Nhu cầu ăn uống và thức ăn của người cao tuổi
Theo các cụ ta ngày trước thì 60 tuổi đã là thọ và người ta tổ chức ăn mừng người đạt tuổi thọ đó. Ngày nay, do tình hình kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày một cải thiện tốt hơn, sức khỏe con người được bảo đảm, phần lớn các cụ 60 đến 70 tuổi vẫn còn khỏe mạnh, nhiều cụ vẫn tham gia lao động, công tác. Do đó chúng ta tạm quy định NCT là người từ 70 tuổi trở lên. Vậy nhu cầu ăn uống và thức ăn của NCT nên như thế nào để bảo đảm sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho các cụ?
Đây là vấn đề bản thân NCT ít chú ý tới. Thông thường, khi còn trẻ ăn uống thế nào lúc về già các cụ vẫn tiếp tục giữ những thói quen cũ.
1-Năng lượng khẩu phần hằng ngày:
Trong thực tế có những cụ vẫn ăn khỏe, nhưng nói chung ở tuổi ngoài 70 các cụ không lao động thể lực nhiều nữa, chuyển hóa cơ bản giảm đi từ 10 đến 15% so với thời trẻ, các hoạt động sinh lí đều giảm, do đó năng lượng của khẩu phần ăn không cần nhiều như trước nữa. Theo điều tra khẩu phần của Viện vệ sinh dịch tễ học, hệ số ăn của NCT là từ 0,7 đến 0,8 so với người trẻ đang lao động, nghĩa là nếu khẩu phần của người trẻ lao động bình thường là 2.400 calo, NCT chỉ cần trung bình từ 1.700-1.900 calo.
Về chất lượng, tỉ lệ giữa các chất protid, lipid glucid trong khẩu phần của NCT cũng không nên khác biệt lắm so với khẩu phần chung.
Số lượng protid có thể giữ mức cũ hoặc giảm bớt một ít, nhưng tỉ lệ protid động vật so với protid nói chung tốt nhất là khoảng 50%.
Số lượng chất lipid có thể giảm bớt và nên dùng dầu thực vật (dầu lạc, dầu vừng, dầu cám, dầu đậu nành, dầu hướng dương…) thay mỡ động vật để chế biến thức ăn, đề phòng xơ vữa động mạch, một bệnh rất phổ biến ở NCT dễ dẫn đến những tai biến nghiêm trọng.
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu, nhu cầu bình thường hằng ngày của một NCT khỏe mạnh như sau:
-Glucid: 50 đến 55% số calo cần thiết.
-Lipid: 30 đến 35% số calo với sự phân đều cho thức ăn chứa axit béo no và không no.
-protid: 13 đến 15% số calo, trong đó có khoảng 50% Protein động vật.
2-Về vitamin:
Cần chú ý giữ sự cân bằng trong ăn uống và thực phẩm, tránh để bị thiếu vitamin, nhất là các vitamin nhóm B, vitamin C, A và D.
Nhiều nghiên cứu đã cho biết việc sử dụng một lượng thích hợp vitamin C, vitamin E và Beta caroten có thể làm giảm nguy cơ tai biến về tim. Vitamin D rất cần thiết để bảo đảm photpho – canxi và phòng bệnh loãng xương rất phổ biến ở NCT. Thiếu máu đại hồng cầu do thiếu vitamin B9, B12 cũng gặp phổ biến trong lão khoa. Bệnh đục thể thuỷ tinh ở NCT cũng thường gặp ở những người thiếu các vitamin C, E, D và các carotenoid (vitamin A và Beta caroten). Thiếu vitamin B1, B6, B9 là nguồn gốc gây rối loạn trí nhớ thiếu vitamin B1, B3 và B12 có thể dẫn tới hội chứng sa sút trí tuệ… Vì vậy trong ăn uống của NCT càng cần chú ý đến những thức ăn có nhiều vitamin. Nên nhớ gan cá và trứng là nguồn cung cấp vitamin D, vitamin A và nhóm B. Rau quả cung cấp chủ yếu vitamin C và vitamin nhóm B, còn ngũ cốc cung cấp nhiều vitamin nhóm B, nhất là B1.
3-Về muối khoáng:
Nhu cầu của NCT cũng giống như người trẻ, nhưng khẩu phần nên có nhiều canxi. NCT có nhu cầu canxi lớn hơn, từ 1 đến 1,5g một ngày, có thể cung cấp 300mg canxi bằng 250ml hay hai cốc sữa chua.
4-Để đáp ứng nhu cầu ăn uống, NCT nên sử dụng hợp lí các thức ăn sau:
-Với ngũ cốc: Nên tránh ăn ngô chưa chế biến tốt, như ngô hạt, ngô mảnh có nhiều xơ cứng, khó tiêu hóa. Các loại cơm, bánh mì, mì sợi… dễ tiêu hóa hấp thu đều sử dụng tốt.
-Thịt, cá, trứng, sữa: Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt vì cá dễ tiêu hóa hơn. Trứng chỉ nên ăn có mức độ, còn sữa ở các nước châu Âu được coi là thức ăn lí tưởng của trẻ em và người già.
Các cụ bách niên ở nước ta phần lớn sống ở nông thôn, thức ăn chủ yếu gồm gạo mới giã, rau tươi, tôm, cua, cá… và bầu không khí trong lành.
-Rau tươi, quả chín: là những thức ăn cung cấp vitamin nhóm B, vitamin C và muối khoáng. Rau quả có nhiều chất xenluloza làm cho nhu động ruột tốt, tránh táo bón, nên khuyến khích NCT sử dụng.
-Rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, gia vị… NCT nên tránh dùng. Nếu chót nghiện nên phấn đấu bỏ đi.
-Nước: Do các cơ kém đàn hồi nên NCT thường tiểu tiện luôn và có chiều hướng uống ít nước. Chúng ta nên biết, muốn cơ thể không bị nhiễm độc, các chất bã trong cơ thể phải được đào thải ra ngoài qua phân, nước tiểu, mồ hôi. Nước uống vào cũng có ý nghĩa “rửa sạch phần trong” của cơ thể, nên uống nước rất cần thiết để giữ gìn vệ sinh và sức khoẻ. Bình thường một người cần từ 1,5 lít đến 2 lít nước một ngày, kể cả nước trong thức ăn. Nếu chỉ tính nước uống thì khoảng 1,5 lít. NCT tuy cảm giác khát có giảm, nhưng nên chú ý dùng thường xuyên các nước uống (nước trái cây, nước chè loãng, sữa, nước khoáng…) để đạt 1,2 – 1,5 lít một ngày. Nếu để cơ thể bị thiếu nước có thể gây hậu quả nặng nề.
-Đặc điểm của NCT là thiếu răng, hoặc dùng răng giả, nhai thức ăn không được kĩ, dễ táo bón vì hoạt động của cơ bụng và ruột giảm, dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy phải ăn uống điều độ, thức ăn thay đổi luôn, mềm, nát, nhiều rau tươi, quả chín và phải chú ý giữ vệ sinh ăn uống thật tốt.
Theo vietbao
Những biểu hiện của thiếu chất dinh dưỡng
Khi cơ thể phát ra các tín hiệu như khô miệng nứt lưỡi, thị lực suy giảm, miệng nứt nẻ, lợi chảy máu... thì đó là lúc cần phải bổ sung một số dưỡng chất nào đó.
Quáng gà - Có thể do thiếu hụt vitamin A
Tăng cường các thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A có nguồn gốc thực vật và động vật là cà rốt và gan lợn. Cần chú ý cà rốt đã được chế biến thành món ăn với dầu thực vật giúp cơ thể hấp thụ vitamin A tốt hơn cà rốt sống.
Các nguồn cung cấp vitamin A chủ yếu có lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, cà rốt, ớt, cà chua, cam quýt...
Vo gạo quá kỹ, hoặc ăn chay trong thời gian dài mà không có nguồn bổ sung khác dễ gây thiếu hụt vitamin nhóm B. Do đó, cần chú ý kết hợp bổ sung vitamin nhóm B cho phù hợp với chế độ ăn.
Vitamin B1 có hàm lượng khác nhau trong từng loại thực phẩm. Gan động vật, lòng đỏ trứng gà, các chế phẩm từ sữa...chứa hàm lượng vitamin B1 phong phú. Do đó, nên ăn 2-3 gram gan lợn mỗi tuần, mỗi ngày 1 quả trứng hoặc 250 ml sữa.
Vitamin B3 chủ yếu có trong gan lợn, gan gà...
Chảy máu lợi có thể do thiếu hụt vitamin C
Vitamin C là loại vitamin rất dễ bị thiếu hụt. Do đó mỗi ngày cần nạp nhiều rau quả tươi cho cơ thể. Tốt nhất khoảng 500g rau quả và 2-3 trái cây mỗi ngày. Ngoài ra, nên kết hợp cách chế biến món ăn giữa xào nấu và trộn ở dạng sa-lát.
Các nguồn cung cấp vitamin C có: rau chân vịt, cà chua, cam quýt, ớt...
Giảm vị giác có thể do thiếu hụt kẽm
Mỗi ngày cần đảm bảo 3 gram thịt nạc, 1 quả trứng, 250ml sữa. Đồng thời mỗi tuần ăn 2-3 lần cá biển để tăng nguyên tố vi lượng kẽm.
Theo Dân trí
Dẹp nỗi lo "rụng tóc theo mùa" Thu đến lá vàng rơi và tóc bạn cũng rụng rất nhiều! Hi vọng 6 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn dẹp bỏ nỗi lo "rụng tóc theo mùa" này. Theo dõi chế độ ăn uống Một chế độ ăn uống tốt cho tóc phải đảm bảo 5 thành phần dinh dưỡng thiết yếu sau: protein, lưu huỳnh, kẽm, sắt, vitamin nhóm...