, kiểm toán “dính chàm” và bị truy tố trong vụ án Vạn Thịnh Phát.
Tuy nhiên, cũng có những người liên quan nhưng được Cơ quan điều tra, VKSND tối cao không đưa vào diện phải xem xét trách nhiệm hình sự.
Cáo trạng được VKS công bố vào buổi chiều ngày xét xử thứ 2 vụ án Vạn Thịnh Phát thể hiện, nhóm 7 thành viên của Đoàn thanh tra ngân hàng Nhà nước đã tham gia thanh tra ngân hàng SCB gồm: Phạm Quốc Thịnh, Chuyên viên Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng (TTGSNH); Phạm Hồng Linh, Thanh tra viên Cơ quan TTGSNH; Nguyễn Lan Hương, Thanh tra viên Cơ quan TTGSNH; Lại Văn Bách, Phó Trưởng phòng Tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII; Bùi Vũ Hồng Trang, Phó Trưởng Phòng giám sát lĩnh vực ngân hàng, Ban giám sát tổng hợp (Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia); Phạm Thị Thùy Linh, Chuyên viên Phòng giám sát lĩnh vực ngân hàng, Ban giám sát tổng hợp (Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia); Nguyễn Hà Linh, Thanh tra viên Vụ II, Thanh tra Chính Phủ.
Đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng trong phiên xét xử ngày thứ 2
Những người này đã có sai phạm trong quá trình thanh tra và nhận tiền từ Ngân hàng SCB. Tuy nhiên, quá trình tham gia đoàn thanh tra, họ chỉ tham gia một phần việc do Tổ trưởng giao. Các báo cáo gửi Tổ trưởng và Trưởng đoàn đã phản ánh nội dung, kết quả thanh tra. Khi ký biên bản họp Đoàn chỉ được tham gia ý kiến đối với phần việc được tham gia. Một số nội dung thanh tra đã bị Tổ tổng hợp do Vũ Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh biên tập, cắt gọt, chỉnh sửa theo chỉ đạo của Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng Nhà nước.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên xét xử ngày 6/3
Xét tính chất, mức độ phụ thuộc theo ý kiến chỉ đạo, áp đặt của Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra; quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, những người này đã thành khẩn, chủ động khai báo về sai phạm và việc nhận tiền trong quá trình thanh tra, đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền nhận từ SCB (từ trước khi khởi tố vụ án), hợp tác tích cực giúp Cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ vụ án; quá trình công tác có nhiều thành tích được Cơ quan chủ quản khen thưởng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao không xem xét trách nhiệm hình sự đối với 7 cá nhân này mà đề nghị xử lý về Đảng và chính quyền là phù hợp.
Các cá nhân liên quan đến việc đưa hối lộ cho Đỗ Thị Nhàn là Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB, người trực tiếp đưa tiền cho Nhàn theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, đã chủ động khai báo chi tiết việc đưa tiền cho Nhàn và các cá nhân khác trong quá trình thanh tra, tố giác hành vi của Nhàn (từ trước khi khởi tố vụ án), hợp tác tích cực với Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, làm rõ vụ án. Căn cứ quy định của pháp luật, không xem xét trách nhiệm hình sự đối với Võ Tấn Hoàng Văn về tội “Đưa hối lộ”.
Các bị cáo nghe VKS công bố bản cáo trạng luận tội
Video đang HOT
Nguyễn Nam Tuấn (lái xe cho Võ Tấn Hoàng Văn) là người trực tiếp nhận các thùng xốp từ SCB và đi cùng với Võ Tấn Hoàng Văn đến nhà riêng đưa cho Đỗ Thị Nhàn nhưng không biết các thùng này đựng tiền và không biết nội dung thỏa thuận, làm việc giữa Văn và Nhàn, nên không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự của Nguyễn Nam Tuấn.
Riêng ông Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB, có hành vi đưa tiền cho Nguyễn Văn Hưng, cựu Phó chánh thanh tra phụ trách cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, ngân hàng Nhà nước nhưng đã bỏ trốn, xuất cảnh đi nước ngoài từ ngày 15/11/2020, Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xem xét, làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.
Ngoài ra còn có nhóm 11 cá nhân là thành viên Tổ giám sát giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022 (Ngân hàng Nhà nước) gồm: Trần Thị Hứng; Trần Thị Tuyết Mai; Phạm Công Hòa; Trần Thế Quỳnh; Nguyễn Thị Tâm Thương; Đoàn Phương Thảo; Phạm Thế Khải; Hoàng Minh Thắng; Lê Thị Thanh Nhàn; Nguyễn Hạnh Linh và Ngô Trần Kiến Quốc.
Phiên tòa truyền hình trực tuyến về Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh
Quá trình thực hiện công tác giám sát SCB từ năm 2016 đến tháng 9/2022, các thành viên Tổ giám sát đã có trên 70 lượt văn bản báo cáo, đề xuất lãnh đạo các cấp về việc kiểm tra, thanh tra SCB, đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện, kiểm soát đặc biệt nhưng không được cấp trên là Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn Thuần, Phan Tấn Trung và Nguyễn Tín chấp thuận.
Trong thời gian tham gia công tác giám sát, 10/11 thành viên Tổ giám sát được Ngân hàng SCB đưa quà vào các dịp lễ, tết với giá trị không lớn và đã tự nguyện giao nộp cho Cơ quan điều tra; đã chủ động khai báo rõ sai phạm trong công tác giám sát đối với Ngân hàng SCB, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, nên không xem xét trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân này mà kiến nghị xử lý nghiêm về Đảng và chính quyền.
Vai trò của chồng và cháu ruột bà Trương Mỹ Lan trong vụ án Vạn Thịnh Phát
Giữ vị trí chủ chốt trong các công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, Trương Huệ Vân và ông Chu Lập Cơ đã hỗ trợ đắc lực cho hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan, gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn của Ngân hàng SCB.
Ngày 6/3, phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo bước vào ngày xét xử thứ 2.
Trước đó, chủ tọa Phạm Lương Toản thông báo, HĐXX sẽ làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan) đề nghị HĐXX cho phép bị cáo được ngồi trong quá trình xét xử vì vấn đề sức khỏe.
Ngoài ra, do phần lớn các bị cáo liên quan đến giai đoạn 2 của vụ án, luật sư tham gia trong thời gian tương đối ngắn nên các luật sư đề nghị HĐXX tạo điều kiện để luật sư tiếp cận với các bị cáo.
Bên cạnh đó, nhiều luật sư cũng đề nghị HĐXX chấp thuận cho luật sư được tham gia xét hỏi cuốn chiếu để thuận lợi cho các bị cáo; tạo điều kiện cho các bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả.
Ngày xét xử thứ 2, đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng truy tố đối với các bị cáo.
Cơ quan công tố xác định, hành vi sai phạm của bà Trương Mỹ Lan đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 304.000 tỷ đồng. Hành vi sai phạm này của bà Lan được sự giúp sức của thuộc cấp và đặc biệt là sự hỗ trợ đắc lực của chồng và cháu gái.
Ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) nguyên là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Times Square, nắm giữ tới 99,26% cổ phần tại công ty này.
Theo cáo buộc của VKSND Tối cao, năm 2012, dưới sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, ông Chu Lập Cơ đã lập hồ sơ vay vốn tại SCB nhằm cơ cấu các khoản nợ xấu. Cả hai vợ chồng bà Lan thống nhất sử dụng tài sản dự án Times Square (quyền sử dụng đất thuê và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất thuê là cao ốc phức hợp văn phòng - khách sạn - căn hộ cao cấp - trung tâm Thương Mại Times Square) để đảm bảo cho các khoản vay.
Ngày 10/12/2012, ông Chu Lập Cơ đã ký biên bản họp Đại hội đồng cổ đông Công ty Times Square, chấp thuận thế chấp tài sản bảo lãnh nợ vay cho các cá nhân, tổ chức do bà Trương Mỹ Lan chỉ định.
Từ tháng 12/2012 đến tháng12/2014, ông Chu Lập Cơ đã giúp bà Trương Mỹ Lan hợp thức hóa hồ sơ vay vốn khống, giải ngân tiền vay tại SCB cho 73 khoản vay của 67 khách hàng. Tổng số tiền ngân hàng giải ngân là gần 30.000 tỷ đồng, thời hạn vay vốn 5 năm. Toàn bộ số tiền này được sử dụng cho mục đích riêng của bà Lan.
Đến năm 2017, do phương án vay vốn là lập "khống", các khoản vay chỉ dùng trả nợ xấu, không có nguồn để thu hồi gốc và lãi nên các khoản nợ đến hạn không thể trả. Bà Lan lại thuyết phục chồng ký biên bản họp HĐQT Công ty Cổ phần Times Square để tiếp tục sử dụng tài sản của công ty thế chấp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ vay cho 54 khách hàng. Việc này nhằm gia hạn nợ đang vay SCB.
Cơ quan điều tra xác định, ông Chu Lập Cơ đã giúp sức cho vợ rút tiền, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 9.116 tỷ đồng.
Là cháu ruột nên bị cáo Trương Huệ Vân được bà Trương Mỹ Lan hết sức tin tưởng, coi như cánh tay phải đắc lực của mình.
Trương Huệ Vân được bà Lan giao cho giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Thịnh Phát và điều hành nhiều công ty khác nhau trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Eurasia Concept và điều hành hoạt động Công ty CP Lavifood, Công ty Tanifood, Công ty CP Sài Gòn Galleria.
Với vị trí được giao, theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân đã thành lập 52 công ty "ma", tạo lập 155 khoản vay khống để rút tiền từ Ngân hàng SCB.
Trương Huệ Vân bị xác định là đồng phạm giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 1 ngàn tỷ đồng của SCB. Với hành vi này, Huệ Vân bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Tham ô tài sản".
Ai đã "ngó lơ" để Trương Mỹ Lan gây thiệt hại hơn 677 ngàn tỉ đồng? Ngày 6/3, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát. Đáng lưu ý, đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án này có hơn 10 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước với đủ chiêu tiếp tay Lan gây án. Bị cáo Nhàn tại phiên tòa sáng 6/3. Theo đại điện...