Những 9X vượt khó để tỏa sáng trong học tập
Đều xuất thân từ những gia đình khó khăn, có em mồ côi, có em mang bệnh thiếu tiền chữa trị, có em thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Dù vậy, tinh thần ham học tập của các em vẫn cháy sáng không ngừng.
“Em ước có cái bàn để ngồi học…”
Phùng Thị Mỹ Trinh (dân tộc Nùng), học sinh lớp 8/3, trương THCS Ngô Quyên, Sông Ray, Câm My, Đông Nai là một tấm gương sáng điển hình về nghị lực vượt khó. Sinh ra trong gia đình nghèo, lại có 5 chị em đang trong độ tuổi ăn học. Mồ côi cha, mẹ thì bệnh tật triền miên nên ít người thuê làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cuộc sống sẽ không chật vật hơn nếu anh trai Trinh không đột nhiên mắc bệnh hiểm nghèo, cái ăn cái mặc bắt đầu thiếu thốn. Bản thân Trinh ngoài giờ học, hàng ngày em phải làm việc hết sức tất bật. Sáng dậy sớm giặt quần áo cho mẹ và hai em, quét dọn nhà cửa, chăm gà, vit trước khi đến lớp, thời gian rảnh rỗi khác mấy chị em phải xúm nhau bóc hạt điều, hay lên rẫy phụ việc cho lối xóm. Hầu như em chưa bao giờ bỏ phí thời gian. Những bộ đồ cũ kỹ của chị em Trinh cũng do bà con cho và chị em thay nhau mặc. Vậy mà năm nào Trinh cũng được danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc toàn diện.
Nền nhà là bàn học của mấy chị em Trinh
Ước mơ của em thật giản dị, giản dị đến mức nhiều người không gọi đó là một ước mơ: “Em ước có cái bàn để ngồi học chứ không phải nằm xuống sàn học như bây giờ nữa. Mỗi khi nằm học em thường bị đau ngực nên học được một lúc lại phải nghỉ ngơi vài phút cho hết đau rồi học tiếp. Em ước có một chiếc xe đạp để đi học chứ không phải đi bộ 6 km như bây giờ, thời gian này em có thể phụ giúp mẹ nhiều việc hơn”.
Học để có một cuộc sống khỏe mạnh
Đó là mơ ước của Lê Thị Hoa Sim học sinh lớp 6 trường THCS Phan Chu Trinh, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Từ năm 2006, Hoa Sim đã mang trong mình căn bệnh viêm phúc mạc mật. Em phải phẫu thuật nhiều lần mới có thể khỏe mạnh để đi học được. Cơn đau bụng quằn quại khiến em không thể đứng dậy nổi để đi học suốt 1 năm trời. Hết cơn đau này, tiếp cơn đau khác, 2 năm sau em lại bị hành hạ bởi bệnh nang đường mật. Để có được cuộc sống bình thường em phải phẫu thuật để cắt túi mật. Thế nhưng hiện nay những cơn đau bụng lại liên tiếp xuất hiện và hành hạ em. Bác sĩ kết luận là bị co giãn đường ống mật, sỏi mật và sỏi rải rác trong gan.
Video đang HOT
Lê Thị Hoa Sim trong lớp học
Vì dành quá nhiều thời gian để chăm sóc cho em nên ba em bị mất việc. Hiện nay cả gia đình chỉ chờ vào đồng lương làm thuê của mẹ để nuôi 3 anh chị em, em ăn học và điều trị bệnh cho em. Đến nay, nợ nần mỗi lúc mỗi tăng lên nhưng sức khỏe của em vẫn chưa được bình phục. Dù vậy, vượt lên bệnh tật triền miên em vẫn luôn giữ vững danh hiệu học sinh xuất sắc suốt nhiều năm học liền. Có ai ngờ cô bé đang mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo kia lại có nhiều ước mơ. “Em ước mơ sau này sẽ được làm cô giáo dạy cho những em học sinh nhỏ, giúp những học sinh nghèo khó như em có cơ hội tới trường” – em tâm sự.
Trên đây chỉ là hai tấm gương tiêu biểu về nghị lực vượt khó học giỏi trong nhà trường phổ thông. Mỗi em học sinh là một tấm gương sáng và có một hoàn cảnh rất đáng thương, rất đáng được hỗ trợ, quan tâm để trở thành người có ích cho xã hội.
Hiện nay còn có rất nhiều tấm gương học sinh giàu nghị lực nhưng gặp nhiều khó khăn từ vật chất lẫn tinh thần như thế. Thông qua hội thi viết “Đuốc Sáng Đông Du” – một chương hỗ trợ giáo dục mà các em học sinh ấy đã được phát hiện và tôn vinh, trở thành một tấm gương học tập. Hơn hết, thông qua chương trình các em còn nhận được học bổng hỗ trợ học tập và sự quan tâm sâu sắc từ cộng đồng.
Ngày 04/11/2010 BTC hội thi “Đuốc Sáng Đông Du” đã có chuyến đi thực tế thứ 6 tới Tỉnh Tây Ninh và các quận: Q.4, Tân Phú, Bình Thạnh, Hóc Môn, Bình Chánh (TP.HCM) Ban tổ chức đã trao tặng giải thưởng “Bài viết tuần” cho 3 giáo viên, hỗ trợ 20 triệu đồng cho cô Trương Thị Bé Thơ – Giáo viên trường THCS Đông Thạnh – huyện Hóc Môn và thầy Phạm Hùng Dũng – Giáo viên trường THCS Thị Trấn, huyện Dương Minh Châu – Tây Ninh. BTC cũng tới thăm 7 trường học, trao tặng quà khuyến học cho 28 học sinh tiêu biểu là nhân vật trong bài viết tham gia hội thi. Đuốc Sáng Đông Du là hội thi viết thuộc chương trình “hỗ trợ giáo dục do Công ty Vina Kyoei và www.motibee.com phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh thầy cô tâm huyết và học sinh hiếu học hiện đang diễn ra tại TP HCM và 18 tỉnh ĐB Sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Hội thi đã thu hút trên 700 bài viết tham dự. Lễ tổng kết sẽ được diễn ra vào ngày 24/11/2010 tại Nhà hát lớn TP. HCM.
Quỳnh Anh
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gặp gỡ những gương mặt thủ khoa vượt khó
Suốt 8 năm, vừa học vừa lo nhà cửa, cơm nước, thuốc men và chăm sóc mẹ bị tai biến mạch máu não, nhưng với niềm say mê học tập, Quyên vẫn liên tiếp đạt danh hiệu HSG toàn diện, đạt giải ba kỳ thi HSG cấp tỉnh môn Sinh học, Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp tỉnh 2010...
Không ít các teen ngày nay đã tìm mọi cách để được chú ý và rất nhiều trong số ấy đang chạy theo một trào lưu toả sáng, nổi tiếng bằng nhiều hình thức như khoe thân thể, bạo lực thật đáng lên án... Cuộc sống đô thị dần cuốn các bạn vào vòng xoáy của những giá trị ảo, đến mức các bạn nhiều khi bị sự lấp lánh của những ánh sáng ảo làm lu mờ thực tại. Ít nhiều, một số bạn teen đã biến "tỏa sáng" thành từ ngữ mang nghĩa tiêu cực. Thực tế, đâu hẳn, tỏa sáng là diện hàng hiệu, chạy xe xịn, đeo túi xách có giá hàng ngàn đô, xăm mình, đi bar, gây scandal...
Bạn có bao giờ hỏi, những người bạn ở nông thôn một nắng hai sương, không biết đến quần áo hàng hiệu, quán xá lung linh ánh đèn có những cách tỏa sáng như thế nào? Có lẽ, để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy rời khỏi một chút cái ồn áo, náo nhiệt của phố thị, cùng nhau đi thăm một vòng mấy tỉnh miền Tây để gặp gỡ những bạn cùng trang lứa với chúng ta cũng đang tỏa sáng theo cách riêng của họ. Chắc chắn, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì câu trả lời chính mình tìm thấy đó.
Đầu tiên là bạn Phạm Duy Lân ở Cần Thơ. Ngôi nhà Lân ở là một ngôi nhà nhỏ đơn sơ, mái tranh, vách lá đậm nét thôn quê miền sông nước. Gia đình Lân sống bằng nghề nông và bất cứ công việc nào khi có người mướn. Hết mùa vụ, mẹ Lân lại lên thành phố làm phụ bếp, chạy bàn. Nhưng bây giờ căn bệnh gai cột sống, và rối loạn tiền đình không cho phép mẹ Lân có thể làm việc nặng nhọc như trước. Những ngày nghỉ hè ít ỏi, Lân tranh thủ theo mẹ lên thành phố chạy bàn để có tiền trang trải việc học.
Khó khăn là vậy, nhưng thành quả học tập của Lân rất đáng tự hào: danh hiệu học sinh giỏi (HSG) toàn diện 12 năm liền, đạt giải khuyến khích học sinh giỏi cấp thành phố môn Toán năm lớp 9, đạt danh hiệu học sinh giỏi (HSG) môn toán cấp thành phố năm lớp 11 và xuất sắc đạt giải III HSG Toán cấp thành phố năm lớp 12. Suốt ba năm phổ thông tại trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, điểm tổng kết các môn của em luôn dẫn đầu lớp, riêng môn Toán đạt 9.6. Đặc biệt trong kỳ thi Tuyển sinh Đại học và cao đẳng 2010, Lân đã xuất sắc đỗ Thủ khoa Trường Đại học Cần Thơ với 26.0 điểm, ngoài ra Lân cũng xuất sắc đỗ vào ngành Dược, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ với 23.5 điểm.
Giấy khen của Lân và chiếc cặp đi cùng năm tháng
Tạm biệt Duy Lân, chúng ta cùng đến Sóc Trăng gặp cô gái nhỏ nhắn Nguyễn Thị Tố Quyên - cựu học sinh trường THPT Phan Văn Hùng (xã Đại Hải - Kế Sách - Sóc Trăng). Suốt 8 năm qua, Quyên vừa học vừa lo nhà cửa, cơm nước, thuốc men và chăm sóc mẹ bị tai biến mạch máu não, nhưng bằng nghị lực, và niềm say mê học tập, Quyên vẫn phấn đấu học tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi. Quyên khiến chúng ta phải thán phục khi liên tiếp 12 năm đạt danh hiệu HSG toàn diện, đạt giải ba kỳ thi HSG cấp tỉnh môn Sinh học, Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp tỉnh 2010 và thi đỗ vào chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh của trường đại học Cần Thơ trong kỳ tuyển sinh vừa rồi.
Ông Takeshi Ohgita - Phó Tổng giám đốc Cty Vina Kyoei thay mặt cho BTC "Đuốc Sáng Đông Du" trao quà khuyến học cho Nguyễn Thị Tố Quyên
Gương mặt thứ ba chính là bạn Huỳnh Diễm My, trường THPT U Minh, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, nhà lại đông anh, chị, em. Vào lớp 10, nhà tằn tiện mãi mới mua được cho My chiếc áo dài và nó đã theo My suốt ba năm học cấp 3. Quãng đường từ nhà đến trường là một hành trình dài với không ít trở ngại, đường xá cực kì khó đi, muốn tới được lớp học My phải qua nhiều chặng, đi xuồng khoảng 20 phút rồi lại đi bộ khoảng 1 giờ 30 phút mới tới được trường. Hiện tại My vẫn nỗ lực cao độ tiếp tục đến trường để ước mơ trở thành một giáo viên trong tương lai của mình trở thành hiện thực.
Diễm My hằng ngày vượt qua những những chặng đường gập ghềnh đến trường để kiên trì theo đuổi ước mơ sư phạm
Đó là 3 trong số nhiều gương mặt tại TP HCM và 18 tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ được giới thiệu trong hội thi "Đuốc Sáng Đông Du". Đây là Hội thi viết nhằm Thắp sáng tài năng hiếu học và tôn vinh thầy cô tâm huyết.
Điểm chung của tất cả các bạn là đều vượt qua được khó khăn của gia đình và bản thân, dù không ít lần có bạn muốn bỏ cuộc, nhưng rồi tinh thần mạnh mẽ, lạc quan, tin tưởng vào tương lai và ánh sáng thành công đã giúp các bạn đứng vững để theo đuổi ước mơ của mình. Các bạn ấy thật đáng để chúng ta yêu mến, cảm phục phải không các bạn.
Sự tỏa sáng, không phải lúc nào cũng được tung hô một cách rầm rộ, màu mè, đôi khi đó chỉ là sự giản dị, sẻ chia chân thành từ trái tim của gia đình, bạn bè, và những người láng giềng xung quanh. "Giông tố thiên nhiên có thể trơ ngai bước chân em tới trường, nhưng giông tố trong lòng em là thử thách tôi luyện nghị lực của em" lời chia sẻ của bạn Phùng Thị Mỹ Trinh (dân tộc Nùng, Đồng Nai) cũng chính là nghị lực chung của tất cả các bạn học sinh được tôn vinh trong hội thi "Đuốc Sáng Đông Du" lần này. Phía trước vẫn là một con đường học vấn rất dài, chúng ta cùng chúc cho ước mơ của các bạn ấy thành công, các bạn nhé.
Hội thi "Đuốc Sáng Đông Du" với chuyến đi thực tế 4 tỉnh miền Tây "Đuốc Sáng Đông Du" là hội thi viết nhằm thắp sáng tài năng hiếu học và tôn vinh thầy cô tâm huyết trên địa bàn 18 tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và TP HCM. Trong hai ngày 29 và 30/9/2010, Ban tổ chức Hội thi viết "Đuốc Sáng Đông Du" đã tổ chức chuyến đi thực tế tại 4 tỉnh miền Tây. Chuyến đi đã hỗ trợ được 1 giáo viên tại Long An số tiền 20 triệu đồng để sửa nhà, thăm Sở giáo dục đào tạo Sóc Trăng và 4 trường học tại Cần Thơ và An Giang, tặng quà khuyến học cho 17 học sinh, thăm trực tiếp gia đình của 4 học sinh nghèo và trao tặng giải thưởng "Bài viết tuần" hay nhất cho 2 giáo viên tham gia hội thi viết. Kết thúc chuyến đi thực tế tháng 9 đã hỗ trợ 33.1 triệu đồng đến tận tay các thầy cô và học sinh. Hội thi vẫn đang diễn ra tại www.duocsangdongdu.com
Hùng An
Theo BĐVN
"Khổ mấy cũng phải học" Niềm mong mỏi của cả nhà và cũng là ước mơ vào giảng đường của Võ Nữ Thanh Thân (thôn Tân Mỹ, Ninh Xuân, Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thành hiện thực khi Thân đỗ CĐ Sư phạm Nha Trang. Giờ đây cô bạn mồ côi cả cha và mẹ đang nỗ lực vượt khó... Vươn lên trong đau thương Thanh Thân là...