Nhóm tín dụng đen lớn nhất Việt Nam bắt heo, dê của con nợ
Tại nhà chị D. các đối tượng đã bắt đi 21 con lợn thịt từ 30 đến 50kg, trong đó có 5 con heo rừng từ 60-70 kg và 21 con dê, khi bắt các đối tượng không cân đo mà chỉ bắt để tất toán nợ.
Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố 9 bị can tổ chức tội phạm dưới vỏ bọc Công ty Nam Long, do Nguyễn Đức Thành là đối tượng chủ mưu cầm đầu có địa chỉ tại 393/5, đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, Q.10, TP.HCM.
Theo cơ quan điều tra, thủ đoạn, phương thức hoạt động của chúng rất chuyên nghiệp.
Nguyễn Đức Thành cầm đầu đường dây tín dụng đen phủ khắp cả nước với thủ đoạn tra tấn nhân viên tàn độc đến chết.
Sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng
Chuyên án đặc biệt do Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương trực tiếp chỉ đạo Công an tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh vào cuộc điều tra làm rõ đường dây tín dụng đen quy mô, phức tạp nhất Việt Nam từ trước đến nay.
Theo cơ quan điều tra, Công ty Nam Long được tổ chức hoạt động rất chuyên nghiệp từ khâu tuyển dụng nhân viên qua các trang mạng xã hội rồi đưa ra hứa hẹn lương cao, hướng tới những thanh niên có nhu cầu việc làm độ tuổi khoảng từ 18- đến 30 tuổi chưa có tiền án, tiền sự để tránh sự chú ý của cơ quan chức năng.
Theo đó, tổ chức này hoạt động bằng hình thức huấn luyện nhân viên, cầm tay chỉ việc theo hướng người đi trước hướng dẫn cho người đi sau. Tập huấn nhân viên theo các giáo trình xử lý nợ, sổ sách ghi chép phân loại khách hàng…
Các đối tượng, đưa ra cách xử lý tình huống đòi nợ khi gặp khách hàng chống trả, tấn công, nhưng yêu cầu nhân viên không bỏ chạy, không dùng vũ lực mà tìm cách chuyển hóa tiền vay của khách hàng quá hạn bằng cách tố cáo với cơ quan công an dưới dạng đơn vu khống, đơn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trình báo và đơn báo cáo.
Ngoài việc sử dụng sim điện thoại riêng để phục vụ việc cho vay, chúng còn tổ chức in ấn biểu mẫu hợp đồng cho vay, giấy tờ mua bán tài sản (phục vụ việc chuyển hóa khi đòi nợ, xử lý hợp đồng quá hạn) và sử dụng hàng trăm tài khoản cá nhân khác nhau để con nợ nộp vào…
Theo thống kê của cơ quan điều tra, có khoảng 70 tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau, trong đó có 7 ngân hàng với nhiều chi nhánh trong cả nước tạo thuận cho việc khách hàng nộp lãi, mặt khác nhằm hạn chế rủi ro khi bị phát hiện.
Hai người trong đường dây tín dụng đen của Công ty Nam Long.
Một thống kê chưa đầy đủ, trong tài khoản ngân hàng của Công ty Nam Long có số tiền hơn 510 tỉ đồng với hơn 200 khách hàng vay lãi ở 26 khu vực tại 63 tỉnh thành. Cơ quan điều tra đã xác minh được 100 khách hàng, trong đó có 61 khách hàng vay với số tiền 16 tỉ đồng; tiền bị hại phải trả 19,4 tỉ đồng; tiền phí ngoài hợp đồng là 906 triệu đồng, tiền lãi 3,4 tỉ đồng (còn 39 khách hàng đã xác minh nhưng chưa xác minh nhưng chưa thống kê được).
Video đang HOT
Lãi xuất “cắt cổ”, sẵn sàng dùng bạo lực
Mặc dù quy chế công ty được xây dựng theo hướng không dùng bạo lực để đòi nợ, nhưng thực tế lại khác bọn chúng sẵn sàng sử dụng cách thức đe dọa bạo lực như gây rối, cưỡng chế thu hồi nợ khi cần, diễn ra phổ biến ở nhiều tỉnh thành phố trong cả nước.
Cụ thể, trường hợp ông Trần Văn K. ở TP. Cà Mau vay ba gói, trong đó có 2 gói 500 triệu đồng và một gói 300 triệu đồng của Công ty Nam Long với thời hạn 41 ngày tương đương lãi xuất trên 18 triệu đồng/ngày, phí ngoài hợp đồng phải trả 20 triệu đồng.
Khi nộp chậm tiền thì ông K. bị phạt với tiền 18,7 triệu đồng, trong quá trình chậm nộp tiền của ông K. thì đã bị hai người đến nhà đe dọa, gây gổ, gây rối trật tự và đã bị Công an TP. Cà Mau xử phạt.
Hoặc trường hợp khác là chị Triệu Thị D. ở Cao Lộc (Lạng Sơn) vay 100 triệu đồng, trong vòng 50 ngày thỏa thuận 10 ngày trả 25 triệu đồng, phí ngoài hợp đồng là 7 triệu đồng và đã trừ lãi và gốc 10 ngày đầu.
Tuy nhiên, khi giải ngân thực tế chỉ nhận được 68 triệu đồng, sau lần chị D. trả lãi và gốc lần thứ 3, nhưng thiếu nợ 10 triệu đồng do chưa kịp xoay sở, Công ty Nam Long đã cử 11 người đi trên 2 xe ô tô đến trang trại nhà chị D. để tất toán món vay.
Tại nhà chị D. các đối tượng đã bắt đi 21 con lợn thịt từ 30 đến 50kg, trong đó có 5 con heo rừng từ 60-70 kg và 21 con dê, khi bắt các đối tượng không cân đo mà chỉ bắt để tất toán nợ.
Có trường hợp là ông Điền Quốc T. ngụ ở Khánh Hòa vay Công ty Nam Long 700 triệu đồng trong 10 ngày, nhưng ông T. chỉ nhận được 500 triệu đồng tiền vay và phải nộp thêm 7 triệu đồng tiền phí thu ngoài hợp đồng, tính ra lãi xuất 1043%/năm tương đương 28,5 triệu đồng/ngày. Ngoài số lãi này, các đối tượng còn chỉ đạo thu thêm phí từ 3 triệu đến 5 triệu ngoài hợp đồng cho vay, xin hỗ trợ tiền đi lại.
Nạn nhân Nguyễn Văn Minh, nhân viên của Công ty bị đánh đến tử vong sau khi không đòi được nợ của con nợ. Từ vụ việc này, cơ quan công an tìm ra đường dây tín dụng đen khủng.
Tính đến tháng 11-2018, Cơ quan CSĐT đã xác định được 12/26 khu vực có số tiền mà các đối tượng chiếm đoạt của các bị hại vay vốn có đủ số tiền từ 30 triệu đến 1,5 tỉ đồng.
Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT-Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố 9 bị can. Tuy nhiên, do vụ việc còn nhiều người bị hại và hai đối tượng trốn thoát vì thế Công an tỉnh Thanh Hóa tích cực phối hợp Cục CSHS, các cục nghiệp vụ của Bộ Công an và công an các tỉnh, thành phố trong cả nước tiếp tục điều tra mở rộng, làm rõ quy mô, tính chất mức độ, hậu quả tác hại, vai trò của từng đối tượng trong vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Quy định trừng phạt nhân viên thời trung cổ
Bộ máy của Công ty Nam Long gồm 26 chi nhánh (khu vực) ở 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, mỗi chi nhánh phụ trách địa bàn từ 2 đến 5 tỉnh do một người quản lý.
Người đứng chi nhánh được chi trả tiền công, số điện thoại, tiền thuê nhà làm trụ sở giao dịch, làm việc và sinh hoạt cho cả quản lý và nhân viên. Những nhân viên tham gia vào công ty này đa số là những người có lý lịch sạch để tránh sự theo dõi của cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, bên cạnh đó đường dây tín dụng này cũng ban hành các quy định để quản lý nhân viên cực kỳ khắt khe và mang tính ràng buộc, khống chế, đe dọa bằng các hình phạt tiêu cực như thời trung cổ. Trong trường hợp nếu nhân viên phá vỡ hợp đồng thì phải bồi thường 100 triệu đồng, chặt ngón tay, hủy hoai bản thân gia đình, đánh đòn sa thải, phạt cải tại trong công ty, cho đi tù quốc pháp…
ĐẶNG TRUNG
Theo PLO
Băng tín dụng đen lớn nhất cả nước bị lôi ra ánh sáng như thế nào?
Nam Long - tổ chức tín dụng đen lớn nhất Việt Nam cho vay lãi suất lên đến 1.000% và đánh đập nhân viên đến chết - vừa bị Công an Thanh Hóa phối hợp Bộ Công an triệt phá.
Khoảng 11h30 ngày 19/7, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận một bệnh nhân nam bị đa chấn thương, sức khỏe nguy kịch. Khi biết bệnh nhân tử vong, người đưa đi cấp cứu đã bỏ chạy.
Theo cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa, nạn nhân Nguyễn Văn Minh (19 tuổi, quê Bắc Giang) là nhân viên Công ty Tài chính Nam Long, có địa chỉ tại TP.HCM. Anh này làm việc cho chi nhánh ở tỉnh Bắc Kạn, có nhiệm vụ thu hồi nợ.
Sau đó, cơ quan điều tra phát hiện Công ty Tài chính Nam Long thực chất là băng nhóm tín dụng đen hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy công ty này không đăng ký kinh doanh.
Công an Thanh Hóa xác định đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến tội phạm hoạt động có tổ chức, hoạt động tín dụng đen và có tính chất chuyên nghiệp, phạm vi rộng, quan hệ phức tạp, núp bóng doanh nghiệp, có nhiều phương thức thủ đoạn mới, tinh vi. Sau đó, Công an Thanh Hoá đã báo cáo Bộ Công an xác lập chuyên án để triệt xóa.
Tới ngày 29/11, cơ quan này cũng đã có thông tin về kết quả điều tra ban đầu chuyên án triệt xóa tổ chức tín dụng đen được cho là lớn nhất cả nước từ trước đến nay.
Sau 4 tháng điều tra, Công an Thanh Hóa đã khởi tố vụ án Cố ý gây thương tích, Giữ người trái pháp luật, Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, khởi tố 9 bị can cầm đầu, trong đó có Nguyễn Đức Thành (giám đốc công ty Nam Long).
7 bị can đang bị tạm giam 4 tháng, hai trường hợp còn lại là Nguyễn Cao Thắng (34 tuổi) và Trần Hồng Phong (33 tuổi, cùng trú TP.HCM) đang bị truy nã.
Hình ảnh anh Minh bị tra tấn, đánh đập. Ảnh: Công an cung cấp.
Đánh chết nhân viên
Trước khi tử vong, Minh có thu tiền của khách nhưng không nộp về cho chi nhánh. Minh còn cầm cố 1 chiếc xe máy lấy 20 triệu đồng tiêu xài rồi bỏ trốn.
Sau đó, Nguyễn Đức Thành đã chỉ đạo đàn em đến nhà Minh để đòi tiền. Đến ngày 9/7, Minh bị nhóm này bắt tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đánh hội đồng và đưa về trụ sở cùng thành phố tổ chức "họp kỷ luật".
Nhóm này yêu cầu Minh đi xin lỗi những người trong công ty, xin chữ ký từng người cho ở lại hoặc đưa ra pháp luật. Họ đưa ra một bát cơm và một bát chất thải bẩn, bắt Minh chọn 10 lần. Mỗi lần nếu nạn nhân bò đến bát cơm thì bị hành hạ, đánh đập.
Ngày 10/7, Minh được đưa về Thanh Hóa. Do bị đánh quá nhiều, nạn nhân bất tỉnh, phải đưa đi cấp cứu và tử vong sau đó.
Băng nhóm tín dụng đen Nam Long bị bắt giữ. Ảnh: Công an cung cấp.
Những thủ đoạn của Nam Long
Công ty Tài chính Nam Long có đội ngũ cầm đầu là những thanh niên tốt nghiệp đại học các ngành Luật, Kinh tế, tài chính ngân hàng nên hoạt động rất chuyên nghiệp, bài bản.
Thời điểm bị phát hiện, tổ chức này đã có 26 chi nhánh trên cả nước, ở 63 tỉnh. Mỗi chi nhánh phụ trách địa bàn từ 2 đến 5 tỉnh do một người quản lý.
Tổ chức này đã lừa hàng trăm khách hàng ký vào những bản hợp đồng vay tiền với lãi suất "cắt cổ". Thống kê sơ bộ 23/70 tài khoản ngân hàng Công ty Nam Long cho thấy số tiền giao dịch lên đến hơn 510 tỷ đồng với hơn 200 khách hàng.
Nguyễn Đức Thành - nghi phạm cầm đầu tổ chức tín dụng đen Nam Long - tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp.
Với hình thức vay trả góp kỳ hạn 41 ngày hoặc 51 ngày, mức lãi suất có thể lên đến từ 172 đến 205% mỗi năm. Trường hợp nạn nhân vay nóng ngắn ngày phải chịu mức "lãi đứng" từ 15 đến 30%/ngày, tương đương với 1043 %/năm.
Khi đã đồng ý vay, khách hàng còn phải chi trả thêm nhiều khoản khác. Khách hàng chậm trả nợ sẽ bị đe dọa, hành hung, thậm chí là cưỡng chế thu hồi nợ bằng tài sản, vật nuôi có giá trị gấp nhiều lần số tiền còn thiếu.
Với nhân viên, tổ chức này lập hệ thống các văn bản quy định nội bộ, quy chế kỷ luật hà khắc như phạt 50-100 triệu đồng nếu phá hợp đồng; tự chặt ngón tay nếu vi phạm quy chế; sẵn sàng chấp nhận nguy cơ bản thân và gia đình bị bắt cóc, đe dọa, hành hung.
Quy chế kỷ luật này là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của anh Nguyễn Văn Minh. Hành vi này được kẻ cầm đầu cho rằng đó là "cách dạy dỗ làm người".
Nguyễn Dương
Theo Zing
Cảnh sát giao thông truy đuổi đối tượng bắt giữ người trái pháp luật Ngày 2-12, Chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông số 6, Phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết đơn vị đã bàn giao đối tượng Nguyễn Trung Kiên (SN 1999, ở phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho CAQ Nam Từ Liêm tiếp tục điều tra làm rõ về hành vi bắt giữ người trái pháp luật và đánh người gây...