Nhóm ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp được hỗ trợ học phí
(GDVN) – Ngày 17/6, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Học viên Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015-2017.
Thầy giáo tự nhận xét về “3 đổi mới lớn” của ngành giáo dục năm quaSinh viên làm phim ngắn về “Hệ lụy lao động chui”Học để làm thầy, giấc mơ đã mất vì miếng cơm, manh áo!
Theo Đề án được Chính phủ đồng ý cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên một số lĩnh vực theo mô hình quản trị tự chủ của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.
Tự in phôi bằng
Theo nội dung về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học thì Học viên Nông nghiệp Việt Nam được quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo nhu cầu xã hội.
Học viện tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng, đảm bảo công khai, minh bạch và thực hiện các chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định.
Ảnh minh họa. Báo Thái Nguyên.
Tự chủ trong việc quyết định các chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, ngôn ngữ giảng dạy, phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo trình, học liệu và quản lí đào tạo, thiết kế, in phôi bằng, quản lí và cấp phát văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chuẩn đầu ra.
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, từng bước kiểm định quốc tế.
Video đang HOT
Học viện cũng tự quyết định liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước, liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài trên cơ sở đối tác liên kết là các trường đại học , các tổ chức đào tạo có uy tín trên thế giới. Công khai thông tin về chương trình liên kết đào tạo quốc tế, làm sao để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học…
Học viên được quyết định và chịu trách nhiệm về cơ cấu tổ chức của Học viện và các đơn vị trực thuộc, thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, theo Đề án được Chính phủ phê duyệt, Học viện còn được quyết định số lượng, cơ cấu lao động, vị trí làm việc, tuyển dụng, quản lí, sử dụng phát triển đội ngũ viên chức, nhân viên hợp đồng trên cơ sở quy chế và chủ trương được Hội đồng Học viện thông qua.
Hỗ trợ học phí cho ngành Nông, Lâm, Ngư
Cũng theo Đề án này, Học viện thực hiện tính toán và công khai mức học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân (chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa của Học viện.
Học viện cũng quyết định mức trần học phí đối với chương trình đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần, thạc sĩ bằng 1,5 lần, cao đẳng bằng 0,8 lần, trung cấp bằng 0,7 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên. Học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành đào tạo.
Mức học phí được áp dụng khi Thủ tướng phê duyệt Đề án tự chủ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Học viện quyết định mức thu học phí đối với các chương trình đặc thù theo đề án mở chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đối tượng đã nhập học trước thời điểm Quyết định của Thủ tướng có hiệu lực thì Học viện thu học phí với mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước liền kề.
Học viện được chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu trở thành đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, đa phân hiệu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đồng thời đảm bảo các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại Học viện.
Theo Quyết định này, Nhà nước sẽ hỗ trợ đào tạo đạt chuẩn cho sinh viên các ngành nông lâm ngư nghiệp theo học tại Học viện, với quy mô hỗ trợ từ 32-40 tỷ đồng/năm, để những sinh viên này sau khi tốt nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, xây dung nông thôn mới, phát triển bền vững.
Với việc hỗ trợ này sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức của đất nước. Học viện cũng thực hiện chính sách học bổng, khuyến khích học tập dành cho sinh viên học tập xuất sắc và sinh viên là đối tượng chính sách.
Theo GDVN
Nhà nước hỗ trợ 72 tỷ đồng để đào tạo sinh viên nông, lâm, ngư
(Ảnh minh họa: Xuân Mai/Vietnam )
Nhà nước sẽ hỗ trợ đào tạo đạt chuẩn cho sinh viên các ngành nông lâm ngư nghiệp theo học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2016 là 40 tỷ đồng, năm 2017 là 32 tỷ đồng.
Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ tại Quyết định số 873/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015-2017. Quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành hôm qua, ngày 17/6.
Quyết định cũng quy định rõ lộ trình tăng học phí của Học viện. Theo đó, đối với chương trình đại trà, trình độ đại học, hệ chính quy, mức thu tối đa năm học 2014-2015 là 12 triệu đồng/năm/sinh viên. Năm học 2015-2016 mức thu tối đa là 13 triệu đồng/năm học/sinh viên. Năm học 2016-2017 mức thu này tối đa là 14 triệu đồng/năm học/sinh viên.
Tuy nhiên, riêng đối với các ngành nông, lâm, ngư sẽ áp dụng mức học phí thấp hơn hẳn. Cụ thể, với các ngành học này, học phí trình độ đại học chính quy năm học 2014-2015 là 5,5 triệu đồng/năm học/sinh viên, năm học 2015-2016 là 6,4 triệu đồng/năm học/sinh viên và năm học 2016-2017 là 7,3 triệu đồng/năm học/sinh viên.
Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo các ngành nông, lâm, ngư trong thời gian Học viện thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động năm 2016 là 40 tỷ đồng, năm 2017 là 32 tỷ đồng.
Việc này nhằm đào tạo các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức của đất nước.
Học viện tính toán và công khai mức học phí cụ thể cho từng ngành đào tạo, đảm bảo mức thu học phí bình quân của các chương trình đại trà không vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa trên.
Học viện quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sỹ bằng 2,5 lần, thạc sỹ bằng 1,5 lần, cao đẳng bằng 0,8 lần, trung cấp bằng 0,7 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên.
Đối với các đối tượng đã nhập học trước thời điểm Quyết định có hiệu lực thi hành, Học viện thu học phí với mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước liền kề.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ các nội dung Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo mô hình quản trị tự chủ của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.
Các nội dung tự chủ gồm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính, chính sách học bổng, học phí. Trường tự quyết về đầu tư, mua sắm và về cơ chế giám sát.
Học viện được chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu trở thành đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, đa phân hiệu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, Học viện vẫn phải đảm bảo các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại Học viện và thực hiện chính sách học bổng với sinh viên giỏi, sinh viên là đối tượng chính sách.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, 17/6./.
Theo vietnamplus
Trung Quốc lên tiếng về cáo buộc công dân nước này làm gián điệp Bộ Ngoại giao Trung Quốc không thừa nhận, nhưng cũng không phủ nhận thông tin. Ngày 20/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng trước cáo buộc của Mỹ về việc 6 công dân Trung Quốc làm gián điệp kinh tế, đánh cắp công nghệ của Mỹ phục vụ mục đích quân sự. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không thừa nhận, nhưng...