Nhóm ‘Ngũ nhãn’ do thám Trung Đông hàng chục năm qua cáp quang ở Biển Đỏ
Các cơ quan tình báo phương Tây đã tiếp cận chưa từng có tiền lệ với dữ liệu và lưu lượng thông tin của Trung Đông nhờ mạng lưới cáp quang rộng khắp trong khu vực.
Theo đài Sputnik (Nga), trong một bài báo đăng trên tờ tin tức Middle East Eye có trụ sở ở London, nhà báo độc lập Paul Cochrane cho biết nhóm Ngũ nhãn (liên minh tình báo gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand) đã theo dõi khu vực này hàng chục năm qua thông qua cáp quang Biển Đỏ chiến lược.
Các đối tác chính trong liên minh là Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cơ quan Thông tin Chính phủ Anh (GCHQ). Nhà báo Cochrane cho biết cả hai cơ quan này sử dụng các cơ sở cả công khai và bí mật ở Trung Đông để thu thập dữ liệu.
Nhà báo này đề cập tới một lượng lớn dữ liệu mà nhóm Ngũ nhãn đã thu thập khi can thiệp vào các cuộc gọi, nội dung thư điện tử, lịch sử trình duyệt web, siêu dữ liệu cũng như thông tin về chính phủ, tài chính và quân sự.
Video đang HOT
Ông Alan Mauldin, Giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu viễn thông TeleGeography ở Washington, cho biết người bình thường không biết gì về tầm quan trọng của cáp quang trong nghe lén. Ông Mauldin nói: “Người ta nghĩ điện thoại di động là thiết bị không dây và nó truyền tín hiệu qua không khí, nhưng họ không nhận ra là nó truyền qua cáp”.
Nhà báo Cochrane cho biết Ai Cập là vị trí án ngữ xét về các điểm giao cắt của cáp quang. 15 cáp quang khắp Ai Cập giữa Địa Trung Hải và Biển Đỏ xử lý từ 17% đến 30% lưu lượng internet của dân số thế giới, tức là dữ liệu của từ 1,3 đến 2,3 tỷ người.
Theo ông Cochrane, mặc dù vậy, Mỹ có nhiều thỏa thuận chia sẻ thông tin với một số quốc gia châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc hơn là với Ai Cập để can thiệp dữ liệu từ Nga và Trung Quốc.
Nhà báo này không loại trừ việc nhóm Ngũ nhãn có thể dùng cáp ở Ai Cập hoặc vùng biển nước này. Ông nhắc tới tài liệu mà cựu nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ năm 2013 về DancingOasis, một căn cứ mật của NSA tại Trung Đông. Snowden cho rằng nhóm Ngũ nhãn là tổ chức tình báo siêu quốc gia, hoạt động ngoài luật pháp của quốc gia thành viên.
Nhà báo Cochrane này nói: “Điều này cực kỳ bí mật. Quan trọng là căn cứ được xây mà nước chủ nhà không hay biết, gây rủi ro lớn cho người Mỹ”.
Vị trí căn cứ chỉ là đồn đoán vì không biết căn cứ nằm ở Jordan, Saudi Arabia, Ai Cập hay Oman.
Thành lập sau Thế chiến II, nhóm Ngũ nhãn hợp tác trong lĩnh vực tình báo tín hiệu liên quan tới hoạt động thu thập tin tình báo từ hệ thống liên lạc trên mặt đất cũng như hệ thống radar và điện tử khác.
Iran thể hiện thiện chí đàm phán hạt nhân
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif ngày 5/3 cho biết Iran sẽ sớm đưa ra bản kế hoạch hành động "mang tính xây dựng" liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên mạng xã hội Twitter, ông Zarif viết: "Với tư cách là Ngoại trưởng và là Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran, tôi sẽ sớm đưa ra một bản kế hoạch hành động cụ thể mang tính xây dựng - thông qua các kênh ngoại giao phù hợp".
Tuyên bố của Ngoại trưởng Zarif được đưa ra sau khi các nguồn tin ngoại giao châu Âu tiết lộ Iran trong những ngày gần đây đã phát đi những tín hiệu tích cực đối với đề nghị tổ chức những cuộc đàm phán không chính thức về chương trình hạt nhân của Tehran.
Mỹ cũng đã bày tỏ hy vọng Iran sẽ tham gia nỗ lực ngoại giao sau khi các đồng minh châu Âu rút lại kế hoạch công bố một nghị quyết lên án Tehran tại cuộc họp của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) diễn ra tại Vienna (Áo).
Trước cuộc họp của IAEA, các nước thuộc Liên minh châu Âu có kế hoạch thúc đẩy một nghị quyết lên án Iran về mức độ phối hợp của nước này trong các cuộc thanh sát của IAEA, nhưng kế hoạch này sau đó đã được thu hồi sau nỗ lực của Tổng Giám đốc IAEA nhằm đạt được sự thỏa hiệp với Iran.
Iran đã nhiều lần tuyên bố nước này sẽ quay trở lại thực thi đầy đủ những cam kết trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 cho đến Mỹ gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran dưới thời chính quyền trước đây của Tổng thống Donald Trump. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 4/3 tuyên bố Mỹ sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nếu Iran thực tuân thủ cam kết trong thỏa thuận.
Theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ cùng với Đức), Iran cam kết không làm giàu urani. Tuy nhiên, Iran khẳng định nước này có quyền cắt giảm thực hiện cam kết trong thỏa thuận này sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Các nước còn lại trong thỏa thuận gồm Anh, Pháp, Đức, Nga vẫn cố bảo vệ thỏa thuận trước nguy cơ đổ vỡ.
Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây tuyên bố sẵn sàng đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân đã mang đến tín hiệu tích cực cho vấn đề này.
Tổng thống Biden gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với Iran Ngày 5/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo kéo dài thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp đối với Iran. Lệnh này đã được triển khai và duy trì trong suốt 42 năm qua. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 27/2. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đài Sputnik, năm 1979, Tổng thống Mỹ lúc bấy...