Nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chat Yahoo! bị tóm gọn
Ngày 19-9, đội công nghệ cao Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội cho biết đã khám phá một nhóm chuyên đánh cắp (hack) tài khoản Yahoo! Messenger và dùng để lừa đảo.
Nhiều người vẫn bị lừa tiền qua Yahoo! Messenger – Ảnh minh họa
Nhóm nghi phạm này toàn bộ đều là học sinh một trường trung học tại tỉnh Quảng Trị, gồm 18 người do Nguyễn Đức Bi (16 tuổi, trú tại thị xã Quảng Trị) cầm đầu.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định các nghi phạm thường sử dụng nick chat, email gửi cho các nạn nhân, trong đó có các đường link (liên kết) chứa phần mềm gián điệp (keylog, dạng phần mềm ghi nhận lại mọi thao tác bàn phím của nạn nhân trên máy tính).
Khi nạn nhân click vào đường link này sẽ bị cài đặt một “cổng sau” ( backdoor) vào máy tính và ghi lại các thao tác trên máy tính. Do đó, nạn nhân sẽ dễ dàng bị mất nick (tài khoản) Yahoo!
Nhóm học sinh này sau đó sử dụng nick Yahoo! ăn cắp được để chat với bạn bè trong danh bạ của nạn nhân, bịa ra một số câu chuyện để chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn thường thấy nhất của nhóm học sinh này trong vai trò giả dạng nạn nhân là sử dụng điện thoại trả trước nhưng hết tiền, nhờ bạn bè nạn nhân mua hộ 1-2 chiếc thẻ, cào lấy mã số để nạp tiền rồi biến mất.
Video đang HOT
Ngoài ra, các học sinh này cũng bịa ra những phương án kinh doanh khi chơi game, gạ gẫm bạn bè nạn nhân (chủ tài khoản bị hack) mua thẻ chơi game để kiếm lời rồi khi chiếm đoạt được mã số thẻ thì cũng… biến mất. Bằng thủ đoạn này, nhóm này đã chiếm đoạt số tiền lớn của nhiều nạn nhân trên cả nước. Cơ quan điều tra xác định có những nạn nhân bị mất hàng triệu đồng với nhóm học sinh này.
Bị hack nick Yahoo! Messenger, hãy liên hệ Công an Hà Nội Công an Hà Nội đề nghị những ai mất nick Yahoo! Messenger đến trình báo tại cơ quan cảnh sát điều tra Đội cảnh sát chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng cảnh sát hình sự Công an thành phố Hà Nội để giải quyết. Địa chỉ: số 7 phố Thiền Quang, Hà Nội.
Theo Genk
Lừa đảo qua nick chat yahoo: Lừa ảo, mất thật
Nhiều ngày qua, hiện tượng lừa đảo qua mạng chat yahoo để chiếm đoạt tài sản liên tục rộ lên tại nhiều địa phương. Chỉ bằng những thủ thuật đơn giản, hacker đột nhập vào nick của người quen chat và "dụ" nạp tiền điện thoại từ vài trăm, thậm chí đến hàng triệu đồng.
Một đoạn hacker "dụ" chị Khanh nạp tiền
Đủ chiêu thức chiếm đoạt tài khoản, lừa tiền
Chị Khanh (17A Nguyễn Tri Phương, Phan Thiết, Bình Thuận) kể, ngày 5.4.2012 khi đang làm việc thì chị thấy một tin nhắn hỏi thăm của cô bạn thân tên Hà, sau đó Khanh được Hà cho biết có ông bác làm ở viễn thông nên đăng ký phần mềm nạp thẻ điện thoại được 10 lần, chỉ tốn 300.000 ban đầu sẽ có được 3 triệu đồng trong tài khoản.
Vì tin tưởng người bạn thân, chị Khanh liền đi mua một card điện thoại và gửi mã số và số serie cho người bạn chat. Sau đó, cô bạn chat yêu cầu cần có nick chat yahoo và password (mật khẩu) để link về lấy tiền, thấy vậy chị Khanh đã cung cấp. Người dùng nick tên Hà yêu cầu chờ khoảng 30 phút sau mới được nạp mã số thẻ đó vào điện thoại.
Sau đó, chị Khanh nạp mã thẻ vào điện thoại thì được tổng đài thông báo là thẻ đó đã có người sử dụng. Chị Khanh vội chat lại với nick "Hà" thì nick đó offline trực tiếp gọi điện cho người bạn tên Hà, chị Khanh mới biết là nick của Hà cũng đã bị hack. Chị Khanh vào lại tài khoản, thì tài khoản bị hacker chiếm đoạt.
Một số trường hợp lừa đảo phổ biến khác như: Nhờ mua card điện thoại, thẻ game để nạp dùm rồi trả tiền sau vì đang bận việc. Ngày 13.9, chị Nguyễn Thị Bình Minh (số 1, ngõ 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) đang chat thì bất ngờ được một người thầy hỏi thăm qua nick chat. Ngay sau đó, nick chat này đã nhờ chị Minh mua giùm chiếc thẻ điện thoại mệnh giá 1 triệu đồng, với lý do đang đi công tác ở vùng núi nên không thể mua được.
Do chị Minh không có đủ tiền, chủ nick chat bên bèn "hạ giá" nhiều lần. Thấy cách xưng hô lạ, chị Minh liền gọi điện cho thầy, song thầy của chị nói không hề nhờ cậy điều đó. Lúc đó, chị mới té ngửa, người kia đã giả mạo.
Trao đổi với PV, ông Mai Văn Hưng (giảng viên Trường ĐH Quốc gia Hà Nội), thầy của chị Minh cho biết: "Một tháng trước, tôi được một người bạn gửi đến một địa chỉ và đề nghị xác nhận địa chỉ email và password, sau đó, tôi đã đăng nhập lại địa chỉ email thì không thể vào được nữa, lúc đó mới biết mình đã bị lừa".
Sự việc chưa dừng lại ở đó, cách đây ít hôm, ông Hưng nhận được một cuộc gọi và yêu cầu phải giao nộp 1 triệu đồng để đổi lại tài khoản, nhưng không được ông Hưng chấp thuận.
Khó kiểm soát
Tuy số tiền mà các nạn nhân bị lừa không quá lớn, nhưng những hệ lụy mà tình trạng này gây ra không chỉ dành cho 1 - 2 người mà số nạn nhân sẽ được nhân lên rất nhiều lần, với nhiều thiệt hại khác nhau.
Mặt khác, các nick này đã bị hack thì hacker sau khi dùng nó để lừa đảo sẽ thay đổi pass cũ, chiếm đoạt tài khoản chat yahoo. Nhiều người dùng do không nhớ thông tin đăng ký ban đầu, nên không thể khôi phục lại nick và địa chỉ mail cũ, trong khi nhiều tài liệu quan trọng được gửi lên cũng theo đó mà... bốc hơi.
Đó là chưa kể, nhiều kẻ xấu còn lợi dụng những địa chỉ, những nguồn tài nguyên trong tài khoản chiếm dụng được để làm bậy, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chủ tài khoản.
Lợi dụng thực tế đó, nhiều kẻ xấu sau khi chiếm đoạt được tài khoản email, liền ra điều kiện đòi chuộc lại tài khoản đã mất. Thực trạng trên diễn ra không chỉ gây nhiễu loạn thông tin, mà nó còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội, trong đó, uy tín của các nhà mạng cũng bị sụt giảm.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng vẫn chưa thể có một biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng này.
Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc bộ phận an ninh mạng Cty BKAV - cho biết: "Hiện nay, các đối tượng lừa đảo, chiếm dụng tài khoản nói chung diễn ra rất phổ biến, tuy nhiên, vẫn chưa có chế tài để xử lý các đối tượng này. Thậm chí việc kiểm soát các giao dịch này cũng không dễ và chưa được thực hiện tại Việt Nam. Vì thế, khách hàng cần lưu ý không mở những file lạ, đường dẫn, bất kỳ ai đó yêu cầu chúng ta chuyển tiền đều phải xác định rõ người đó đang giao dịch thật với mình hay không, có khi là những tài khoản bị người khác lợi dụng".
Theo Dantri
Lừa bán thiên thạch 100 triệu USD cho đại gia Tuấn và đồng bọn phân công nhau làm đủ các chiêu, trò để đưa vị đại gia vào bẫy lừa mua bán thiên thạch trị giá 100 triệu USD. Ngày 27/7, Công an TP HCM tạm giữ hình sự 10 nghi can trong băng nhóm lừa đảo bán thiên thạch. Thái Văn Tuấn (36 tuổi, Giám đốc Công ty CP kim loại đá...