Nhu cầu thanh lý, ký gửi hàng hiệu tăng cao
Theo CEO Tạ Xuân Hiển, rất nhiều tín đồ thời trang liên hệ Joolux để ký gửi, thanh lý những món hàng hiệu không dùng đến.
Từ đầu năm đến nay, Joolux nhận được hàng nghìn lời đề nghị ký gửi, nhờ bán các món hàng hiệu từ người trẻ khắp trong Nam, ngoài Bắc. Đa phần là túi xách, giày mới dùng một, hai lần, ít trầy xước và còn mới. Trong đó, phần nhiều là sản phẩm xa xỉ từ Chanel, Louis Vuitton, Dior, Gucci hay Saint Laurent…
“Nhiều người có thói quen shopping thả ga dẫn đến tủ đồ luôn trong tình trạng quá tải. Nhiều túi xách, giày, trang phục… chỉ mang vài lần, sau đó nằm sâu trong góc, thậm chí có đồ còn chưa tháo mác. Vứt thì không nỡ, nhưng giữ lại thì quá chật chội. Do đó, nhu cầu dọn dẹp tủ đồ, thanh lý, ký gửi hàng hiệu tăng vọt dịp cuối năm. Ngoài ra, không ít người còn muốn chừa chỗ đón những sản phẩm mới hợp mốt hơn”, CEO Tạ Xuân Hiển cho hay.
CEO Joolux lý giải khi gửi đồ cho bên thứ ba, mọi người có thể yên tâm, không phải bận rộn rao bán hay tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
“Bên thứ ba sẽ thực hiện mọi quy trình, từ kiểm định tính chính hãng, tiếp thị sản phẩm đến bán hàng. Họ sẽ thay bạn bán sản phẩm đến tay khách hàng nhanh nhất”, CEO Tạ Xuân Hiển nói thêm.
Thanh lý, ký gửi được xem là giải pháp chuyên nghiệp, giúp tín đồ thuận tiện bán những món hàng hiệu không dùng đến.
Dịp này, Joolux – sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng – triển khai chương trình ký gửi tháng 11, giúp khách thanh lý đồ nhanh nhất thông qua phương thức bán hàng đa kênh cùng kế hoạch quảng cáo chuyên nghiệp.
Đơn vị thiết kế gói truyền thông chi tiết cho từng sản phẩm, đầu tư ý tưởng chụp hình theo từng thương hiệu, hợp tác với các đối tác truyền thông nhằm tiếp cận rộng rãi tệp khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, Joolux còn tổ chức các sự kiện mở bán offline, online nhằm đẩy nhanh đồ ký gửi trong 30 ngày.
Ngoài ra, khách ký gửi sẽ nhận nhiều ưu đãi đặc biệt như: giảm chi phí kiểm định, bảo dưỡng sản phẩm, tặng gói truyền thông hiệu lực lên đến 6 tháng.
Video đang HOT
Doanh nghiệp cũng hỗ trợ miễn phí bảo dưỡng hàng hiệu trước khi đăng bán. CEO Tạ Xuân Hiển cho biết: “Khách có thể thu về khoản tài chính lên đến 70% giá trị sản phẩm. Với tiêu chí: thanh khoản nhanh – quy trình tinh gọn, Joolux là địa chỉ thanh lý uy tín được nhiều người lựa chọn”.
Joolux đặt mục tiêu đẩy nhanh những thương hiệu phổ biến như Chanel, Louis Vuitton, Gucci, Dior, Celine, Saint Laurent…
Các thương hiệu Louis Vuitton, Dior, Gucci, Saint Laurent… được ưu tiên đẩy mạnh trong một tháng với gói truyền thông rộng rãi, tần suất dày đặc. Joolux cũng áp dụng ưu đãi khi sản phẩm vẫn còn đăng bán trên sàn đến 90 ngày hoặc khách có thể lấy về sau thời gian trên.
Theo CEO Xuân Hiển, chương trình “Ký gửi tốc hành” dành cho Chanel dòng Classic sẽ cam kết đẩy hàng trong 10 ngày. Joolux sẽ hoàn 100% chi phí kiểm định, hỗ trợ phí vận chuyển và tặng voucher dịch vụ spa. Sau 10 ngày, nếu sản phẩm chưa được thanh lý, khách có thể mang về hoặc gia hạn ký gửi với các ưu đãi.
Lý do Hàn Quốc áp dụng quy tắc 'mỗi người một túi Chanel'
Chanel Hàn Quốc giới hạn khách hàng chỉ được mua một túi cho mỗi người. Biện pháp đưa ra giữa bối cảnh cơn khát hàng xa xỉ ngày càng tăng.
Theo SCMP, Chanel giới hạn số lượng túi xách mà khách hàng có thể mua được sau khi lượng sản phẩm bán lại ngày càng tăng. Trước các cửa hàng ở Seoul, hàng dài người đứng từ sáng sớm để có thể "lao vào cửa hàng ngay khi mở cửa". Họ đợi trong nhiều giờ để có thể mua một mẫu túi xách cho bản thân. Trong khi đó, nhiều người muốn săn túi để bán lại với mức giá cao hơn.
Một khách hàng mua lại túi cho biết: "Tôi quá mệt mỏi với những lần chờ đợi mở cửa. Tôi không có thời gian". Cô sẵn sàng trả thêm cho người bán khoảng 250-340 USD để sở hữu túi thay cho những khó khăn phải trải qua khi mua trực tiếp ở cửa hàng.
Nhiều người xếp hàng để mua sản phẩm của Chanel tại Lotte Department Store ở Seoul. Ảnh: Yonhap.
Giới hạn sản phẩm để tăng tính độc quyền
Hypebeast nhận định việc giới hạn lượng mua sản phẩm giúp thương hiệu tăng tính độc quyền. Tinh tế, đắt đỏ và độc quyền là những giá trị mang lại vị thế sang trọng cho một thương hiệu, theo Forbes.
Nếu loại bỏ tính độc quyền và quý hiếm, các thương hiệu sẽ mất đi vẻ "bóng bẩy". Điều này tương tự với việc nhiều khách hàng sẵn sàng chi tiền cho kim cương và đá quý. Vì nó khan hiếm và độc quyền. Đây là nền tảng cơ bản để thương hiệu xây dựng sự sang trọng.
Business of Fashion khẳng định, những thương hiệu thời trang xa xỉ như Chanel, Gucci, Louis Vuitton và Dior đạt được doanh thu ấn tượng nhờ tạo ra loạt sản phảm mang tính biểu tượng và bán với mức giá cao.
Mức giá kết hợp với các chiến dịch tiếp thị phức tạp để tạo ra sự độc quyền giúp nâng địa vị thương hiệu. Đặc biệt là khi so sánh với những nhãn hàng có mức thấp hơn. Nhờ điều này, nhãn hàng xa xỉ bán được lượng lớn sản phảm cho nhóm đối tượng tiêu dùng có tham vọng.
Trong khi đó, cách để một thương hiệu duy trì tính độc quyền đòi hỏi sự cân bằng giữa quảng cáo, những chính sách khoa học.
Những yếu tố trên trở thành một trong những lý do khiến Chanel quyết định đưa ra quy tắc "mỗi người một túi trong năm". Không chỉ thương hiệu Pháp, khách hàng của Hermès chỉ được mua giới hạn hai chiếc túi cùng kiểu dáng trong một năm. Đồng thời, Rolex hạn chế người mua với mức tối đa 2 mẫu đồng hồ/năm.
Giới hạn số lượng mua giúp các thương hiệu khẳng định vị thế độc quyền. Ảnh: SCMP.
Người tiêu dùng không quan tâm dù Chanel liên tục tăng giá
Thời gian gần đây, Chanel bắt đầu hạn chế lượng túi xách mà khách hàng có thể mua ở Hàn Quốc. Trong trường hợp một số mẫu túi thông dụng, người tiêu dùng chỉ có thể mua một chiếc mỗi năm.
Hankook Ilbo đưa tin Chanel Hàn Quốc đã áp dụng chính sách mới. Trong đó, mỗi khách hàng có thể mua một túi nắp gập Timeless Classic và một túi xách Coco Handle mỗi năm. Quy tắc "mỗi người một túi trong năm" có hiệu lực với cả đồ da nhỏ, chủ yếu là ví hoặc túi.
Bên cạnh những quy tắc mua hàng, Chanel tại Hàn Quốc thường xuyên tăng giá vào tháng 2, tháng 7 và tháng 9 trong năm nay. Tuy nhiên, người tiêu dùng không quan tâm đến điều đó. Các nhà phân tích thị trường nhận thấy đại dịch làm tăng thêm cơn khát hàng xa xỉ khi nhu cầu đi du lịch nước ngoài không được thỏa mãn.
Vogue Business chỉ ra rằng các thương hiệu xa xỉ liên tục tăng giá để bù đắp những khoản chi tiêu bị ảnh hưởng do đại dịch.
Nhiều ông lớn trong ngành thời trang tăng giá để bù lại những khoản chi tiêu đã mất do đại dịch. Tuy nhiên, khách hàng vẫn liên tục tìm mua dù giá tiền đã thay đổi. Ảnh: Reuters.
Chanel không phải thương hiệu duy nhất tăng giá. Những "ông lớn" trong giới thời trang như Dior và Hermès thu hút sự quan tâm của giới truyền thông khi đưa ra quyết định thay đổi mức giá với một số sản phẩm nhất định.
Louis Vuitton tăng giá 2 lần vào tháng 3 và tháng 5. Prada đẩy cao giá của sản phẩm vào tháng 7. Trong khi đó, Gucci tăng giá từ tháng 5 đến tháng 6 ở Italy, Anh và Trung Quốc. Trước những thắc mắc về quyết định thay đổi giá tiền, đại diện của Gucci từ chối trả lời.
Tin tức tăng giá khiến người tiêu dùng xếp hàng dài trước các cửa hàng, trung tâm thương mại. Bên cạnh Seoul, những cửa hàng tại Thượng Hải, Bắc Kinh... đón lượng lớn khách hàng chờ đợi trong nhiều giờ.
Doanh số bán hàng và lượng khách giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh đã thúc đẩy các thương hiệu thao túng giá để bù cho những chi tiêu đã mất. Chiến lược này hoạt động tốt nhất ở Trung Quốc, Hàn Quốc - nơi nhu cầu mua sắm hàng xa xỉ tăng cao.
Thời trang xa xỉ Pháp đang thay đổi Dior, Chanel, Louis Vuitton đã thống trị làng mốt Pháp trong nhiều thập kỷ. Theo Forbes, nhiều nhà thiết kế trẻ đang xây dựng thế hệ tiếp theo của các thương hiệu lớn. Kenneth Ize Kể từ khi lọt vào vòng chung kết của Giải thưởng LVMH 2019, Kenneth Ize thương hiệu Ize đã tăng trưởng mạnh qua từng mùa. Bộ sưu tập...