Nhóm nhà đầu tư tố cáo ông chủ chuỗi Món Huế lừa đảo chiếm đoạt 25 triệu USD
Chuỗi Món Huế của ông Huy Nhật đã vỡ nợ cùng với việc nhóm 4 nhà đầu tư nước ngoài liên hệ với ông này không được và đã gửi đơn tố cáo lên Bộ Công an.
Ảnh minh họa.
Công ty Luật Hợp danh YKVN đại diện bốn nhà đầu tư nước ngoài đã có đơn tố cáo ông Huy Nhật (nhà sáng lập Công ty Huy Việt Nam, ông chủ chuỗi nhà hàng Món Huế) đến Bộ Công an về tội lừa đảo chiếm đoạt 25 triệu USD trong dự án bất động sản tại Lăng Cô, Huế, Việt Nam do Huy Nhật dựng lên.
Cụ thể, năm 2018, ông Huy Nhật có giới thiệu tới bốn nhà đầu tư nước ngoài gồm: MF Holding Inc (MF – Trung Quốc), Gifted Wisdom Limited (Gifted – Trung Quốc), Harvest Advisory Co., Ltd (Fenghe – Trung Quốc) và Fenghe Harvest Ltd (Harvest – Singapore) về dự án phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tên là Horizon Langco (Horizon Langco) tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 162 ha, và kêu gọi các nhà đầu tư cùng bỏ vốn đầu tư.
Theo thông tin từ ông Huy Nhật, dự án này thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH MTV Horizon Property Group (công ty do Huy Nhật làm chủ, đăng ký hoạt động tại Việt Nam, số đăng ký doanh nghiệp 0314931578, trụ sở 16 Thảo Điền, Phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM, Việt Nam), sau đây gọi là Horizon Vietnam.
Để thuyết phục nhà đầu tư, Huy Nhật cử ông Nguyễn Lương Hoàng, Giám đốc Công ty Horizon Vietnam, nhiều lần tổ chức các buổi giới thiệu dự án ở nước ngoài, thuyết minh các chỉ số lợi nhuận của một bất động sản nghỉ dưỡng, cung cấp các báo cáo chi tiết về dự án, sản phẩm, doanh số bán ra…
Theo đó, Huy Nhật đã vạch ra lộ trình hợp tác đầu tư như sau:
- 04 nhà đầu tư cùng với công ty Huy Fong Capital (HK) Limited (Huy Fong) (công ty của Huy Nhật có trụ sở tại Hong Kong) sẽ đầu tư vốn vào một công ty sẵn có của Huy Nhật tại Singapore – Công ty Horizon Vietnam Property Pte. (Horizon Singapore), nhà đầu tư sẽ trở thành cổ đông củ a Horizon Singapore.
Video đang HOT
- Horizon Singapore ký hợp đồng cho Horizon Vietnam vay tiền để triển khai dự án Horizon Langco. Nhằm làm cho nhà đầu tư tin tưởng và khỏi nghi ngờ khi mà cả 2 công ty Horizon đều của Huy Nhật, ông ta cam kết “mục đích khoản vay này chỉ sử dụng để đầu tư cho Horizon Langco”. Song song đó, khoản vay được Huy Nhật hứa hẹn sẽ chuyển thành vốn góp của Horizon Singapore trong Horizon Vietnam, bằng việc thực hiện các thủ tục chuyển nhượng vốn điều lệ cho Horizon Singapore, các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận và sở hữu dự án Horizon Langco hợp pháp.
Thực hiện lộ trình trên, các thỏa thuận đã được ký, gồm:
- Hợp đồng vay: Horizon Singapore cho Horizon Vietnam vay 25 triệu USD.
- Thỏa thuận cổ đông ký giữa nội bộ các nhà đầu tư và Công ty Huy Fong của Huy Nhật , ghi nhận tỷ lệ vốn góp của từng người vào Công ty Horizon Singapore để đầu tư vào đất đai/tài sản tại Lăng Cô, Huế.
- Thỏa thuận cho vay của cổ đông giữa 04 nhà đầu tư và Huy Fong với Horizon Singapore cụ thể hóa số tiền từng nhà đầu tư cho Horizon Singapore, theo đó: MF cho vay 10 triệu USD, Gifted 10 triệu USD, Harvest 2 triệu USD, FengHe 3 triệu USD, Huy Fong 17 triệu USD. Tổng số tiền 04 nhà đầu tư (trừ Huy Fong Capital (HK) Limited) cho Horizon Singapore vay là 25 triệu USD. Mục đích của khoản vay là để thực hiện Dự án tại Lăng Cô, Huế, Việt Nam.
Thực hiện các thỏa thuận trên, 04 nhà đầu tư đã chuyển đủ 25 triệu USD cho Horizon Singapore, sau đó Horizon Singapore đã chuyển 25 triệu USD vào tài khoản của Horizon Vietnam mở tại Việt Nam.
Khoảng giữa tháng 10/2019, báo chí Việt Nam đưa tin hệ thống nhà hàng Món Huế của Huy Nhật vỡ nợ, nhóm 4 nhà đầu tư nước ngoài liên hệ Huy Nhật nhưng không được.
Nhóm nhà đầu tư này tìm hiểu số dư tài khoản ngân hàng của Horizon Vietnam mở tại Vietcombank, phát hiện toàn bộ tiền đã bị rút sạch, còn chưa tới 300 triệu đồng.
Tiếp tục kiểm tra tình trạng doanh nghiệp của Horizon Singapore thì phát hiện trên giấy phép vẫn chưa cập nhật tên của 4 nhà đầu tư như Huy Nhật cam kết.
Như vậy, trong chưa đầy 300 ngày, ông Huy Nhật thông qua công ty tại Singapore đã nhận 25 triệu USD, chuyển cho công ty (cũng của Huy Nhật ở Việt Nam) và rút ra toàn bộ số tiền gần 600 tỷ đồng, trong khi dự án ở Huế không tồn tại.
Kết quả xác minh cho biết không có khu đất nào của Huy Nhật tại Huế như mô tả trong hồ sơ giới thiệu về dự án.
Các nhà đầu tư đã có đơn tố cáo Huy Nhật đến Bộ Công an về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi xác minh, Bộ Công an đã có quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản vào ngày 17/4/2020 và thông báo đến nhà đầu tư biết.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng nhận được đơn tố giác của Công ty Huy Vietnam tố giác ông Huy Nhật, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Huy Việt Nam, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế và một số cá nhân liên quan về hành vi chiếm đoạt 1.269 tỷ đồng.
BenThanh Tourist bị Món Huế nợ bao nhiêu tiền?
Trong quý I/2020, BenThanh Tourist bị thua lỗ gần 7,7 tỷ đồng, đáng chú ý là nhiều khả năng, BenThanh Tourist bị Món Huế "bùng" hơn 700 triệu đồng.
Trong quý 1/2020, BenThanh Tourist thua lỗ 7,7 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, công ty lãi gần 2 tỷ đồng. Doanh thu giảm sâu nhưng các chi phí lại đồng loạt tăng là nguyên nhân chính khiến BenThanh Tourist không thể đạt lợi nhuận dương.
Cụ thể, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1/2020 chỉ đạt 97 tỷ đồng, giảm 51 tỷ đồng, tương đương 34,5% so với quý 1/2019. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu lữ hành bị ảnh hưởng nhiều nhất khi giảm từ 63,5 tỷ đồng xuống chỉ còn 24 tỷ đồng.
Doanh thu vé máy bay giảm từ 32,4 tỷ đồng xuống 16,9 tỷ đồng, doanh thu nhà hàng, khách hàng giảm từ 15,5 tỷ đồng xuống 9,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu bán hàng hóa lại tăng từ 21 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng.
BenThanh Tourist bị Món Huế nợ bao nhiêu tiền?
Doanh thu giảm sâu nhưng do giá vốn hàng bán giảm sâu, giảm 46 tỷ đồng, tương đương 40% xuống 69 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của BenThanh Tourist chỉ giảm nhẹ từ 32,1 tỷ đồng xuống 25,2 tỷ đồng.
Trong kỳ, tất cả các chi phí của BenThanh Tourist đều tăng, đáng chú ý nhất là chi phí tài chính tăng 447 triệu đồng, tương đương 75% lên 1 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ lên 15,7 tỷ đồng và 16,5 tỷ đồng.
BenThanh Tourist đã lý giải cho sự tuột dốc này. Theo BenThanh Tourist, đại dịch cúm COVID - 19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, chi phí quản lý tăng là do công ty phân bổ một phần tiền thuê đất đã nộp bổ sung theo đơn giá mới trong giai đoạn từ 2015 - 2017.
Đặc biệt, trong báo cáo tài chính quý I/2020 của BenThanh Tourist có một điểm đáng lưu ý chính là việc BenThanh Tourist phải dự phòng phải thu ngắn hạn với Chi nhánh Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế. Khoản dự phòng này là 711 triệu đồng.
Tháng 10/2019, Món Huế khiến dư luận xôn xao khi bị tố nợ nhà cung cấp hàng trăm tỷ đồng. Sau đó, Món Huế đồng loạt đóng cửa chuỗi cửa hàng trên cả nước. Đóng cửa nhưng Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế chưa "khai tử". Hiện tại, tình trạng của công ty vẫn được xác định là "Đang hoạt động". Vì vậy, BenThanh Tourist vẫn có cơ hội lấy lại được tiền của mình.
BenThanh Tourist là một trong số những công ty du lịch đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam. BenThanh Tourist đang quản lý rất nhiều đất vàng vì vậy công ty còn lấn sân sang bất động sản với trung tâm vàng bạc Bến Thành và cao ốc Du lịch Bến Thành; nhà hàng khách sạn với khách sạn Viễn Đông, khách sạn Ngân hàng, nhà hàng Tự do và mảng thương mại với cửa hàng Tân Mai.
BenThanh Tourist sở hữu nhiều đất vàng, được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhưng cổ phiếu BTV lại bị nhà đầu tư "ghẻ lạnh". BTV rất ít khi phát sinh giao dịch. Hiện tại. BTV đang đứng ở mức giá 22.000 đồng/CP, không thay đổi suốt thời gian dài qua. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây chỉ là 20 cổ phiếu.
NGỌC VY - VÂN KHÁNH
Trong đầu tư, dù ràng buộc vẫn có khe hở Để có thêm một góc nhìn cho câu chuyện các thương hiệu của Huy Việt Nam đang trên đường phá sản, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Đức (ảnh), Tổng giám đốc CTCP quản lý đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ICM (Innovation Capital Management), đơn vị chính thức đầu tiên của Việt Nam được cấp phép...