Như hình thức của một vở kịch
Theo các chuyên gia giáo dục, dự giờ, thao giảng là hoạt động nhằm kiểm tra đánh giá GV, HS. Nhưng khi gắn với xếp loại, đánh giá thì sẽ biến những tiết dự giờ nặng về hình thức, không phản ánh đúng thực tế.
Ảnh minh họa
Một phụ huynh có con đang học lớp 5 ở một trường tiểu học thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội kể: Hôm nay, con tôi nói lớp có các thầy cô khác dự giờ học. Để có buổi dự giờ hôm nay, cô giáo và các con đã luyện tập khá kỹ từ nhiều tuần trước, đến nỗi không có thời gian để cô giáo chấm bài. Và chỉ một già nửa lớp tham gia buổi dự giờ, với các em có học lực tốt. Các học sinh này được dặn dò kỹ phải học thuộc và trả lời câu hỏi như thế nào.
Nhiều giáo viên thì cho biết theo quy định hằng năm mỗi giáo viên đều phải thực hiện những tiết dạy để trường dự giờ, qua đó đánh giá năng lực chuyên môn và kỹ năng giảng dạy. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá giáo viên trong suốt cả năm học. Tiết dự giờ thường được báo trước nên vì vậy, hầu hết giáo viên khá chăm chút cho những giờ dạy này. Cả thày và trò cùng tập dượt kỹ lưỡng trước làm cho tiết dự giờ khác xa với những tiết học bình thường.
Chia sẻ về tiết dự giờ, một giáo viên mầm non tại TP HCM, cho hay: “Trước khi đăng ký đề tài, bài giảng đương nhiên là phải khảo sát, nếu trên 50% số trẻ nắm bắt được nội dung thì mới lựa chọn. Và trong quá trình khảo sát học sinh cần phải lưu ý trò nào ổn nhất để gọi phát biểu khi thao giảng”. Tuy nhiên, theo GV trên, cách làm này khá mất thời gian và dễ không như ý nên tốt nhất là dạy trước, chọn từ 3 – 5 HS nhanh nhẹn, dặn dò khi cô hỏi thế này thì bạn A trả lời, khi cô nói cô cần cái gì thì bạn B chạy đi lấy cho cô, ai sẽ chạy lên dán hình cho cô… Đến khi vào tiết, những HS còn lại chỉ việc ngồi trật tự, chăm chú lắng nghe”.
Một cựu hiệu trưởng trường THCS chia sẻ, nói chung giáo viên rất thích những lối mòn quen thuộc, họ lựa chọn và thao tác theo khuôn mẫu mà không cần biết điều đó có phù hợp, có hiệu quả hay không. Nhiều người dốc sức làm cho tiết dạy vuông vắn nghiêm túc nhưng lại không cần biết mình làm như vậy được gì? Học trò được thụ hưởng như thế nào? Cần làm gì để tốt hơn? Khi họ máy móc thì cũng dễ quên đi mục tiêu quan trọng nhất trong giáo dục là họ trò cần được tin tưởng, được trao nhiệm vụ để thể hiện khả năng, năng lực. Dự giờ được báo trước, ai phát biểu trước và nói thế nào… đang khiến tiết dạy đánh giá giáo viên trở thành hình thức của một vở kịch.
Thật lạ, một tiết dạy đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bỗng biến thành một tiết dạy khả năng diễn xuất ư? Sự tương tác giữa thày và trò trong quá trình học là vô cùng quan trọng. Một tiết dạy thành công là ở đó có sự sảng khoái trong quá trình tìm tòi, phân tích và sáng tạo của cả thày và trò…
Theo các chuyên gia giáo dục, dự giờ, thao giảng là hoạt động nhằm kiểm tra đánh giá GV, HS. Nhưng khi gắn với xếp loại, đánh giá thì sẽ biến những tiết dự giờ nặng về hình thức, không phản ánh đúng thực tế. Hãy dự giờ đột xuất, để tìm ra những thầy giỏi, nhiệt huyết thực sự. Cùng với đó phát hiện những giáo viên yếu kém năng lực, phẩm chất để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Video đang HOT
Theo daidoanket
Làm ban giám hiệu liệu có sướng như giáo viên nghĩ không?
Giáo viên có cái khổ của giáo viên, Ban giám hiệu có cái khổ của Ban giám hiệu. Thiết nghĩ, bộ phận lãnh đạo nhà trường cũng có người thế này, người thế kia.
LTS: Đặt ra câu hỏi "Làm ban giám hiệu liệu có sướng như giáo viên nghĩ không?", thầy giáo Hữu Sơn - người có hơn 15 năm công tác trong ngành giáo dục đã có bài viết chia sẻ về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Gần đây, một số bạn đọc (thầy cô giáo) tiếp tục nêu kiến nghị các ban giám hiệu trường học (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) phải thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 15 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, Phó Hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.
Vì trong thực tế, một số ban giám hiệu không hề dạy, đứng lớp một tiết nào mà hàng tháng vẫn nhận đủ tiền phụ cấp đứng lớp từ 30% đến 70% theo từng khu vực.
Có giáo viên khác tập trung khai thác, phân tích, chỉ rõ thực trạng không hiếm ban giám hiệu hiện nay rất ít hoặc không bao giờ dự giờ, thăm lớp, thao giảng, bị kiểm tra hồ sơ chuyên môn, giáo án...để tập thể noi gương, để cho đồng nghiệp, cấp dưới được học hỏi, "mở mang" tầm nhìn.
Tôi có cảm giác như một số giáo viên bây giờ hay có cái nhìn định kiến, thiếu thiện cảm về đạo đức, ứng xử, vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường.
Chính vì vậy, khi viết bài, gửi các ý kiến phản hồi, họ cố tình hoặc vô tình phớt lờ, lãng quên đi các văn bản, quy định khung của nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về vai trò, trách nhiệm của Ban Giám hiệu thuộc nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành (Theo Thông tư số 16).
Sự trưởng thành của các thế hệ học trò có vai trò rất lớn của từng thầy cô giáo và ban giám hiệu - giữ vai trò định hướng, tạo môi trường học tập tốt để học trò phát huy thế mạnh của bản thân.
Nói thật, thời gian trước đây, khi chỉ là giáo viên bình thường chưa làm tổ trưởng chuyên môn (từ năm 2001 đến năm 2011), làm Phó hiệu trưởng (từ năm 2012 đến nay), tôi cũng có những suy nghĩ lệch lạc, không đúng về vai trò, trách nhiệm lãnh đạo đơn vị.
Tôi và một số đồng nghiệp từng rất khó chịu, bực bội trước những lời nhận xét, góp ý, chê bai quá thẳng thắn của cô tổ trưởng chuyên môn.
Tôi và một số đồng nghiệp từng ganh tị, tại sao các ông, bà ban giám hiệu không bị kiểm tra hồ sơ, giáo án, không phải thao giảng tổ, hội đồng, còn giáo viên đợt nào, năm nào cũng phải kiểm tra, thao giảng.
Tôi và một số đồng nghiệp từng nói xấu sau lưng lãnh đạo nhà trường, mấy ông, mấy bà toàn giỏi nói, chỉ tay, chơi không, chẳng làm cái gì, bắt giáo viên làm đủ thứ, thấy mà ghét...
Nhưng kể từ khi làm tổ trưởng chuyên môn (10 năm), làm Phó hiệu trưởng (đã hơn 6 năm), tôi thấy mình đã hồ đồ, ngộ nhận, đánh giá không đúng về những người quản lý ở tổ, nhà trường.
Có lẽ, tôi (cũng như nhiều giáo viên) hiện nay chưa nắm đầy đủ các quy định của ngành, chưa hiểu hết tính chất, công việc của người quản lý, thấy họ không làm như giáo viên là cho rằng họ thật sướng, chơi không, giỏi bắt bẻ anh, chị, em giáo viên.
Trải qua, 15 năm làm tổ trưởng, Phó hiệu trưởng, tôi càng đồng cảm, thấm thía với nỗi vất vả, nhọc nhằn của nhà quản lý tại cơ sở.
Chúng tôi đủ cái lo cho cái chung của tập thể, nhà trường. Mọi chuyện, sai sót này nọ chúng tôi đều phải gánh, chịu trách nhiệm cả.
Chúng tôi nói ra đây không phải để kể lể công trạng, thành tích mà mong sao các thầy cô giáo cùng thấu hiểu, chia sẻ.
Giáo viên có cái khổ của giáo viên, Ban giám hiệu có cái khổ của ban giám hiệu.
Tôi thiết nghĩ, bộ phận lãnh đạo nhà trường, một số nơi cũng có người thế này, người thế kia khiến giáo viên bất bình, khó chịu nhưng nhìn tổng thể, phần lớn họ là những hạt nhân lãnh đạo, được rèn luyện, trưởng thành từ giáo viên, từ các cơ sở giáo dục và đang tiếp tục phát huy, làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, đêm ngày đầy trăn trở, nghĩ suy, tìm các giải pháp khả thi để hoạt động, chất lượng giáo dục nhà trường không ngừng cải thiện, vững mạnh.
Một số thầy cô giáo cứ toàn nhìn và nghĩ Ban giám hiệu là xấu, là hư hỏng... thì liệu có được ổn định, nhiều trường phát triển, chất lượng giáo dục tốt như hôm nay không?
Ông bà từng đúc kết: "Một người lo bằng kho người làm" quả thật không sai.
Vì vậy, các giáo viên cần có cái nhìn nhân văn, công tâm về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
Theo giaoduc.net.vn
Đang có một cuộc chiến không khoan nhượng giữa các trường Không ít giáo viên bức xúc "thao giảng kiểu này chẳng học được gì chỉ cái tổ cãi nhau mệt người". LTS: Cho rằng, đã đến lúc cần chấm dứt ngay kiểu dự giờ vô bổ như nhiều địa phương trên cả nước vẫn đang thực hiện, tác giả Băng Thanh đã có bài viết chia sẻ. Tòa soạn trân trọng gửi đến...