Nhóm khủng bố Philippines chặt đầu con tin Canada
Nhóm khủng bố khét tiếng ở Philippines, Abu Sayyaf, đã “thẳng tay” chặt đầu một con tin Canada khi không đòi được tiền chuộc.
Robert Hall (bên trái) đã bị nhóm Abu Sayyaf chặt đầu. John Ridsdel (bên phải) cũng đã thiệt mạng từ tháng 4
Một nguồn tin quân sự nói với trang tin Al Jazeera rằng con tin Robert Hall người Canada đã bị một nhóm vũ trang hoạt động tại miền nam Philippines hành quyết.
Nhóm Abu Sayyaf đã chặt đầu con tin người Canada trên một hòn đảo ở phía nam Philippines sau khi nhu cầu đòi tiền chuộc của chúng không được đáp ứng. Robert Hall được xác nhận đã chết hôm nay, ngày 13.6 bởi một nguồn tin giấu tên.
Cuối tháng 4, đầu của một con tin Canada khác, ông John Ridsdel, 68 tuổi, được tìm thấy trên đường phố đảo Samal ở miền nam Philippines.
2 con tin người Canada bị Abu Sayyaf bắt cóc cùng với 2 người Na Uy Kjartan Sekkingstad và Filipina Marites Flor. Abu Sayaaf đã yêu cầu tiền chuộc tự do cho họ.
Abu Sayyaf bắt cóc 2 người Canada, 2 người Na Uy và đòi tiền chuộc
Trước đó, cuối năm 2015, Abu Sayyaf đã chặt đầu một công dân Malaysia, Bernard Then trên đảo Jolo, miền nam Philippines ngày 17.11, sau 6 tháng bị giam cầm.
Video đang HOT
Abu Sayyaf bắt đầu nổi lên như là một nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan vào đầu những năm 1990 từ một phong trào nổi dậy, bị cho là đã khiến 120.000 người thiệt mạng ở miền Nam Philippines kể từ những năm 1970. Canada và nhiều nước phương tây coi Abu Sayyaf là một tổ chức khủng bố.
Abu Sayyaf, một tổ chức bị nhiều nước phương tây gọi là khủng bố
Các chiến binh của Abu Sayyaf thường di chuyển và hoạt động bằng thuyền ở khắp miền Philippines, tìm kiếm “con mồi” để bắt làm con tin hòng đòi tiền chuộc. Nhóm này cũng gây ra hàng loạt vụ bạo lực đẫm máu bao gồm đánh bom, ám sát, giết hại nhiều người.
Năm ngoái, giới lãnh đạo của nhóm này công khai thề trung thành với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Trong một video được đăng tải trên tài khoản Facebook ủng hộ Abu Sayyaf, các chiến binh tổ chức này tuyên bố “hết sức ủng hộ những người anh em IS của chúng ta”.
Theo Danviet
Chuyên gia: Máy bay Ai Cập chở 66 người rơi do khủng bố
Phân tích các điều kiện và hiện tượng liên quan đến chiếc máy bay Ai Cập bị rơi ở Địa Trung Hải ngày 19.5, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do tấn công khủng bố.
Chuyên gia cho rằng chiếc máy bay của hãng hàng không Ai Cập nhiều khả năng bị khủng bố tấn công
Nhiều giả thuyết đang được đưa ra để giải thích lý do chiếc máy bay của hãng hàng không Ai Cập rơi sáng ngày 19.5, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng tấn công khủng bố là giả thuyết khả thi nhất.
Chiếc máy bay cất cánh từ thủ đô Paris đến Cairo. Cả Pháp và Ai Cập đều là những mục tiêu hàng đầu của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS trong những tháng gần đây.
Tháng 10 năm ngoái, IS đã nhận trách nhiệm đánh bom máy bay A321 của Nga. Chiếc máy bay rơi ở sa mạc Sinai, Ai Cập, khiến 224 người thiệt mạng.
Các chuyên gia nói rằng khả năng máy bay gặp trục trặc kĩ thuật là rất ít.
Cả Pháp và Ai Cập đều là những mục tiêu hàng đầu của IS
"Một lỗi kỹ thuật lớn như nổ động cơ dường như không thể xảy ra", chuyên gia hàng không Gerard Feldzer nói, nhấn mạnh rằng chiếc máy bay chiếc máy bay mất tích là "khá mới", được đưa vào sử dụng năm 2003.
Ngoài ra, máy bay A320 được bán rất chạy vì có một hệ thống an toàn tuyệt vời. Số lượng A320 nhiều đến nỗi trên thế giới, cứ 30 giây có một chiếc A320 cất cánh hoặc hạ cánh, Feldzer nói.
"Đó là một chiếc máy bay hiện đại, sự việc xảy ra trong điều kiện cực kỳ ổn định. Không cần nghi ngờ chất lượng của máy bay trong vụ việc này", ông Jean-Paul Troadec, cựu giám đốc của Cục Điều tra và phân tích hàng không của Pháp nói.
Quầy làm thủ tục của Egypt Air tại sân bay Charles de Gaulle, Pháp
Các chuyên gia cũng nói rằng khả năng chiếc máy bay bị bắn hạ từ mặt đất là rất thấp.
Lúc mất liên lạc với đất liền, chiếc máy bay đang bay ở độ cao hơn 11.000m và biến mất khoảng 130 hải lý ngoài khơi đảo Karpathos của Hy Lạp. Điều này có nghĩa là máy bay không thuộc tầm bắn của một chiếc tên lửa được sử dụng bởi nhiều nhóm dân quân tại Trung Đông.
Khu vực xung quanh phía bắc Ai Cập, bao gồm cả bờ biển Israel và Gazan, là "một trong những khu vực được theo dõi nhất trên thế giới, bao gồm cả truyền hình vệ tinh. Rất khó để che giấu những thông tin này," ông nói thêm.
Nhiều khả năng máy bay rơi gần đảo Karpathos của Hy Lạp
Như vậy, nhiều khả năng đây là một cuộc tấn công khủng bố, vì không có một tín hiệu cầu cứu nào được gửi đi từ máy bay.
"Một vấn đề kỹ thuật, một vụ cháy, hoặc một trục trặc động cơ không gây ra một tai nạn tức thời và phi hành đoàn có thời gian để phản ứng," Troadec nói. "Trong trường hợp này, phi hành đoàn đã không nói bất cứ điều gì."
Nếu đây là một vụ đánh bom, câu hỏi là làm thế nào một thiết bị nổ được cho phép lên máy bay cất cánh từ sân bay đông đúc nhất của Pháp, Paris Charles de Gaulle, nơi an ninh đã được thắt chặt sau các cuộc tấn công năm ngoái ở thủ đô nước Pháp.
"Một quả bom trên máy bay ở sân bay của Pháp hay Ai Cập là điều có thể xảy ra, bởi rất khó để kiểm soát 100% sân bay, kể cả ở một sân bay giám sát chặt chẽ như Charles de Gaulle," Feldzer nói. "Điều đầu tiên cần làm là phục hồi các mảnh vỡ. Chúng sẽ cho biết dấu hiệu của một vụ nổ nếu có."
Người thân của các nạn nhân ở sân bay quốc tế Cairo, Ai Cập
Theo Danviet
Phiến quân hồi giáo chặt đầu con tin Canada Thủ tướng Canada lên án vụ phiến quân Hồi giáo Philippines hành quyết công dân nước này là "giết người máu lạnh". Hai con tin người Canada, John Ridsdel (phải) và Robert Hall. Ảnh: Global News John Ridsdel, 68 tuổi, làm việc trong ngành khai thác mỏ, cùng ba người khác bị nhóm phiến quân Abu Sayyaf bắt vào tháng 9/2015, khi đi...