Nhóm người dễ tử vong khi mắc viêm phổi cấp nCoV
Bệnh viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV) thường lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường hô hấp của người bệnh. Bệnh thường hay xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân.
Những người dễ tử vong khi mắc gồm những bệnh nền là những bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh người cao tuổi…
Theo TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế, việc lây nhiễm bệnh chỉ xảy ra khi người đó tiếp xúc với nguồn bệnh. “Theo những hiểu biết ban đầu, hiện nay, nguồn bệnh có thể là động vật mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh nCoV. Bệnh lây theo đường hô hấp nên có thể lây truyền qua giọt nước bọt qua ho, hắt hơi hoặc lây truyền qua tay chân, vật dụng mà virus bám vào”.
Những người có nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm trước tiên là những người đi từ vùng dịch trở về, những người tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với người đi từ vùng dịch về mà nhiễm bệnh như: Những người cùng chung sống, sinh hoạt với người nhiễm bệnh, người đi cùng máy bay, ôtô, tàu…, trong các đám tụ họp, trong BV mà có người bị nhiễm bệnh, những người làm công tác ở sân bay, cửa khẩu mà phải tiếp xúc với những người nhập cảnh nhiễm bệnh… những người nhà, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân…
“Tóm lại những người có nguy cơ cao là những người tiếp xúc với nguồn bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng bệnh một cách nghiêm ngặt vì bệnh do virus nCoV rất dễ lây”, TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thực hiện vệ sinh cá nhân là biện pháp phòng bệnh được khuyến cáo mạnh mẽ.
Đối với người trở về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch, TS Trần Đắc Phu cho biết, đề phòng bệnh họ phải tuân thủ khai báo y tế, nếu chưa có những dấu hiệu cơ bản của bệnh như sốt/ ho/khó thở… trong 14 ngày thì có thể cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với nhiều người và thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi; tuân thủ rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác vì đây là bệnh có cơ chế lây qua đường hô hấp, qua không khí, qua giọt bắn khi hắt hơi.
Bệnh này thường ủ bệnh trong thời gian 14 ngày nên người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng sớm hơn hoặc có thể lâu nhất là 14 ngày. Do vậy, trong thời gian cách ly tại nhà, nếu có các dấu hiệu như sốt, ho, khó thở… thì cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn cách ly y tế, điều trị kịp thời, tránh lây lan cho cộng đồng.
Tại các cơ sở y tế, khi bệnh nhân đã nghi ngờ mắc bệnh đang chờ kết quả xét nghiệm cũng cần tuân thủ quy trình về cách ly, điều trị và bảo hộ để tránh lây lan cho cộng đồng, đặc biệt lây nhiễm chéo sang nhân viên y tế. Việc điều trị cho những trường hợp bệnh nhân đã mắc bệnh sẽ tuân theo phác đồ của Bộ Y tế đã ban thành và dựa trên từng thể trạng của bệnh nhân.
“Để phòng bệnh mỗi người đều phải tuân thủ khuyến cáo cập nhật thường xuyên của Bộ Y tế, trong đó, cần lưu ý yếu tố vệ sinh cá nhân thường xuyên, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho; tránh tiếp xúc gần với động vật nuôi và động vật hoang dã; chỉ sử dụng thực phẩm chín…”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo.
Phong Châu
Theo phapluatxahoi
Khỏe từ gốc
- Chuyện đang rốt rẻng là phòng chống viêm phổi cấp do virus Corona. Từ sân bay, ga tàu, bến xe tới hàng quán, trường học, công sở ở đâu cũng thấy khẩu trang. Ngẫm thật hay là dân tình đã rất nhạy khi thực thi các khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe.
Ảnh minh họa
- Đến Tổ chức Y tế thế giới còn phải ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, cho thấy mối nguy của xứ nào cũng gần xịt. Có cái gì gây hại thì phải ứng phó sát hợp, chớ lơ là rồi sinh chuyện trở tay đâu có kịp.
- Mà đời luôn có cái hay. Một số tổ chức, nhà thuốc tặng miễn phí khẩu trang cho cộng đồng. Giữ gìn được cho xã hội như vậy, thấy thương ghê.
- Có người mang tặng, mà có chỗ lại lợi dụng cơ hội khan hiếm cấp thời đẩy giá khẩu trang, cồn diệt khuẩn... để kiếm lời. Thiệt tình, lúc nào cũng có kẻ nhăm nhăm lợi dụng cái khó của người khác để kiếm chác.
- Điều cần cho mọi người là sống cân bằng để nâng cao đề kháng cá nhân. Ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc, sinh hoạt chừng mực, tập luyện thể thao và đừng la hoảng cà giựt đều giúp nâng cao đề kháng. Ai phát tán tin đồn tầm bậy gây sợ hãi phải xử nghiêm. Phòng ngừa bệnh tật bằng chính lối sống lành mạnh, không bon chen mới khỏe từ gốc.
TƯ QUÉO
Theo sggp
Cẩn trọng với những bệnh thường gặp ở trẻ trong ngày Tết Ngày Tết sẽ là những ngày vui nếu như bé yêu được vui vẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên một số tai nạn thường gặp ở trẻ trong ngày Tết vẫn thường xuyên xảy ra mặc dù đã được cảnh báo. Theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, nguyên nhân dẫn đến các tai nạn này đôi khi lại chính từ sự...