Nhu cầu tên lửa đạn đạo không đối đất gia tăng vì căng thẳng Israel – Iran?
Giới phân tích cho rằng tên lửa đạn đạo phóng từ trên không có độ chính xác và tốc độ cao, giúp khắc phục nhược điểm của tên lửa hành trình phóng từ trên không và tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất.
Một máy bay của Israel chuẩn bị xuất kích tấ.n côn.g Iran hôm 26.10. ẢNH: REUTERS
Cuộc tấ.n côn.g của Israel vào Iran hôm 26.10 sử dụng nhiều tên lửa đạn đạo phóng từ trên không, dẫn đến nhu cầu gia tăng về vũ khí nhanh, chính xác và khiến đối phương khó phòng thủ, theo phân tích của Reuters ngày 10.11.
Việc sử dụng hiệu quả của Israel dự kiến sẽ làm gia tăng nhu cầu về vũ khí này, dù trước đó nhiều nước lớn tập trung nhiều hơn vào tên lửa hành trình và bom lượn.
Vượt nhiều hệ thống phòng thủ
Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết cuộc tấ.n côn.g trên được tiến hành theo 3 đợt đã làm thiệt hại những nhà máy tên lửa và hệ thống phòng không của Iran. Theo các nhà nghiên cứu, những hình ảnh vệ tinh thể hiện rằng trong số các mục tiêu có những tòa nhà từng được sử dụng trong chương trình hạt nhân của Iran.
Tehran bảo vệ các mục tiêu như vậy bằng rất nhiều hệ thống phòng không, theo chuyên gia Justin Bronk chuyên nghiên cứu công nghệ và sức mạnh không quân tại Viện các Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI).
Tên lửa hành trình dễ bị tấ.n côn.g hơn bởi các hệ thống phòng không tích hợp và dày đặc, khi so với tên lửa đạn đạo. Nhưng tên lửa đạn đạo thường được bắ.n từ các điểm phóng đã biết và hầu hết không thể thay đổi hướng bay.
Một chiến đấu cơ phóng tên lửa Rampage do Israel sản xuất. ẢNH: ERBIT SYSTEMS
Các chuyên gia cho biết tên lửa đạn đạo phóng từ trên không có độ chính xác, tốc độ cao như Rampage do Công ty Elbit Systems (Israel) và Tập đoàn Công nghệ hàng không Israel phát triển, có thể giải quyết được các vấn đề mà tên lửa đạn đạo trên mặt đất và tên lửa hành trình phóng từ trên không gặp phải.
Chuyên gia Jeffrey Lewis tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở California (Mỹ) cho rằng lợi thế chính của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ trên không là tốc độ để vượt qua sự phòng thủ. “Vấn đề tấ.n côn.g chính xác dường như đã được giải quyết phần lớn”, ông nhận định.
Lầu Năm Góc bác bỏ yêu cầu tên lửa của Tổng thống Ukraine Zelensky
Sự quan tâm gia tăng?
Tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, vốn được Iran sử dụng để tấ.n côn.g Israel 2 lần trong năm nay, rất phổ biến trong kho vũ khí của nhiều quốc gia, tương tự như tên lửa hành trình. Nga và Ukraine cũng sử dụng nhiều tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay có điểm phóng lưu động, nên có lợi thế hơn. “Ưu điểm là khi phóng từ trên không, chúng có thể đến từ mọi hướng, làm phức tạp thêm nhiệm vụ phòng thủ”, theo chuyên gia Uzi Rubin tại Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem, một trong những kiến trúc sư xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.
Do tên lửa đạn đạo phóng từ trên không là sự kết hợp của việc điều hướng, đầu đạn và động cơ, nhiều nước có vũ khí chính xác đã sở hữu năng lực để theo đuổi vũ khí này, theo một lãnh đạo doanh nghiệp quốc phòng phát biểu ẩn danh vì tính chất nhạy cảm của vấn đề.
“Đây là một cách thông minh để sử dụng một bộ công nghệ và các linh kiện phổ biến để biến thành một loại vũ khí mới rất thú vị, mang lại cho chúng nhiều khả năng hơn, và do đó có nhiều lựa chọn hơn, với mức giá hợp lý”, theo vị lãnh đạo.
Nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ và Anh, đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay trong Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có Israel, Nga và Trung Quốc được biết là đang triển khai vũ khí này.
Dù vậy, vũ khí này cũng không phải bất khả chiến bại trước các hệ thống phòng không. Tại Ukraine, hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 của hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất đã nhiều lần chặn được tên lửa Kinzhal của Nga.
Mỹ chưa mặn mòi?
Mỹ đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo bội siêu thanh phóng từ trên không, là mẫu AGM-183 của hãng Lockheed Martin, nhưng chưa nhận được tài trợ cho tài khóa 2025. Do có kho tên lửa hành trình và các loại vũ khí tấ.n côn.g tầm xa khác nên Washington dường như không mấy quan tâm đến tên lửa trên. Một quan chức Không quân Mỹ ẩn danh xác nhận rằng tên lửa đạn đạo phóng từ trên không hiện chưa được lực lượng này sử dụng. Hãng Raytheon của Mỹ cũng thử nghiệm phóng tên lửa SM-6 theo nhiệm vụ không đối đất, dù tên lửa phòng không này vốn được chuyển đổi mục đích thành tên lửa không đối không và đất đối đất, theo một nhà phân tích kỹ thuật quốc phòng Mỹ ẩn danh.
Chiến lược phát triển tên lửa đạn đạo của Iran đối mặt thử thách chưa từng có
Trong những năm gần đây, mặc dù Iran đã có được một số hệ thống phòng không tiên tiến, nước này vẫn ưu tiên phát triển tên lửa đạn đạo tấ.n côn.g để răn đe và tấ.n côn.g đối phương.
Tuy nhiên, chiến lược này hiện đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất.
Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các cuộc không kích và tấ.n côn.g tên lửa của Israel vào Iran ngày 26/10 dường như đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Tehran, khiến Iran rất dễ bị tổn thương nếu quyết định phát động đợt tấ.n côn.g tên lửa thứ ba vào Israel. Đặc phái viên về Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Amos Hochstein nhận định "Iran về cơ bản đang trần trụi". Một quan chức Israel cho biết chiến dịch đã "nhắm chính xác" vào phòng không Iran, khiến Tehran rơi vào "thế bất lợi". Nhiều báo cáo thậm chí còn cho rằng toàn bộ kho tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất của Iran đã bị phá hủy.
Ông Arash Azizi, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Tương lai Dài hạn Frederick S. Pardee thuộc Đại học Boston chia sẻ "Hệ thống phòng không nội địa của Iran hoạt động khá tốt nhưng không thể thay thế S-300 hoặc quan trọng hơn là S-400 mà Iran rất cần nhưng chưa có được".
Iran đã tự phát triển các hệ thống phòng không như Bavar 373 và 3rd Khordad mà nước này tuyên bố là có khả năng tương đương với hệ thống S-300.
Có nhiều lý do để hoài nghi về mức độ thiệt hại thực sự của hệ thống phòng không Iran. Theo ông James Devine, phó giáo sư Khoa Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học Mount Allison, S-300 do Nga sản xuất gồm nhiều bộ phận. Nếu một số thành phần từ mỗi hệ thống còn nguyên vẹn, Iran có thể "ghép nối" để tạo ra một hoặc hai bộ phận hoạt động được. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng không có đủ thông tin công khai để xác nhận điều này.
Lịch sử phát triển quân sự của Iran
Cuộc tấ.n côn.g của Israel là đòn trả đũa cho đợt tấ.n côn.g tên lửa đạn đạo quy mô lớn của Iran ngày 1/10. Trong nhiều thập kỷ, Tehran đã đầu tư mạnh vào kho tên lửa đạn đạo, không ngừng cải thiện độ chính xác và tầm bắ.n. Khác với đối thủ Israel - nước đã xây dựng một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới, Iran tập trung phát triển tên lửa tấ.n côn.g. Mặc dù tìm kiếm hệ thống phòng không từ Nga, Moskva vẫn chậm cung cấp. Phòng không Iran là sự kết hợp của các hệ thống Nga, một số hệ thống nội địa và các hệ thống cũ từ trước Cách mạng Iran 1979.
Ông Farzin Nadimi, chuyên gia phân tích an ninh quốc phòng và là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Chính sách cận Đông Washington, lưu ý rằng Iran sau cách mạng bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo trong cuộc chiến tranh dài với Iraq những năm 1980. Tehran phát triển chúng để đán.h bại Israel. Theo ông Nadimi, mặc dù những tên lửa này rõ ràng có thể phục vụ mục đích phòng thủ, tuy nhiên, nếu chỉ xét về tầm bắ.n, chúng "từng được dự định để bảo vệ Iran".
Thách thức hiện tại và tương lai
Trong thời kỳ Mohammad Reza Shah Pahlavi (bỏ trốn khi diễn ra cách mạng Hồi giáo Iran 1979), cầm quyền, khi Tehran là đồng minh của Mỹ, Iran đã mua một phi đội máy bay chiến đấu F-14A Tomcat - được trang bị tên lửa tầm xa AIM-54 Phoenix và tên lửa đất đối không MIM-23 Hawk.
Iran sau cách mạng Hồi giáo đã mua S-200 và máy bay chiến đấu MiG-29A Fulcrum từ Liên Xô và sau đó đặt mua S-300 vào năm 2007 nhưng phải đến năm 2016 mới nhận được. Thiếu sót quan trọng nhất của Iran là không thể phát triển được không quân và phần lớn vẫn phụ thuộc vào máy bay do Mỹ sản xuất được mua từ thời lãnh đạo Shah.
Những năm gần đây, Iran tìm kiếm máy bay chiến đấu Su-35 Flanker và S-400 từ Nga nhưng đến nay vẫn chưa nhận được. Nhu cầu của Nga cho cuộc xung đột tại Ukraine khiến việc cung cấp trong tương lai gần là không thể.
Ông Arash Azizi nhận định Moskva khá thận trọng trong quan hệ quân sự với Iran dù mức độ hợp tác ấn tượng bởi Nga cũng có quan hệ truyền thống tốt với Israel và sẽ không mạo hiểm khi cung cấp cho Iran quá nhiều vũ khí.
Về phần mình Phó Giáo sư Devine lưu ý rằng Iran đã "tận dụng cơ hội" trong vấn đề quốc phòng. Nước này đã phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và phòng không dựa trên việc sửa đổi, thiết kế ngược và nâng cấp các hệ thống nước ngoài. Ví dụ, Iran phát triển hệ thống Mershad từ tên lửa Hawk của Mỹ, vốn được đưa vào sử dụng từ năm 1959. Đối mặt với lệnh cấm vận vũ khí rộng rãi, Iran sau cách mạng buộc phải mua vũ khí kém tiên tiến hơn từ Nga, Trung Quốc và Triều Tiên đồng thời phát triển vũ khí trong nước để tránh phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp bên ngoài nào.
Cuối cùng, vị Phó Giáo sư này kết luận do không thể tiếp cận sức mạnh quân sự truyền thống, Tehran đã chuyển sang các năng lực bất đối xứng để tạo răn đe và mở rộng ảnh hưởng. Tehran đã biến điểm yếu thành điểm mạnh. Giới hạn của chiến lược này đang trở nên rõ ràng tại thời điểm này, nhưng Tehran không có nhiều lựa chọn khác. Tuy nhiên, đáng tiếc là "nếu chiến lược hiện tại tiếp tục thất bại, bước tiếp theo hợp lý của Iran là vũ khí hạt nhân".
Iran chuẩn bị tấ.n côn.g Israel mạnh hơn? Tờ The Wall Street Journal ngày 3.11 loan tin Iran đang lên kế hoạch cho một cuộc tấ.n côn.g trả đũa Israel liên quan các đầu đạn mạnh hơn và những loại vũ khí khác. The Wall Street Journal dẫn lời một số quan chức Iran và Ả Rập tiết lộ rằng Tehran đã nói với các nhà ngoại giao Ả Rập rằng...