Những ai cần hạn chế ăn hành tây?
Hành tây là loại thực vật rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, kiểm soát đường huyết và nhiều lợi ích khác.
Nhiều người thích ăn hành tây trong khi số khác không thích hành tây do mùi hương nồng của chúng.
Hành tây chứa rất nhiều nước và có hàm lượng chất béo thực vật rất thấp. Trong 100g hành tây có khoảng 40 calo, 1,1 g protein, 146 mg kali, 4 mg natri cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Các dưỡng chất trong hành tây các tác dụng ngăn ngừa ung thư, kháng viêm và góp phần kiểm soát đường huyết. Ảnh PEXELS
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo những người mắc bệnh Crohn, một loại bệnh viêm đường ruột mạn tính, cần tránh ăn hành tây. Bệnh Crohn có thể gây viêm ở bất kỳ vị trí nào trong ruột nhưng thường xuất hiện nhất là ở ruột non và đại tràng. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài này gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu như đau bụng, mệt mỏi, sốt, tiêu chảy, sụt cân và một số triệu chứng khác.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh Crohn có thể bị sỏi thận, thiếu máu hoặc viêm ở những vùng khác của cơ thể như gan, mắt hoặc da. Dù nguyên nhân gây bệnh Crohn chưa rõ ràng nhưng một số loại thực phẩm nhất định có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khi viêm ruột đang bùng phát, trong đó có hành tây.
Nguyên nhân của tình trạng này là do hành tây thuộc vào nhóm các thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao, có thể khiến triệu chứng Crohn trở nên tồi tệ hơn. FODMAP là các carbohydrate chuỗi ngắn, được tạo thành từ một vài loại đường liên kết với nhau. Tuy nhiên, các loại đường này ruột không thể tiêu hóa, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng hoặc đau dạ dày.
Ngoài ra, khi tình trạng viêm ruột của bệnh Crohn bùng phát, người mắc sẽ cần giảm lượng chất xơ nạp vào. Điều đó có nghĩa là họ cần tránh xa các loại rau củ tươi, trong đó có hành tây.
Trong 100 g hành tây có khoảng 1,7 g chất xơ. Dù lượng chất xơ này không phải là quá cao nhưng người bệnh cũng cần hạn chế ăn nhiều chất xơ cho đến khi các triệu chứng tiêu hóa thuyên giảm. Họ cũng cần tuân thủ theo chế độ ăn ít FODMAP.
Cụ thế, khi các triệu chứng đang bùng phát, người bị Crohn cần hạn chế giảm tạm thời các thực phẩm FODMAP như hành, tỏi, lúa mì, đậu lăng và các món có nhiều đường lactose, fructose. Tuân thủ chế độ ăn này có thể giúp giảm hiệu quả tình trạng chướng bụng và khó chịu trong ruột, theo Healthline.
Gà nấu chao đổi món cuối tuần
Miếng gà chín vàng ươm, thấm đẫm gia vị, có vị chao thoang thoảng cùng hương thơm ngọt của rượu rất lạ miệng và rất ngon.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
3 hoặc 4 đùi gà
Vài viên chao đỏ
Rượu trắng (mình dùng vang đỏ vì thích mùi vang)
Ớt, sả, hành tây, tỏi
Thực hiện:
Bước 1:
Ớt, sả băm nhỏ.
Gà làm sạch, chặt đôi, khứa lên thân gà cho gà dễ ngấm gia vị.
Tỏi băm nhỏ.
Hành tây băm nhỏ, xắt khoanh.
Rượu rót ra 1 bát nhỏ.
Chao múc ra 2 hoặc 3 muỗng nhỏ cùng với nước chao.
Bước 2:
Ướp tất cả gia vị với gà (trừ hành tây xắt khoanh), thêm 1 muỗng nhỏ muối, 2 muỗng đường, muỗng hạt nêm.
Trộn đều, đậy kín để ít nhất 1 tiếng cho ngấm.
Bước 3:
Làm nóng chảo trên bếp với chút dầu ăn, cho gà vào chiên vàng.
Đến khi gà vàng thì cho hành tây cùng nước xốt ướp gà còn thừa vào, để lửa liu riu cho ngấm, nêm lại cho vừa ăn.
Bước 4:
Nếu thích có chút nước xốt bạn có thể thêm ít nước, chú ý đừng thêm nhiều gà sẽ mất vị.
Đun đến khi gà chín mềm vừa ý thì lấy ra đĩa, ăn nóng với cơm.
Món gà nấu chao rất hay được mình lựa chọn làm món ăn cuối tuần vì nó dễ ăn, có thể ăn kèm với cơm, với bánh mì hoặc làm món nhậu mà đặc biệt đây là món rất ngon miệng vì mùi thơm của rượu, vị ngọt của thịt gà, hành tây, vị cay cay nồng nồng của sả ớt, thích hợp cho những ngày đông lạnh.
Trứng gà non chế biến theo công thức này đảm bảo đậm đà ứa nước miếng Trong thời tiết se lạnh, còn gì bằng khi được thưởng thức một đĩa lòng gà trứng non cháy tỏi thơm ngon cùng cả gia đình. Nguyên liệu: - Lòng gà 500gr - Trứng gà non 300gr - Hành tím băm 1 củ - Tỏi băm 1 củ - Hành tây 1 củ - Bơ thực vật 10gr Cách làm: - Lòng gà...